-Tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
-Chia sẻ cảm xúc sau khi xem biểu diễn văn nghệ
1. Tìm hiểu những trường hợp trẻ em bị xâm hại tinh thần trong thực tế
Câu hỏi:
- Xem tranh, ảnh, bài báo, video.... về những trường hợp thực tế mà trẻ em bị xâm hại tinh thần
- Nêu cảm xúc của trẻ em bị xâm hại tinh thần
Hướng dẫn trả lời:
Cảm xúc của trẻ em khi bị xâm hại tinh thần là: Hoảng loạn, sa sút tinh thần, muốn tự tử; hay giật mình, lo sợ bị tấn công, sợ sệt một điều gì đó; Sợ hoặc xa lánh một ai đó; Lo lắng, bồn chồn hoặc buồn bã, hoảng hốt; không có khả năng tập trung, suy sụp; Dửng dưng, không có phản ứng tình cảm, bỏ đi khỏi nhà
2. Ứng phó khi bị xâm hại tinh thần
Câu hỏi: Mỗi nhóm nhận một tình huống và thảo luận về cách ứng phó khi bị xâm hại tinh thần trong tình huống đó:
Tình huống 1: Thanh là học sinh mới chuyển đến từ một địa phương khác. Thanh thường bị nhiều bạn trong lớp trêu chọc, giễu cợt vì nói giọng địa phương và ăn mặc không giống mọi người.
Nếu là Thanh, em sẽ làm gì?2. Ứng phó khi bị xâm hại tinh thần
Tình huống 2: Quy thấy một bạn trong nhóm thường ngồi một mình và có vẻ buồn rầu, sợ hãi. Khi hỏi chuyện, Quy mới biết ở nhà, bạn thường xuyên bị người thân trách móc, mắng nhiếc.
Nếu là Quy, em sẽ làm gì để giúp bạn?
Trình bày cách ứng phó theo hình thức mà nhóm đã lựa chọn
Hướng dẫn trả lời:
- Tình huống 1: Nếu là Thanh em sẽ nói với các bạn rằng giọng địa phương là nét đặc trưng của mỗi vùng miền các bạn dễu cợt với nó là đang dễu cợt chính mình
- Tình huống 2: Nếu là Quy, em sẽ tới nhà bạn và nói với gia đình bạn về những điều tốt mà bạn đã đạt được trên trường và khuyên gia đình không nên mắng bạn nhiều bì điều đó ảnh hưởng tới tâm lí bạn.
Viết ra những điều khó nói
Câu hỏi: Hãy viết những điều khó nói về xâm hại tinh thần liên quan đến bản thân
- Bỏ vào hòm thư điều em muốn nói
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh có thể viết những điều mà mình đã từng gặp, từng bị về xâm hại tinh thần như bị bố mẹ quát mắng, bị bỏ rơi ....