Từ rất sớm, con người đã đúc rút ra những phương pháp nhận biết phương hướng khi đi dã ngoại như quan sát địa hình, địa vật, Mặt trời hay các vòng gỗ trên thân cây. Nhưng nếu chúng ta đi vào hôm trời mưa, đến một khu vực không quen thuộc đang ở giữa biển khơi mênh mông.v.v... hay những nơi không có các vật chuẩn để có thể nhận biết phương hướng v.v... thì làm gì để biết hướng đi đây?
Vì thế con người đã suy nghĩ và chế tạo ra một dụng cụ dùng để nhận biết phương hướng. Sách xưa kể lại rằng, thời Hoàng Đế (Trung Quốc) đã phát minh ra la bàn, nhưng việc xác định phương hướng của la bàn không dựa trên nguyên lý định vị của từ trường mà dựa trên phương pháp chuyển động của bánh răng xe.
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, cách đây hơn 2000 năm, loài người đã phát hiện ra từ trường và biết được khả năng hút sắt của nó. Ngoài ra, con người cũng biết rằng khi tìm được nam châm thì sẽ tìm được các mỏ sắt. Thời Chiến Quốc, con người đã biết nam châm có khả năng chỉ về hướng Nam và dùng nam châm tự nhiên để chế tạo một dụng cụ chỉ về hướng Nam gọi là Bàn chỉ nam. Căn cứ vào văn tự và các hiện vật khảo cổ, hiện nay loài người đã phục chế thành công Bàn chỉ nam theo các nguyên lý trước đây. Đó là một vật có hình dáng như chiếc thìa được chế tạo từ đá nam châm tự nhiên và được đặt trên chiếc bàn chỉ phương vị. Cho thìa chuyển động, khi chiếc th từ dừng lại, ta thấy cán thìa chỉ về hướng Nam.
Tuy nhiên, việc chế tạo Bàn chỉ nam từ đá nam châm tự nhiên là công việc vô cùng khó khăn, người ta bắt đầu nghĩ đến việc dùng nam châm nhân tạo để thay thế đá nam châm tự nhiên.
Vào thời Bắc Tống (khoảng thế kỷ 10), người Trung Quốc đã bắt đầu tìm ra cá chỉ nam. Phương pháp làm như sau: tán một tấm sắt thành hình dạng con cá, sau đó nung đỏ miếng sắt trên bếp lò, dùng kìm kẹp đầu cá, đuôi cá chỉ về hướng chính Bắc, tôi đuôi cá vào nước lạnh. Đây chính là công nghệ làm nhiễm từ sắt bằng cách tôi luyện và xử lý nhiệt từ trường. Như vậy là người ta đã biết chế tạo nam châm. Đưa miếng sắt hình con cá đã bị nhiễm từ lên mẩu gỗ và đặt trong 1 bát nước nhỏ, nó sẽ chỉ về hướng Nam. Về sau, người ta lại chế tạo ra chiếc que chỉ nam được đỡ bằng ổ trục.
Trong cuốn "Mộng khê bút đàm" viết năm 1086 thời Bắc Tống và nhiều bút tích trong sách cổ có ghi lại bốn cách dùng la bàn như sau:
1. Phương pháp xác định xoay móng tay: Đặt kim từ lên trên móng tay, cho nó dần chuyển động. Kim chỉ nam có thể tự xoay tròn trên chỗ móng tay nhẵn bóng.
2. Phương pháp xác định xoay miệng bát: đặt kim chỉ nam bên cạnh miệng bát trơn bóng đế nó tự động quay.
3. Phương pháp treo sợi dây: ở giữa kim chỉ nam bôi một ít sáp, treo lên một sợi dây mảnh, đưa sợi dây đó vào chỗ kín gió;
4. Phương pháp "nổi trên mặt nước": Đặt kim chỉ nam trong một chiếc bát có nước, hãy nghĩ cách để nó nổi lên mặt nước, đợi cho nước đứng im, kim chỉ nam sẽ chỉ về hướng Nam, Bắc.
Phát minh về nam châm đã tạo thuận lợi rất nhiều cho việc ch tạo la bàn. Sau thế kỷ 11, người ta đã bắt đầu biết sử dụng la bàn trong ngành hàng hải. Về sau, người ta lại phát minh ra dụng cụ kết hợp giữa kim chỉ nam và bàn chỉ hướng.
Trung Quốc không chỉ là quê hương của la bàn, mà còn là nước sớm nhất biết dùng phương pháp cảm ứng từ để chế tạo ra nam châm và sử dụng trong khi đi biển. Điều này có ý nghĩa quyết định tới lịch sử văn minh của nhân. loại. Vì vậy, người ta coi la bàn là một trong bốn phát minh quan trọng nhất của Trung Quốc.