Hoạt động: Cho sơ đồ như trên Hình 2.28, ở đó A, B, C, D, E, F là các địa điểm nối với nhau bởi các con đường với độ dài của mỗi con đường được cho như trên hình.
a) Hãy chỉ ra hai đường đi từ A đến F và so sánh độ dài của hai đường đi đó.
b) Với mỗi đỉnh V của sơ đồ trên Hình 2.28, ta gắn số I(V) là khoảng cách ngắn nhất để đi từ A đến V và gọi là nhãn vĩnh viễn của đỉnh V. Như vậy, ta có ngay I(A) = 0. Dựa vào Hình 2.28, hãy tìm các nhãn vĩnh viễn I(B), I(C) của hai đỉnh kề với A là B, C.
Hướng dẫn trả lời:
a) Hai đường đi từ A đến F là: ABDF và ACEF.
Độ dài đường đi ABDF là 3 + 7 + 9 = 19; độ dài đường đi ACEF là 1 + 5 + 8 = 14. Suy ra: độ dài ABDF lớn hơn độ dài ACEF.
b) I(B) = 3; I(C) = 1.
Luyện tập: Giải bài toán người đưa thư đối với đồ thị có trọng số trên Hình 2.32.
Hướng dẫn trả lời:
Đồ thị chỉ có 2 đỉnh bậc lẻ là A và D nên ta có thể tìm được một đường đi Euler từ đến D.
Một đường đi Euler từ A đến D là AEFABEDBCD và tổng độ dài của nó là: 7 + 9 + 10 + 2 + 8 + 16 + 15 + 3 + 4 = 74.
Để quay trở lại điểm xuất phát và có đường đi ngắn nhất, ta cần tìm một đường đi ngắn nhất từ D đến A theo thuật toán đã mô tả ở Mục 1.
Đường đi ngắn nhất từ D đến A là DCBA và có độ dài là 4 + 3 + 2 = 9.
Vậy chu trình cần tìm là AEFABEDBCDCBA và có độ dài là 74 + 9 = 83.
2.15. Tìm đường đi ngắn nhất từ A đến D trong đồ thị có trọng số trên Hình 2.33.
Hướng dẫn trả lời:
Ta có bảng sau:
A | B | C | E | F | D |
(0, A) | ( ∞,-) | (∞,-) | (∞,-) | (∞,-) | (∞,-) |
- | (4, A) | - | - | (3, A)* | (20, A) |
- | (4, A)* | (8, F) | (18, F) | - | - |
- | - | (8, F)* | (13, B) | - | - |
- | - | - | (10, C)* | - | (18, C) |
- | - | - | - | - | (17, E) |
(0, A) | (4, A) | (8, F) | (10, C) | (3, A) | (17, E) |
Đường đi ngắn nhất từ A đến D là AFCED với độ dài 17.
2.16. Tìm đường đi ngắn nhất từ đỉnh S đến mỗi đỉnh khác của đồ thị có trọng số trên Hình 2.34.
Hướng dẫn trả lời:
S | A | B | C | D | E | F |
(0,S) | (∞ ,-) | (∞,-) | (∞,-) | (∞,-) | (∞,-) | (∞,-) |
- | (2, S) | (1, S)* | (7, S) | - | - | - |
- | (2, S)* | - | (6, B) | (13, B) | (16, B) | (10, B) |
- | - | - | - | (7, A)* | (10, A) | - |
- | - | - | - | - | (9, D)* | - |
- | - | - | - | - | - | (15, E) |
(0, S) | (2, S) | (1, S) |
| (7, A) | (9, D) | (15, E) |
Đường đi ngắn nhất từ đỉnh S đến đỉnh F: SADEF, có độ dài 15.
Đường đi ngắn nhất từ đỉnh S đến đỉnh A: SA, có độ dài 2.
Đường đi ngắn nhất từ đỉnh S đến đỉnh B: SB, có độ dài 1.
Đường đi ngắn nhất từ đỉnh S đến đỉnh C: SBC, có độ dài 6.
Đường đi ngắn nhất từ đỉnh S đến đỉnh D: SAD, có độ dài 7.
Đường đi ngắn nhất từ đỉnh S đến đỉnh E: SADE, có độ dài 9.
2.17. Giải bài toán người đưa thư đối với đồ thị có trọng số trên Hình 2.35.
Hướng dẫn trả lời:
Vì đồ thị liên thông và các đỉnh đều có bậc chẵn (đỉnh A, F bậc 2, đỉnh B, C, D, E bậc 4) nên đồ thị có chu trình Euler.
Một chu trình Euler xuất phát từ đỉnh A là ABDFEDCEBCA và độ dài là 51.
2.18. Giải bài toán người đưa thư đối với đồ thị có trọng số trên Hình 2.36.
Hướng dẫn trả lời:
Đồ thị chỉ có hai đỉnh bậc lẻ là C và E nên ta có thể tìm được một đường đi Euler từ C đến E (đường đi này đi qua mỗi cạnh đúng một lần).
Một đường đi Euler từ C đến E là CABDEBCE và tổng độ dài của nó là: 2 + 1 + 3 + 6 + 5 + 4 + 10 = 31.
Để quay trở lại điểm xuất phát và có đường đi ngắn nhất, ta cần tìm một đường đi ngắn nhất từ E đến C theo thuật toán đã mô tả ở Mục 1.
Đường đi ngắn nhất từ E đến C là EBAC và có độ dài là 5 + 1 + 2 = 8.
Vậy một chu trình cần tìm là CABDEBCEBAC và có độ dài là 31 + 8 = 39