Giải chi tiết HĐTN 4 Kết nối mới chủ đề 1 tuần 3

Giải chủ đề Nhận diện bản thân tuần 3 sách Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

SINH HOẠT DƯỚI CỜ: GIAO LƯU TÀI NĂNG HỌC TRÒ VỚI CHỦ ĐỀ " NỤ CƯỜI LAN TỎA NIỀM VUI "

Câu hỏi:

-Tham gia giao lưu hoặc cổ vũ cho các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, tiểu phẩm vui, hài hước của các lớp

-Chia sẻ cảm nghi của em sau buổi giao lưu

Hướng dẫn trả lời:

- HS thực hiện tiểu phẩm theo sự chuẩn bị của nhóm/ lớp.

- Trình diễn tự tin, cuốn hút và đúng chủ đề.

- Các HS khác theo dõi, lắng nghe và trình bày cảm nghĩ của bản thân sau buổi giao lưu.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

Câu hỏi:

1. Chơi trò chơi gọi tên cảm xúc

2. Tìm hiểu về khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân

Hướng dẫn trả lời:

1. 

- Các nhóm lập kế hoạch ghi những cảm xúc tích cực và tiêu cực của mỗi thành viên vào 2 tấm bìa khác nhau

+ Cảm xúc tích cực: Vui vẻ, hào hứng, vui sướng…

+ Cảm xúc tiêu cực: Buồn bã, thất vọng...

- Các thành viên trong nhóm lần lượt thể hiện cảm xúc của bản thân qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ: vui vẻ - khuôn mặt tươi cười rạng rỡ, cử chỉ tự tin; buồn bã – khuôn mặt u sầu, dáng vẻ thất thần…

- Cả lớp cùng quan sát và gọi tên cảm xúc.

2. 

- Tình huống: Khi cô giáo trả bài kiểm tra em được điểm thấp, bản thân em cảm thấy rất buồn.

- Thảo luận:

+ Hít thở sâu.

+ Chia sẻ với bạn bè và người thân về cảm xúc của mình

+ Tự an ủi bản thân và cố gắng học tập để lần sau đạt điểm tốt hơn.

+ …

HOẠT ĐỘNG SAU GIỜI HỌC

Câu hỏi: Trò chuyện với người thân về những các điều chỉnh cảm xúc. Thực hiện việc điều chỉnh cảm xúc trong cuộc sống?

Hướng dẫn trả lời:

- Chia sẻ cảm xúc của bản thân với người thân, bạn bè thân thiết; cùng nhau tìm cách điều chỉnh cảm xúc để cảm xúc không còn tiêu cực.

Cách điều chỉnh cảm xúc: hít thở xâu, không nói khi nóng giận, uống nước, ....

SINH HOẠT LỚP: ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC

Thực hành điều chỉnh cảm xúc

Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, một số bạn chơi đùa với nhau làm hộp bút màu của Nam ở trên bàn rơi vung vãi ra sàn lớp hộc. Các bạn không chịu nhặt hộp bút lên và xin lỗi Nam. Điều đó khiến Nam rất tức giận.

Nếu là Nam, em sẽ làm gì?

Tình huống 2

Trong giờ học, cả lớp đang làm việc nhóm. Bỗng Vân thấy cô Hoa dạy mình hồi lớp 1 đi ngang qua cửa lớp. Vân vui mừng reo lên: Ơ, cô Hoa kìa!

Em hãy nhận xét về cách thể hiện cảm xúc của Vân trong tình huống này. Nếu là Vân, em sẽ làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Tình huống 1: Nếu em là Nam, em sẽ tự nhặt bút của mình lên, sau đó nhắc nhở các bạn không nên đùa nghịch gần bàn, sách vở… như vậy sẽ làm hỏng đồ dùng của các bạn.

- Tình huống 2:

+ Cách thể hiện cảm xúc của Vân ở tình huống này đang vui vẻ và quá phấn khích.

+ Nếu em là Vân, em sẽ xin cô ra ngoài để gặp cô Hoa, như vậy tránh gây ảnh hưởng đến các bạn trong lớp.

HOẠT ĐỘNG SAU GIỜ HỌC

Câu hỏi: Tiếp tục thực hiện điều chỉnh cảm xúc trong thực tiễn

Làm một sản phẩm theo sở thích ( vẽ tranh, làm đồ thủ công,....) để giới thiệu trong tiết sinh hoạt dưới cờ.

Hướng dẫn trả lời:

Chúng ta nên điều chỉnh cảm xúc của mình trước khi nói hay quyết định điều gì đó. 

Vẽ một bức tranh hoặc bài thơ hoăc đồ thủ công mà mình yêu thích để giới thiệu với mọi người.

Tìm kiếm google: Giải HĐTN 4 kết nối tri thức chủ đề 1 tuần 3, giải Hoạt động trải nghiệm 4 KNTT chủ đề 1 tuần 3, giải sách giáo khoa HĐTN 4 kết nối tri thức chủ đề 1 tuần 3

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ: TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM NGHỀ TRUYỀN THỐNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com