Giải cánh diều SBT Toán 6 tập 2 bài 1: Phân số với tử và mẫu số là số nguyên

Giải chi tiết, cụ thể SBT bài 1: Phân số với tử và mẫu số là số nguyên sách bài tập Toán 6 tập 2 bộ cánh diều. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

Câu 1. Hãy biểu diễn bằng phần tô màu:

a) $\frac{3}{4}$ của hình vuông (hình 1)

b) $\frac{2}{3}$ của hình chữ nhật (hình 2)

Lời giải:

Học sinh tự tô màu

Câu 2. Phần tô màu trong Hình 3 biểu diễn phân số nào?

Lời giải:

Phần tô màu trong Hình 3 biểu diễn phân số $\frac{3}{8}$

Câu 3. Trong các cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số?

a) -$\frac{9,4}{11,5}$

b) $\frac{-8}{0}$

c) $\frac{7}{1}$

d) $\frac{n}{2}$ (n thuộc Z)

Lời giải:

Các cách viết cho ta phân số là: 

  • c) $\frac{7}{1}$
  • d) $\frac{n}{2}$ (n thuộc Z)

Câu 4. Trong các cặp phân số sau đây, cặp phân số nào bằng nhau? Vì sao?

$\frac{3}{7}$ và $\frac{6}{-14}$; 

$\frac{12}{-4}$ và $\frac{-9}{3}$; 

$\frac{-13}{9}$ và $\frac{13}{-9}$; 

-5 và $\frac{-10}{2}$; 

$\frac{2x}{6}$ và $\frac{x}{3}$ (x thuộc Z)

Lời giải:

Các cặp phân số bằng nhau là:

$\frac{12}{-4}$ và $\frac{-9}{3}$ do 12.3 = (-9).(-4)

$\frac{-13}{9}$ và $\frac{13}{-9}$ do (-13).(-9) = 13.9

-5 và $\frac{-10}{2}$ do (-5).(-2) = 10

$\frac{2x}{6}$ và $\frac{x}{3}$ (x thuộc Z) do 2x.3 = 6x

Câu 5. Viết mỗi phân số sau thành phân số bằng nó và có mẫu là số nguyên dương:

a) $\frac{-32}{-71}$

b) $\frac{14}{-17}$

c) $\frac{5}{-39}$

d) $\frac{-x}{-y}$ (x, y thuộc Z và y > 0)

Lời giải:

a) $\frac{-32}{-71}=\frac{32}{71}$

b) $\frac{14}{-17}=\frac{-14}{17}$

c) $\frac{5}{-39}=\frac{-5}{39}$

d) $\frac{-x}{-y}=\frac{x}{y}$ 

Câu 6. Tìm các số nguyên x và y, biết:

a) $\frac{4}{x}$ = $\frac{y}{21}$ = $\frac{28}{49}$

b) $\frac{x}{7}$ = $\frac{9}{y}$ và x > y

c) $\frac{x}{15}$ = $\frac{3}{y}$ và x < y < 0

d) $\frac{x}{y}$ = $\frac{21}{28}$

Lời giải:

a) $\frac{4}{x}$ = $\frac{y}{21}$ = $\frac{28}{49}$

Ta có:

$\frac{4}{x}$ = $\frac{28}{49}$ = $\frac{4}{7}$. Do đó x = 7

$\frac{y}{21}$ = $\frac{28}{49}$ = $\frac{4}{7}$ = $\frac{12}{21}$. Do đó y = 12

Vậy x = 7; y = 12

b) $\frac{x}{7}$ = $\frac{9}{y}$ nên x.y = 7.9 = 63. Mà x > y, ta có bảng giá trị của x; y

x63-19-7-321
y1-637-9-213

c) $\frac{x}{15}$ = $\frac{3}{y}$ nên x.y = 15.3 = 45. Mà x < y < 0 nên ta có bảng giá trị x; y.

x-45-15-9
y-1-3-5

d) $\frac{x}{y}$ = $\frac{21}{28}$ = $\frac{3}{4}$

Vậy có vô số cặp số x, y với x = 3k; y = 4k (k thuộc Z; k khác 0)

Câu 7. Rút gọn về phân số tối giản:

a) $\frac{-147}{252}$

b) $\frac{765}{900}$

c) $\frac{11.3 - 11.8}{17-6}$

d) $\frac{3^{5}.2^{4}}{8.3^{6}}$

e) $\frac{84.45}{49.54}$

Lời giải:

a) $\frac{-147}{252}$ = $\frac{-7}{12}$

b) $\frac{765}{900}$ = $\frac{17}{20}$

c) $\frac{11.3 - 11.8}{17-6}$ = $\frac{-5}{1}$

d) $\frac{3^{5}.2^{4}}{8.3^{6}}$ = $\frac{2}{3}$

e) $\frac{84.45}{49.54}$ = $\frac{10}{7}$

Câu 8. Giải thích tại sao các phân số sau đây bằng nhau:

a) $\frac{-630}{224}$ = $\frac{-45}{16}$

b) $\frac{352352}{-470470}$ = $\frac{-176}{235}$

c) $\frac{199...99}{999...95}$ = $\frac{1}{5}$ (biết rằng có 100 chữ số 9 ở tử số và 100 chữ số 9 ở mẫu số)

Lời giải:

Ta có:

a) $\frac{-630}{224}$ = $\frac{-630 : 14}{224 : 14}$ = $\frac{-45}{16}$

b) $\frac{352352}{-470470}$ = $\frac{352.1001}{-470.1001}$ = $\frac{352}{-470}$ = $\frac{352 : 2}{-470 : 2}$ = $\frac{-176}{235}$

c) Do 999...95 (100 chữ số 9) = 5.199...99 (100 chữ số 9) nên $\frac{199...99}{999...95}$ = $\frac{1}{5}$

Câu 9. Cho biểu thức A = $\frac{3}{n+2}$

a) Số nguyên n phải thỏa mãn điều kiện gì để A là phân số?

b) Tìm phân số A khi n = 0; n = 2; n = -7

c) Tìm số nguên n để A là một số nguyên

Lời giải:

a) Biểu thức A = $\frac{3}{n+2}$ là phân số khi n + 2 là số nguyên khác 0.

Vậy n là số nguyên và n khác -2

b) Ta có:

n = 0 thì A = $\frac{3}{0+2}$ = $\frac{3}{2}$

n = 2 thì A = $\frac{3}{2+2}$ = $\frac{3}{4}$

n = -7 thì A = $\frac{3}{-7+2}$ = $\frac{3}{-5}$

c) A là số nguyên khi n + 2 là ước của 3.

Ta xét bảng:

n+21-13-3
n-1 (thỏa mãn)-3 (thỏa mãn)1 (thỏa mãn)-5 (thỏa mãn)

Câu 10. Cho phân số A = $\frac{1+2+3+...+9}{11+12+13+...+19}$

a) Rút gọn A

b) Hãy xóa một số hạng ở tử và xóa một số hạng ở mẫu của phân số A để được phân số mới có giá trị vẫn bằng A

Lời giải:

a) A = $\frac{1+2+3+...+9}{11+12+13+...+19}$ = $\frac{45}{135}$ = $\frac{1}{3}$

b) Gọi số hạng cần xóa ở tử là m, số hạng cần xóa ở mẫu là n (0 < m < 10; 10 < n < 20)

Theo bài ta có:

$\frac{45-m}{135-n}$ = $\frac{1}{3}$ suy ra 3.(45 - m) = 135 - n

Hay 3m = n.

Vậy ta có thể chọn số hạng cần xóa như sau:

  • Xóa số 4 ở tử và xóa số 12 ở mẫu
  • Xóa số 5 ở tử và xóa số 15 ở mẫu
  • Xóa số 6 ở tử và xóa số 18 ở mẫu

Câu 11. a) Một mẫu Bắc Bộ bằng 3600m$^{2}$. Một mẫu Bắc Bộ bằng bao nhiêu phần của một héc-ta?

b) Một pao (pound) bằng 0,45 kg. Một pao bằng bao nhiêu phần của một ki-lô-gam?

c) Một vòi nước chảy vào bể không có nước trong 48 phút thì đầy bể. Nếu mở vòi vào bể không có nước trong 36 phút thì lượng nước chiếm bao nhiêu phần bể?

Lời giải:

a) Một mẫu Bắc Bộ bằng $\frac{3600}{10000}$ = $\frac{9}{25}$ của một héc-ta.

b) Một pao bằng $\frac{9}{20}$ của một ki-lô-gam

c) Lượng nước chiếm được $\frac{3}{4}$ bể

Câu 12. Cô giáo khuyên em điều gì?

Chọn số thích hợp cho ?. Sau đó, viết các chữ tương ứng với các số tìm được vào các ô ở bảng dưới cùng để biết lời khuyên của cô giáo.

Â. $\frac{-5}{9}=\frac{10}{?}$      L. $\frac{12}{-8}=\frac{?}{6}$        I. $\frac{?}{14}=\frac{-23}{7}$       Ở. $\frac{34}{12}=\frac{17}{?}$

N. $\frac{-24}{?}=\frac{6}{5}$        V. $\frac{15}{-7}=\frac{-15}{?}$        G. $\frac{-9}{12}=\frac{?}{36}$        H. $\frac{7}{15}=\frac{21}{?}$

A. $\frac{8}{13}=\frac{?}{39}$        M. $\frac{?}{11}=\frac{-22}{121}$        C. $\frac{-3}{17}=\frac{-15}{?}$        E. $\frac{-4}{9}=\frac{?}{-27}$

            
7-18-20-2796-46854524-212

Lời giải:

Â. $\frac{-5}{9}=\frac{10}{-18}$      L. $\frac{12}{-8}=\frac{-9}{6}$        I. $\frac{-46}{14}=\frac{-23}{7}$       Ở. $\frac{34}{12}=\frac{17}{6}$

N. $\frac{-24}{-20}=\frac{6}{5}$        V. $\frac{15}{-7}=\frac{-15}{7}$        G. $\frac{-9}{12}=\frac{-27}{36}$        H. $\frac{7}{15}=\frac{21}{45}$

A. $\frac{8}{13}=\frac{24}{39}$        M. $\frac{-2}{11}=\frac{-22}{121}$        C. $\frac{-3}{17}=\frac{-15}{85}$        E. $\frac{-4}{9}=\frac{12}{-27}$

 V Â NỜ  I H A MẸ 
7-18-20-2796-46854524-212

Câu 13. Cho phân số $\frac{-5}{9}$. Phải cộng thêm vào tử và mẫu cùng một số nào để được phân số mới có giá trị bằng phân số $\frac{2}{9}$?

Lời giải:

Số cần cộng thêm vào tử và mẫu là 9

Câu 14. Chứng tỏ rằng $\frac{14n + 3}{21n + 4}$ là phân số tối giản (n là số tự nhiên).

Lời giải:

Gọi d = ƯCLN(14n + 3, 21n + 4). Có (14n + 3) chia hết cho d và (21 + 4) chia hết cho d.

Từ đó suy ra 3.(14n + 3) - 2.(21n + 4) = 1 chia hết cho d.

Vậy d = 1 hay $\frac{14n + 3}{21n + 4}$ là phân số tối giản.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập toán lớp 6 tập 2 cánh diều, sách bài tập toán 6 tập 2 sách chân trời sáng tạo, giải SBT Toán 6 tập 2 sách cánh diều, bài 1: Phân số với tử và mẫu số là số nguyên sách bài tập Toán 6 tập 2 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải SBT Toán 6 tập 2 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com