Hướng dẫn giải chi tiết bài 1: Người có công với quê hương đất nước bộ sách mới Đạo đức 5 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Nghe/hát bài hát Kim Đồng (nhạc và lời: Phong Nhã) và thực hiện yêu cầu:
- Em biết gì về nhân vật trong bài hát
- Nêu cảm nhận của em khi nghe bài hát này.
Bài làm chi tiết:
Trong bài hát, nhân vật huyền thoại được ca ngợi là anh Kim Đồng, người đã cùng đồng đội tham gia nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một trận đụng độ, khi phát hiện quân Pháp đang tiếp cận cán bộ, Kim Đồng đã đưa bộ đội về căn cứ an toàn bằng cách đánh lạc hướng quân địch. Trên đường chạy trốn, anh bị quân Pháp truy đuổi và bắn trúng, ngã xuống bên bờ suối Lê Nin ở Cao Bằng ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi chỉ mới 14 tuổi. Nghe câu chuyện này, người nghe không thể không cảm thấy xúc động và biết ơn về sự hy sinh anh dũng của anh Kim Đồng vì Tổ quốc thân yêu.
1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
- Nêu đóng góp của các nhân vật trong tranh với quê hương, đất nước.
- Kể thêm tên và đóng góp của người có công với quê hương, đất nước
Bài làm chi tiết:
a, Sự đóng góp to lớn của các nhân vật trong tranh đối với quê hương, đất nước:
- Tranh 1: Hai Bà Trưng được biết đến là những người lãnh đạo dẫn đầu cuộc khởi nghĩa của nhân dân, mục tiêu của họ là chiến thắng để giành lại độc lập cho dân tộc sau hàng thế kỷ bị nô lệ. Họ cũng đã khởi xướng việc xây dựng một chính quyền tự chủ, độc lập và thực hiện chính sách xá thuế hợp lý cho nhân dân trong vòng 2 năm.
- Tranh 2: Lý Thái Tổ, trong thời gian trị vì kéo dài gần 20 năm từ năm 1009 đến năm 1028, đã có những cống hiến lớn cho nhà Lý trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, quân sự. Ông đã góp phần củng cố thêm độc lập và tự chủ của dân tộc, một trong những đóng góp lịch sử quan trọng nhất của ông là việc dời đô từ trung tâm Hoa Lư tới Thăng Long, điều này đã đánh dấu một bước quan trọng trong sự phát triển của nhà nước phong kiến và mở ra một giai đoạn lịch sử mới, ảnh hưởng quyết định tới tương lai của dân tộc.
- Tranh 3: Trần Quốc Toản đã trực tiếp chỉ huy đội quân hơn 1000 người, đồng lòng chiến đấu cùng quân chủ lực của triều đình, góp phần vào những chiến thắng lịch sử tại Hàm Tử, Tây Kết, và Chương Dương. Đối thủ Mông - Nguyên buộc phải rút khỏi Thăng Long và chạy về Kinh Bắc để trốn thoát.
- Tranh 4: Võ Thị Sáu, gia nhập cuộc cách mạng từ khi mới 14 tuổi, không mất nhiều thời gian để trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng với lòng gan dạ và quyết tâm bất khuất khi tham gia vào đội công an xung phong ở Đất Đỏ. Vào năm 1950, trong một trận đánh tiêu diệt một nhóm địch ở gần chợ quê, chị Sáu đã bị bắt giữ. Một năm dài trong tù Chí Hào, chị phải chịu đựng những đòn roi và những cuộc tra hỏi khắc nghiệt. Dù gặp nhiều khó khăn, chị Võ Thị Sáu vẫn kiên cường, không bỏ cuộc và không chịu khuất phục trước áp lực từ phía kẻ thù.
- Tranh 5: Trần Đại Nghĩa, một anh hùng lao động, giáo sư và viện sĩ với tầm vóc và lòng kiên định, là một trong những học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã có đóng góp vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nền quân giới, chế tạo vũ khí, và đặc biệt quan trọng trong sự thành công của cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc.
- Tranh 6: Tôn Thất Tùng, người đầu tiên thành công trong việc nghiên cứu phương pháp "cắt gan có kế hoạch" (hay còn gọi là "phương pháp cắt gan khô" hoặc "phương pháp Tôn Thất Tùng"), đã dành suốt cuộc đời của mình cho công việc y khoa và không ngừng hướng tới viện trợ cho các bệnh nhân và các đồng nghiệp trong ngành. Ông luôn làm việc hết mình mà không biết mệt mỏi cho đến phút cuối cuộc đời.
b, Một số cá nhân đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước:
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp: đã có công lớn trong việc xây dựng đội quân mạnh mẽ, đồng thời đồng lòng với toàn dân để đánh bại hai đế quốc xâm lược là Pháp và Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng có đóng góp quan trọng vào việc hình thành và phát triển học thuyết quân sự, đặc biệt là chiến lược chiến tranh nhân dân độc đáo của Việt Nam thời kỳ Hồ Chí Minh.
- Nhạc sĩ Văn Cao: là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam, tác giả của Tiến Quân Ca - Quốc Ca của Việt Nam và cũng là một trong những người có ảnh hưởng lớn đối với nền âm nhạc Việt Nam. Ông cũng là một chiến sĩ cách mạng, họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm mang giá trị lịch sử.
2. Đọc câu chuyện “MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG” và trả lời câu hỏi:
- Mẹ Thứ đã có những đóng góp gì cho quê hương, đất nước?
- Theo em, vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?
Bài giải chi tiết:
- Mẹ Thứ đã có những đóng góp quan trọng với đất nước: Mẹ đã đào hầm để nuôi giấu các chiến sĩ cách mạng, thức canh các cuộc họp quan trọng của cán bộ chiến sĩ. Cả chồng, 9 con ruột, 1 con rể và 2 cháu ngoại của Mẹ Thứ là những liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc.
- Chúng ta cần biết ơn những người có công với đất nước vì họ đã có những đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực, giúp đất nước phát triển và hoà bình, tạo điều kiện cho cuộc sống tốt đẹp của chúng ta ngày nay.
Câu 1: Nhận xét các ý kiến sau
- Ý kiến 1: Chỉ có người đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước mới là người có công.
- Ý kiến 2: Người có đóng góp trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống xã hội đều là người có công.
- Ý kiến 3: Những người dùng quyền hành để tham ô không phải là người có công với quê hương, đất nước.
- Ý kiến 4: Biết ơn người có công với quê hương, đất nước vì họ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
Bài làm chi tiết:
- Ý kiến 1: Ý kiến chưa đúng. Mặc dù người có đóng góp lớn thường được công nhận, nhưng cũng cần xem xét rằng mỗi người đều có thể có công nhỏ nhưng quan trọng đối với quê hương, đất nước.
- Ý kiến 2: Điều này đúng khi nhấn mạnh sự đa dạng và tầm quan trọng của các đóng góp trong xã hội. Mỗi người có thể góp công mình theo cách riêng và đều có giá trị.
- Ý kiến 3: Phê phán việc sử dụng quyền hành để tham ô là đúng và cần thiết, vì những hành vi như vậy gây hại cho xã hội và không đem lại lợi ích cho quê hương, đất nước.
- Ý kiến 4: Đây là quan điểm quan trọng, việc biết ơn và tôn trọng những người đã có công với quê hương và xã hội là cần thiết, bởi họ giúp tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn. Điều này thể hiện lòng biết ơn và trân trọng đối với những người đã đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào sau đây?
Bài làm chi tiết:
- Bức tranh 1: Em đồng ý với quan điểm rằng việc trân trọng các đóng góp từ các nhà khoa học là cần thiết. Các sáng kiến và phát minh của họ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống của con người.
- Bức tranh 2: Em đồng tình với quan điểm trên. Dù có thể là các dân tộc thiểu số, nhưng không thể phủ nhận ảnh hưởng lớn lao mà họ đã đóng góp cho sự phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Anh hùng Núp của dân tộc Ba Na là một minh chứng điển hình.
- Bức tranh 3: Em đồng tình với quan điểm tự hào về những giáo viên xuất sắc. Các nhà giáo có một vai trò quan trọng trong việc dạy dỗ, phát triển mầm non cho đất nước.
- Bức tranh 4: Em không đồng ý với quan điểm rằng nghệ nhân không đóng góp gì. Họ cũng có sự đóng góp lớn trong lĩnh vực văn hóa.
Câu 3: Xử lí tình huống:
Tình huống 1: Cụ nội của Na được truy tặng Huân chương Kháng chiến. Na định kể về cụ trong bài viết “Kể về người có công với quê hương em”. Khi Na chia sẻ điều này với Cốm, Cốm nói: “Cụ không được nhiều người biết, bạn bên chọn một anh hùng nổi tiếng”,
- Em có đồng ý với Cốm không?
- Nếu là Na, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Hôm nay, Bin và em trai được bố dẫn đi khám sức khỏe tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Em Bin hỏi bố: “Phạm Ngọc Thạch là ai ạ? Tại sao lại lấy tên ông đặt cho bệnh viện ạ?” Bố quay sang nhìn Bin: “Con giải thích cho em được không?”.
Nếu là Bin, em sẽ nói gì?
Bài làm chi tiết:
- Tình huống 1: Em không đồng ý với quan điểm của Cốm. Nếu là Na, Na có thể tự tin và tự hào khi trả lời Cốm về cụ nội của mình. Na có thể nói rằng việc trao Huân chương Kháng chiến cho cụ nội là một bằng chứng rõ ràng về đóng góp và công lao của cụ trong cuộc kháng chiến. Không cần phải là một anh hùng nổi tiếng, cụ nội đã có những cống hiến đối với quê hương và đất nước, và Na muốn chia sẻ về câu chuyện đáng tự hào đó.
- Tình huống 2: Bin có thể kể về bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, một nhà khoa học y khoa Việt Nam, giáo sư, tiến sĩ khoa học, và nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông đã được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1997 để tôn vinh những đóng góp của ông trong lĩnh vực khoa học.
Câu 1: Lập danh sách và chia sẻ với bạn về những đóng góp của các nhân vật có công với quê hương, đất nước tại địa phương em?
Bài làm chi tiết:
Thái Bình - quê hương em có rất nhiều anh hùng có công với quê hương, đất nước. Có thể kể đến như:
- Đại tướng Hoàng Văn Thái, Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông tên thật là Hoàng Văn Xiêm, sinh ngày 1/5/1915 tại làng An Khang, tổng Đại Hoàng (nay là xã Tây An, huyện Tiền Hải). ả cuộc đời gắn bó với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Hoàng Văn Thái tham gia chỉ huy 15 chiến dịch lớn, trở thành một nhà chỉ huy quân sự xuất sắc; là người tổ chức, chỉ huy đầu tiên của Bộ Tổng tham mưu - cơ quan chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam... Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá về Đại tướng Hoàng Văn Thái: “Là vị tướng trận mạc, sống nhân hậu, tình nghĩa, được quân đội ta và nhân dân ta mến phục”
- Thượng tướng Đào Đình Luyện tên thật là Đào Mạnh Hùng, sinh ngày 5/11/1929 tại xã Quỳnh Hội (Quỳnh Phụ). Ông nhập ngũ năm 1945 và bắt đầu chiến đấu ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng trên cương vị Trung đội trưởng thuộc Trung đoàn 44 (Liên khu 3). Sau đó, đơn vị của ông được Bộ điều lên Chiến khu Việt Bắc trong đội hình của Trung đoàn 141, Đại đoàn 312 để bảo vệ trung ương. Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, ông cùng đơn vị tham dự hầu hết các chiến dịch. Đặc biệt, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312 của ông đã vinh dự được đánh trận mở màn chiến dịch, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Him Lam. Ngày đó, ông là cán bộ chỉ huy Trung đoàn.
- Trung tướng Phạm Tuân là người đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay vào vũ trụ năm 1980. Trước đó, năm 1977 Phạm Tuân được cử sang Liên Xô học tại Học viện Không quân Gagarin. Năm 1979, khi chọn phi công vũ trụ, phía Liên Xô kiểm tra tất cả phi công và kỹ sư Việt Nam nhưng chỉ chọn được 3 người vì phải vượt qua các bài kiểm tra thể lực khó khăn. Và cái tên Phạm Tuân đã đi vào lịch sử khi ông bắn rơi một máy bay B-52 của Mỹ, trở thành người đầu tiên bắn hạ được loại máy bay này từ trên không và trở về an toàn.
Câu 2: Sưu tầm bài hát, bài thơ về người có công với quê hương, đất nước.
Bài làm chi tiết:
Học sinh có thể tham khảo bài thơ sau:
Bài thơ: Biết ơn chị Võ Thị Sáu (Tác giả: Nguyễn Đức Toàn)
Mùa hoa Lê-ki-ma nở
Ở quê ta miền Đất đỏ
Sông núi đất nước ơn người anh hùng
Đã chết cho mùa hoa Lê-ki-ma nở
Ở quê ta miền Đất đỏ
Sông núi đất nước ơn người anh hùng
Đã chết cho đời sau
Người thiếu nữ ấy như mùa xuân
Chị đã dâng cả cuộc đời
Để chiến đấu với bao niềm tin
Dù chết vẫn không lùi bước
Chị Sáu đã hy sinh rồi
Giọng hát vẫn như còn vang dội
Vào trái tim những người đang sống
Giục đi lên không bao giờ lùi!
Dù hoa Lê-ki-ma nở
Mồ xanh vẫn còn nức nở
Khi đất nước vẫn chia làm hai miền
Đêm đến bao giờ sáng
Cho hoa kia nở
Mùa xuân lan tràn xứ sở
Tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu
Người nữ anh hùng
Giải chi tiết Đạo đức 5 CTST. giải Đạo đức 5 chân trời sáng tạo bài 1: Người có công với quê hương mới , Giải bài 1: Người có công với quê hương Đạo đức 5 Chân trời