Giải chi tiết HĐTN 4 Kết nối mới chủ đề 6 tuần 21

Giải chủ đề Phòng tránh bị xâm hại tuần 21 sách Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

SINH HOẠT DƯỚI CỜ: KHỎE THỂ CHẤT - MẠNH TINH THẦN

-Đồng diễn thể dục và võ thuật theo khối lớp

-Hưởng ứng phong trào rèn luyện sức khỏe để tự bảo vệ bản thân

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: HÀNH VI XÂM HẠI TRẺ EM

1. Nhận biết hành vi xâm hại trẻ em

Câu hỏi: Quan sát hình ảnh và mô tả sự việc được thể hiện trong tranh

 Nhận biết hành vi xâm hại trẻ em

- Lựa chọn cụm từ chỉ hành vi làm tổn thương trẻ em cho phù hợp với từng hình ảnh

  • Đánh đập
  • Lạm dụng sức lao động
  • Bỏ rơi, bỏ mặc
  • Đụng chạm cơ thể ở vùng mặc đồ bơi
  • Lăng mạ, xúc phạm

- Chia sẻ về những hành vi xâm hại trẻ em mà em biết

Hướng dẫn trả lời:

  • Hình 1: Đánh đập
  • Hình 2: Lăng mạ, xúc phạm
  • Hình 3: Lạm dụng sức lao động
  • Hình 4: Đụng chạm cơ thể ở những cùng mặc đồ bơi
  • Hình 5: Bỏ rơi, bỏ mặc
  • Hình 6: Đụng chạm cơ thể ở những cùng mặc đồ bơi

Các hành vi xâm hại trẻ em mà em biết như:

  • Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
  • Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
  • Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
  • Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
  • Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
  • Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
  • Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em….

2. Tìm hiểu hành vi xâm hại trẻ em

Câu hỏi: Xác định những hành vi thể hiện trên sáu hình ảnh ở hoạt động 1 thuộc hình thức xâm hại nào:

  • Xâm hại thân thể
  • Xâm hại tinh thần
  • Xâm hại tình dục

- Nêu suy nghĩ của em về hậu quả của những hành vi đó đối với trẻ em

- Chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp

Hướng dẫn trả lời:

  • Xâm hại thân thể: hình 1, hình 3, hình 4, hình 6
  • Xâm hại tinh thần: hình 2, hình 5
  • Xâm hại tình dục: hình 4, hình 6

Hậu quả của những hành vi xâm hại đó là: Hệ quả của xâm hại trẻ em luôn rất nặng nề, dai dẳng; đặc biệt là xâm hại tình dục gây tổn thương nặng nề đến thể chất, tinh thần và hành vi của trẻ, thậm chí làm trẻ bị tử vong hoặc khiến trẻ bị trầm cảm, tự tử, hoặc tự gây tổn thương cho bản thân. Đây sẽ là nỗi ám ảnh dai dẳng trong suốt cuộc đời và còn có thể là nguyên nhân khi các nạn nhân lại trở thành hung thủ gây ra các vụ bạo hành hay xâm hại sau này đối với người khác.

Về thể chất: Những trẻ em bị xâm hại không chỉ mang những vết sẹo, những di chứng trên cơ thể suốt đời, nhiều em còn chịu sự tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này, thậm chí lây các bệnh qua đường tình dục, mang thai… Hậu quả thường thấy nhất về mặt thể chất của trẻ là tình trạng chậm phát triển như trong khả năng vận động, năng lực xã hội, khả năng nhận thức, thể hiện ngôn ngữ…
Về hành vi: Trẻ có thể trở nên quá lệ thuộc, thụ động, tránh né mọi khả năng phải đối đầu, hoàn toàn phục tùng lời của người khác hoặc trẻ trở nên tiêu cực, hiếu chiến và vô cùng nghịch ngợm, phá phách; không yêu thương bản thân, có thể tự làm đau mình… khả năng tập trung kém, tự ti, hạ thấp giá trị bản thân làm cho trẻ khó có thể học tập, hoàn thiện bản thân mình.
Về tâm lý: Trẻ bị hoảng loạn tinh thần, không tin tưởng vào người khác và môi trường xung quanh. Trẻ thường buồn rầu, chán nản và tự đổ lỗi, không còn yêu thương quý trọng bản thân, thậm chí có nạn nhân còn tự tử để chấm dứt những đau đớn phải chịu.
Hậu quả của xâm hại trẻ em ở mỗi nạn nhân là khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, thời gian và mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm hại; sự quan tâm, chăm sóc đúng cách của gia đình và xã hội và khả năng chịu đựng, hồi phục của mỗi trẻ.

Câu hỏi: Thảo luận cùng người thân về các tình huống trẻ em có nguy cơ bị xâm hại.

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ: 

  • Đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.
  • Ở phòng kín với người lạ.
  • Nhận tiền quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không có lí do,..

SINH HOẠT LỚP: NHẬN DIỆN NGUY CƠ XÂM HẠI TRẺ EM

1. Nêu những tình huống có nguy cơ bị xâm hại và cách xử lí

Câu hỏi:

- Chia sẻ những tình huống có nguy cơ bị xâm hại mà em biết

- Thảo luận về cách xử lí trong từng tình huống

+ Xác định mức độ gây nguy hiểm

+ Đưa ra cách xử lí phù hợp với từng mức độ nguy hiểm

Hướng dẫn trả lời:

Các tình huống: 

  • Đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ: Mức độ nguy hiểm cao có thể dẫn đến xâm hại về cơ thể, tinh thần. Cách xử lý là nên đi ngoài đường lớn, chỗ đông người hoặc gọi người thân đến đón...
  • Ở phòng kín với người lạ: Có thể dẫn đến xâm hại về thân thể, tinh thần, nên tránh ở phòng với người lạ mà tìm những người tin tưởng có thể ở cùng hoặc đi ra chỗ khác.
  • Nhận tiền quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không có lí do,... có thể dẫn đến xâm hại về tinh thần, sức khỏe, tình dục. Cách xử lý là không nên nhận sự giúp đỡ đặc biệt khi chưa biết lí do là gì

2. Chơi trò chơi Phản ứng nhanh

- Mỗi nhóm nhặt những tấm thẻ mô tả hành vi của người lớn đối với trẻ em

 Chơi trò chơi Phản ứng nhanh

- Các thành viên trong nhóm xếp những hành vi có nguy cơ xâm hại trẻ em theo các hình thức xâm hại dưới đây:

+ Xâm hại thân thể

+ Xâm hại tinh thần

+ Xâm hại tình dục

Hướng dẫn trả lời:

+ Xâm hại thân thể: ôm chặt, nhốt vào phòng riêng, ép đi xin tiền, bỏ đói

+ Xâm hại tinh thần: nhìn chằm chằm, dọa nạt

+ Xâm hại tình dục: đụng chạm cơ thể, nhốt vào phòng riêng, bám theo

Câu hỏi: Trao đổi với người thân về cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại

Hướng dẫn trả lời:

Các cách ứng phó:

  • Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.
  • Không ở trong phòng một mình với người lạ.
  • Không nhận được tiền, quà có giá trị hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.
  • Không đi nhờ xe người lạ.
  • Không đến gần hoặc để cho người lạ đến gần mình.
  • Không để người lạ vào nhà, nhất là trong nhà chỉ có một mình.
  • Không nói chuyện với người lạ là mình đang ở nhà một mình.
  • Khi bị xâm hại hoặc nguy cơ xâm hại tình dục, các em cần hành động:
  • Đứng ngay dậy.
  • Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại tình dục.
  • Lùi ra xa để người đó không với tay được tới mình.
  • Nói to/hét to và kiên quyết: Không! Hãy dừng lại, tôi không cho phép, tôi không muốn. Nếu không dừng lại tôi sẽ mách với vọi người…
  • Bỏ ngay đi.
  • Kể cho người thân hoặc những người đáng tin cậy biết để kịp thời giúp đỡ.
Tìm kiếm google: Giải HĐTN 4 kết nối tri thức chủ đề 5 tuần 21, giải Hoạt động trải nghiệm 4 KNTT chủ đề 5 tuần 21, giải sách giáo khoa HĐTN 4 kết nối tri thức chủ đề 5 tuần 21

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ: TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM NGHỀ TRUYỀN THỐNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com