Giải chi tiết HĐTN 4 Kết nối mới chủ đề 8 tuần 28

Giải chủ đề Quê hương em tươi đẹp tuần 28 sách Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

SINH HOẠT DƯỚI CỜ: QUÊ HƯƠNG EM TƯƠI ĐẸP

Câu hỏi:

-Tham gia giới thiệu những cảnh đẹp quê hương bằng các hình thức hát, múa, đọc thơ, hoạt cảnh,...

-Chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi tham gia hoạt động

Hướng dẫn trả lời:

- Các hoạt động vừa vui vừa khiến em thêm yêu quê hương, đất nước....

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM

1. Chia sẻ những trải nghiệm cá nhân về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

Câu hỏi:

- Lựa chọn một cảnh quan thiên nhiên ở địa phương mà em biết để kể cho các thành viên trong nhóm:

  • Sông
  • Hồ
  • Biển
  • Đồi núi
  • Rừng
  • Hang động
  • .....

+ Viết tên cảnh qua và những thông tin em tìm hiểu được lên một tấm thẻ

+ Chia sẻ những trải nghiệm thực tế của em về cảnh quan đó

- Bình chọn ba cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của nhóm đề xây dựng Hành trình trải nghiệm.

Hướng dẫn trả lời:

- Đoạn văn tả về dòng sông quê em:

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

2. Xây dựng Hành trình trải nghiệm để giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

Câu hỏi: Thảo luận về cách xây dựng hành trình trải nghiệm

+ Xác định những thông tin về cảnh quan để đưa vào Hành trình trải nghiệm

+ Thống nhất cách vẽ sơ đồ Hành trình trải nghiệm

- Phân công nhiệm vụ tìm hiểu thông tin cho từng thành viên

Hướng dẫn trả lời:

1. Thác nước

- Vị trí cảnh quan: Trên đỉnh núi 

- Đặc điểm nổi bật của cảnh quan: Giống như một dải lụa trắng bồng bềnh được ai đó thả từ đỉnh núi xuống

- Thứ tự của cảnh quan trên Hành trình trải nghiệm: 1

 2. Dòng suối

- Vị trí cảnh quan: Dưới thác nước

- Đặc điểm nổi bật của cảnh quan: Trong vắt có thể nhìn thấy đáy

- Thứ tự của cảnh quan trên Hành trình trải nghiệm: 2

3. Khối đá

- Vị trí cảnh quan: Dưới thác nước

- Đặc điểm nổi bật của cảnh quan: Ngả vàng, không có rêu

- Thứ tự của cảnh quan trên Hành trình trải nghiệm: 3

SINH HOẠT LỚP: HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM

Câu hỏi: Thiết kế sơ đồ hành trình trải nghiệm

- Từng thành viên trình bày thông tin mình tìm hiểu được

- Lựa chọn nội dung để đưa vào sơ đồ Hành trình trải nghiệm của nhóm

- Vẽ sơ đồ Hành trình trải nghiệm theo nội dung đã thống nhất'

Hướng dẫn trả lời:

Dựa trên ba cảnh quan trên học sinh vẽ sơ đồ hành trình trải nghiệm.

Chuẩn bị: Bài thuyết trình về chủ đề " Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên".

Hướng dẫn trả lời:

Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi chúng ta sinh sống là một việc làm ý nghĩa cần được nhân rộng và triển khai rộng rãi.

Đầu tiên, mỗi chúng ta đều phải tự ý thức được trách nhiệm của bản thân và điều chỉnh hành vi cho phù hợp trong việc chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống, học tập và làm việc. Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm làm gương để con cháu, người thân trong gia đình noi theo và học tập. 

Tiếp theo đó cần lan truyền rộng vấn đề này cho mọi nguời cùng biết đến và hưởng ứng tích cực nhờ biện pháp tuyên truyền, cổ động bằng băng rôn, áp phích, phát tờ rơi, ... Có thể lập một đôi tuyên truyền hằng tuần thực hiện các cuộc tuyên truyền này để thu hút sự chú ý của người dân. Đồng thời có thể tổ chức các cuộc thi nhằm khuyến khích mọi người cùng tham gia để nhận phần thưởng hoặc được khen thưởng, từ đó ngầm thay đổi suy nghĩ và hành động của mọi người. 

Nhà trường cũng cần tổ chức các cuộc thi hoặc các câu lạc bộ nhằm thu hút và tạo làn sóng hưởng ứng ở học sinh trong trường, có thể liên kết với địa phương, các trường học ở địa bàn khác để mở rộng phạm vi hoạt động. Không những vậy, trong các tiết GDCD trên lớp hoặc các giờ sinh hoạt nhà trường cũng cần lồng ghép các bài học về bảo về cảnh quan thiên nhiên để giúp học sinh nhận thức đúng đắn hơn.

Ở các địa phương, ban ngành các cấp cũng cần đề ra những biện pháp phù hợp để đổi mới ý thức, hành động của người dân trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi mình đang sinh sống, học tập và làm việc. 

Tìm kiếm google: Giải HĐTN 4 kết nối tri thức chủ đề 8 tuần 28, giải Hoạt động trải nghiệm 4 KNTT chủ đề 8 tuần 28, giải sách giáo khoa HĐTN 4 kết nối tri thức chủ đề 8 tuần 28

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ: TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM NGHỀ TRUYỀN THỐNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net