Theo em, những câu thơ trong bài "Chặt gỗ đàn" nói lên điều gì về xã hội cổ đại Trung Quốc?

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

2. Văn học

Câu 1. Theo em, những câu thơ trong bài "Chặt gỗ đàn" nói lên điều gì về xã hội cổ đại Trung Quốc?

Câu 2. Thơ Đường ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam thời kì trung đại như thế nào? Em hãy cho ví dụ cụ thể. 

Câu trả lời:

Câu 1. Theo em, những câu thơ trong bài "Chặt gỗ đàn" phản ánh về về xã hội cổ đại Trung Quốc: Có người ở chốn này, dùng sức đốn, đẵn cây đàn sẽ dùng làm xe mà đi trên bộ. Nay lại để khúc cây đàn ấy bên bờ sông thì nước sông trong và gợn sóng mà cây gỗ không có dùng vào việc gì cả. Người ấy tuy muốn lấy sức mình làm để ăn mà không thể được vậy. Nhưng mà chí của người ấy thì tự cho là nếu không chịu cày cấy thì không thể có lúa, không đi săn bắn thì không thể được thú. Thế nên lòng cam chịu cùng quẫn thiếu đói mà không hối hận gì.

Câu 2.

  • Ảnh hưởng của thơ Đường đến thơ ca Việt Nam thời kì trung đại:
    • Về mặt ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu phân tích rằng, trong thời kì Bắc Thuộc người An Nam có thể nói chuyện bình thường với người Trung Quốc. Cho nên những hình thức về âm điệu đời Đường không có gì xa lạ trong đời sống của người dân ta.
    • Ta nhận thấy tiếng Việt đã lưu lại cách đọc chữ Hán đời Đường.
    • Cách đọc hán Việt của người Việt bắt nguồn hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường mà cụ thể là Đường âm dạy ở giao Châu vào giai đoạn bao gồm hai thế kỉ VIII, IX.
    •  Hơn nữa, thơ Đường luật lại được đưa vào hệ thống thi cử nước ta. Ở Việt Nam từ khoa thi Giáp Thìn (1304) đời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12, thơ Đường luật đã được đưa vào khoa cử. Từ đó trở đi, môn thi thơ Đường luật là môn thi luôn có trong phép thi các đời. Khi thơ Đường luật trở thành một môn thi bắt buộc thì việc làm thở Đường luật không chỉ là công việc sáng tác văn chương mà là việc học nghề, gắn liền với cơm áo và danh vọng.
  • Ví dụ cụ thể: ập thơ Nhật ký trong tù được viết bằng chữ Hán. Sinh ra trong một gia đình nhà nho, được học chữ Hán từ nhỏ lại tiếp thu nền văn hóa chịu ảnh hưởng của Hán học, Hồ Chí Minh rất thông thạo chữ Hán. Hơn nữa, khi viết Nhật ký trong tù, Người đang bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc nên việc sử dụng chữ Hán, một thứ chữ hàm súc về ý nghĩa để sáng tác thơ là điều dễ hiểu.

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com