Giải chi tiết chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 2 Một số chính sách và biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

Giải chuyên đề 1 bài 2 Một số chính sách và biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên sách chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học

Mở đầu

Phát triển kinh tế gây ra tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, đến lượt mình, môi trường tự nhiên trả lại con người những thảm hoạ như sóng thần, bão lũ, mưa đá, hạn hán, dịch bệnh,... Tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên đã dẫn đến những thách thức đối với sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia. Trước thực trạng môi trường tự nhiên hiện nay, mỗi quốc gia cần có các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

Em hãy cùng bạn chơi trò chơi tiếp sức để kể tên các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên mà em biết.

Trả lời:

Các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên mà em biết:

  • Trồng nhiều cây xanh.
  • Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên.
  • Sử dụng năng lượng sạch.
  • Tiết kiệm điện.
  • .....

Khám phá

1. Một số chính sách nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Đọc thông tin 1, thông tin 2, thông tin 3 trong sách chuyên đề môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật trang 18, 19, 20.

Câu hỏi 1: Từ những thông tin trên, em hãy nêu các chính sách và kết quả thực hiện chính sách đó trong việc khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

Trả lời:

* Các chính sách:

- Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Quản lí tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu được chú trọng, bước đầu đạt kết quả tích cực. Kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động khai thác tài nguyên, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô. Công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát về môi trường được tăng cường, xử lí nghiêm theo pháp luật một số vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chú trọng chất lượng môi trường sống, cơ bản bảo đảm cung cấp nước sạch, dịch vụ y tế, dịch vụ vệ sinh môi trường cho người dân, đặc biệt là ở các đô thị, khu công nghiệp, khu vực nông thôn.

- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hoá bảo vệ môi trường.

3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kĩ thuật bảo vệ môi trường.

4. Ưu tiên xử lí ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

5. Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chỉ riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỉ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.

6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lí ô nhiễm, tái chế, xử lí chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kĩ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

- Chính sách thuế bảo vệ môi trường được coi là công cụ hữu hiệu để tác động đến hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng, qua đó định hướng hành vi theo hướng thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững.

* Kết quả:

Các chính sách đưa ra khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

Câu hỏi 2: Em hãy kể tên những chính sách khác nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên mà em biết.

Trả lời:

Tại Luật bảo vệ môi trường năm 2005, hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái; phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. 

2. Một số biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Hình 1

Thông tin ghi trong sách chuyên đề môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật trang 21.

Câu hỏi 1: Từ hình ảnh và thông tin trên, em hãy kể tên các biện pháp và kết quả thực hiện các biện pháp đó trong việc khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

Trả lời:

* Các giải pháp:

  • Đầu tư vào sản xuất năng lượng có hiệu quả cao
  • Cải thiện hoạt động quản lí chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải đô thị.
  • Xây dựng các thành phố xanh và nhỏ gọn hơn với các tòa nhà có hiệu suất năng lượng cao.
  • Giảm chất thải nông nghiệp, đốt và cháy rừng, các hoạt động nông lâm nghiệp.
  • Cung cấp khả năng tiếp cận với các nguồn năng lượng và công nghệ sạch với giá cả hợp lí cho hoạt động nấu nướng, sưởi ấm và thắp sáng.
  • Xây dựng các hệ thống giao thông công cộng an toàn với giá cả hợp lí, các hệ thống thân thiện với người đi bộ và xe đạp.
  • Thực hiện các phong trào hạn chế rác thải nhựa.

* Kết quả:

  • Nhận thức của người dân, cộng đồng và doanh nghiệp đã được nâng cao hơn, bước đầu có giải pháp, sản phẩm thay thế cho túi ni-lông khó phân hủy và nhựa sử dụng một lần. 
  • Các doanh nghiệp hưởng ứng chống rác thải nhựa bằng những hành động cụ thể, từ đó giảm thiểu được hàng tấn ni-lông ra môi trường.
  • Người tiêu dùng dần thay thế việc sử dụng túi ni-lông bằng các chất liệu có lợi với môi trường.

Câu hỏi 2: Em hãy kể tên những biện pháp khác nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên mà em biết.

Trả lời:

Những biện pháp khác nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên mà em biết: 

  • Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp, nông nghiệp. 
  • Sử dụng các giải pháp xử lý nước ô nhiễm từ các khu công nghiệp.

Luyện tập và Vận dụng

Câu hỏi 1: Em hãy đánh giá ý nghĩa của mỗi chính sách, biện pháp dưới đây đối với việc khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

A. Nhà nước ban hành các chính sách bảo vệ môi trường, nỗ lực giảm thiểu tác động môi trường từ các hoạt động sản xuất nhằm ngăn ngừa ô nhiễm.

B. Chính phủ ban hành các quy định việc xử lí vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường.

C. Các nhà trường tổ chức phong trào học sinh nói không với rác thải nhựa và áp dụng biện pháp xây dựng trường học thân thiện với môi trường.

D. Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh X đầu tư máy móc, công nghệ để xử lí chất thải theo đúng tiêu chuẩn.

Trả lời:

A. Nhà nước ban hành các chính sách bảo vệ môi trường, nỗ lực giảm thiểu tác động môi trường từ các hoạt động sản xuất nhằm ngăn ngừa ô nhiễm.

Câu hỏi 2: Em hãy bình luận ý kiến sau: Biện pháp giáo dục đóng vai trò quan trọng nhằm hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

Trả lời:

Gợi ý:

Ý kiến "Biện pháp giáo dục đóng vai trò quan trọng nhằm hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên." là đúng. Môi trường bị ô nhiễm đều xuất phát từ con người. Vì vậy muốn bảo bảo vệ môi trường, con người phải không ngừng nỗ lực cải thiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức để nhận ra tác hại từ những hành động tưởng chừng như nhỏ bé của mình đối với môi trường. Chính vì vậy mà biện pháp giáo dục là rất quan trọng. Giáo dục về môi trường: nhằm trang bị cho người học những kiến thức và hiểu biết thiết yếu về khoa học môi trường trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội, văn hóa, và kinh tế. Cách tiếp cận này giúp cho người học có thông tin đầy đủ và đưa ra được những quyết định hợp lý về cách ứng xử với môi trường.

Câu hỏi 3: Với vai trò là người tiêu dùng, em hãy liệt kê các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động tiêu dùng đến môi trường tự nhiên.

Trả lời:

Các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động tiêu dùng đến môi trường tự nhiên:

  • Sử dụng các túi giấy, hoặc túi vải khi mua hàng.
  • Phân loại rác thải sinh hoạt.
  • Sử dụng các vật liệu có thể tái chế
  • Hạn chế mua quá nhiều quần áo mới không cần thiết.

Câu hỏi 4: Em hãy cùng bạn thực hiện bài tập nghiên cứu về trường hợp cuộc sống của con người bị ảnh hưởng xấu do tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên theo các nội dung dưới đây:

Đọc yêu cầu trong sách chuyên đề môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật trang 22, 23.

Trả lời:

Gợi ý:

1. Xác định chủ đề nghiên cứu:

Đề tài: Ảnh hưởng xấu của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên tới cuộc sống con người.

2. Xây dựng kế hoạch nghiên 

- Xác định các mục tiêu cần đạt được:  Xác định những tác động tiêu cực của việc phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đó tới cuộc sống của con người.

- Thời gian dự kiến: 1-2 tuần

- Xác định phương pháp tiến hành:

  • Phương pháp khai thác thông tin: phỏng vấn sâu, đi khảo sát thực tế...
  • Phương pháp xử lí thông tin: thống kê...

3. Thực hiện nghiên cứu

4. Báo cáo kết quả nghiên cứu.

Từ kết quả thu thu được qua quá trinh nghiên cứu, viết báo cáo.

Câu hỏi 5: Em hãy viết bài luận để đánh giá một biện pháp, chính sách nhằm khắc phục hoặc hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

Trả lời:

Gợi ý:

Học sinh làm theo gợi ý nội dung sau: 

- Giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường: Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát thải ít các bon. 

A. Mở đầu:

B. Nội dung:

1 Cơ sở lý luận:

1.1. Quan niệm về tái cơ cấu kinh tế
1.2. Yêu cầu đặt ra với tái cơ cấu kinh tế
1.3. Mục tiêu

2 Lợi ích và hạn chế của phương pháp

2.1. Lợi ích

  • Giảm thiểu tác động tiêu cực của sản xuất kinh tế với môi trường
  • Phát triển kinh tế
  • ....

2.2. Hạn chế 

  • Khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu
  • ...

3. Kết quả và giải pháp

3.1. Kết quả

3.2. Giải pháp

  • Đưa ra lộ trình để chuyển nền kinh tế sang tăng trưởng cac-bon thấp, phát triển kinh tế tuần hoàn, tính đến phí tổn môi trường trong đầu tư phát triển.

C. Kết luận

  • Nhắc lại ý chính của toàn bài
  • Tóm tắt những luận điểm
Tìm kiếm google: giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều, giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 sách mới, giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cd, giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều chuyên đề 1, giải chuyên đề 1 bài 2 Một số chính sách và biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com