Giải chi tiết Kinh tế pháp luật 12 CTST bài 2 Hội nhập kinh tế quốc tế

Hướng dẫn giải chi tiết bài 2 Hội nhập kinh tế quốc tế bộ sách mới Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy quan sát và cho biết các hình ảnh sau là biểu tượng của tổ chức nào và chia sẻ hiểu biết về tổ chức đó:

A close-up of a logo

Description automatically generated

Bài làm chi tiết:

- Hình 2.1 – Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương:

+ APEC được thành lập năm 1989 với tôn chỉ là thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Hiện nay, APEC gồm có 21 nền kinh tế thành viên.

+ Việt Nam là thành viên của tổ chức này từ năm 1998.

+ Mục tiêu hoạt động của APEC là: Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực; Tăng cường hệ thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác; Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa - dịch vụ, vốn và công nghệ.

- Hình 2,2 – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

+ ASEAN được thành lập năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan).

+ Khi mới thành lập, ASEAN có 5 nước thành viên. Tới nay (2023), đã có 10/11 quốc gia ở Đông Nam Á là thành viên của tổ chức này.

+ Mục tiêu chung của ASEAN là: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”

+ Việt Nam ra nhập ASEAN vào năm 1995.

KHÁM PHÁ

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết vì sao hội nhập kinh tế quốc tế lại là vấn đề tất yếu đối với các quốc gia và nêu ví dụ minh hoạ.

- Cho biết em hiểu thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế.

Bài làm chi tiết:

Hội nhập kinh tế quốc tế lại là vấn đề tất yếu đối với các quốc gia vì:

+ Thời đại toàn cầu hoá đã đặt ra nhiều vấn đề chung cần các quốc gia giải quyết như: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ.

+ Bên cạnh đó, toàn cầu hoá cũng thúc đẩy các quốc gia tham gia vào phân công lao động quốc tế. Các yếu tố sản xuất được lưu thông toàn cầu khiến các quốc gia không thể không hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Ngoài ra, hội nhập quốc tế còn là nhu cầu phát triển của mọi quốc gia, bởi: hội nhập đem lại cho các quốc gia những nguồn lực, cơ hội để phát triển như: thị trường; thành tựu khoa học - công nghệ; nguồn vốn; kinh nghiệm quản lí; các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phong phú;...

- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực chung của quốc tế.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

Phân biệt các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế và nêu ví dụ minh hoạ.

Bài làm chi tiết:

♦ Hội nhập kinh tế song phương:

- Đặc điểm:

+ Là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau nhằm thiết lập và phát triển quan hệ giữa hai bên, góp phần thúc đẩy thương mại, liên kết đầu tư, đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp hai nước.

+ Hình thức này được thực hiện thông qua các hiệp định thương mại tự do, đầu tư trực tiếp nước ngoài,...

+ Do chỉ là quan hệ giữa hai nước nên dễ đạt được những thỏa thuận và nghĩa vụ, ưu đãi phù hợp, chỉ áp dụng cho hai quốc gia ký kết.

- Ví dụ: Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác song phương với hơn 170 quốc gia trên thế giới, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, xây dựng và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với 17 nước

♦ Hội nhập kinh tế khu vực:

- Đặc điểm:

+ Là quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển thông qua các Tổ chức kinh tế khu vực, các Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực, Hiệp định đối tác kinh tế,...

+ Hình thức này giúp quốc gia hợp tác kinh tế sâu rộng và toàn diện với các nước trong khu vực và thế giới, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, phát triển xuất khẩu, du lịch,... tạo môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác toàn diện trong khu vực và thế giới.

- Ví dụ: Việt Nam đã chủ động tham gia các hình thức hội nhập kinh tế khu vực như: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu,....

♦ Hội nhập kinh tế toàn cầu:

- Đặc điểm:

+ Là quá  trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu.

+ Đây là hình thức hội nhập sâu rộng nhất của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới tạo thêm nhiều cơ hội để hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức, khu vực trên toàn thế giới, mở rộng quan hệ thương mại ra thị trường toàn cầu,....

- Ví dụ: Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ Quốc tế,…

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình với nhận định nào sau đây về hội nhập kinh tế quốc tế ?

a. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới chỉ cần tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

b. Một quốc gia khi tham gia vào một tổ chức nào thì sẽ phải tuân thủ các quy định do tổ chức đó đặt ra.

c. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là gắn kết và phụ thuộc lần nhau giữa các nền kinh tế.

Bài làm chi tiết:

- Đồng tình với ý kiến c. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

- Giải thích:

+ Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực chung của quốc tế.

+ Trong thời đại toàn cầu hóa, các yếu tố sản xuất được lưu thông toàn cầu, do đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, ví dụ như các vấn đề về: thị trường, lao động, sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ….

Câu 2: Em hãy nhận xét các ý kiến dưới đây về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế.

a. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các nước tham gia tìm được chỗ đứng thuận lợi hơn trong trật tự thế giới mới.

b. Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thì các nước đang phát triển rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển.

c. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến việc các quốc gia phải đối diện với các vấn đề như: tội phạm xuyên quốc gia, nhập cư và nhập cư bất hợp pháp,...

Giải chi tiết:

♦ Đồng tình với tất cả các nhận định trên. Vì: Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của đất nước; nhưng cũng đặt các quốc đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Ví dụ như:

- Về cơ hội phát triển:

+ Hội nhập đem lại cho các quốc gia những nguồn lực, cơ hội để phát triển như: thị trường; thành tựu khoa học - công nghệ; nguồn vốn; kinh nghiệm quản lí; các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phong phú ;...

+ Ngoài ra, các quốc gia còn có cơ hội để mở rộng, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh; tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân, ổn định an sinh xã hội. Người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận hàng hoa và dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, …

+ Đối với những quốc gia đang phát triển, thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và phát huy những lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế.

- Về thách thức:

+ Gia tăng sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế

+ Tội phạm xuyên quốc gia, nhập cư và nhập cư bất hợp pháp…

Câu 3: Em hãy đọc các thông tin sau và xác định hình thức hội nhập kinh tế mà Việt Nam tham gia.

a. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 12 - 1992, hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc duy trì đà phát triển mạnh mẽ, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai đóng góp cho hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Hợp tác kinh tế là điểm sáng trong quan hệ hai nước khi Việt Nam và Hàn Quốc đã trở thành những đối tác kinh tế hàng đầu của nhau.

b. Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) được các Bộ trưởng kinh tế của bảy nước thành viên ASEAN kí vào ngày 23 – 4 – 2019 vào có hiệu lực từ ngày 5 – 4 – 2021. Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN thiết lập các khuôn khổ để thực hiện các cam kết tự do hoá, giảm các rào cản phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ, tạo nền tảng pháp lý vững chắc và cơ chế minh bạch hơn cho thương mại dịch vụ trong khu vực.

Bài làm chi tiết:

Thông tin a. Hội nhập song phương (giữa Việt Nam và Hàn Quốc)

Thông tin b. Hội nhập khu vực (Việt Nam tham gia kí kết Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN)

Câu 4: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

Việt Nam đang đối mặt với thách thức về chất lượng nguồn nhân lực do tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao chỉ chiếm hơn 11% tổng lực lượng lao động, năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN, năng lực ngoại ngữ hạn chế... Trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, số lượng việc làm mới do quá trình chuyển đổi số tạo ra sẽ nhiều hơn gấp bảy lần so với số việc làm bị mất đi. Đến năm 2045, ước tính sẽ có khoảng 10 triệu việc làm mới được tạo ra, chủ yếu trong các ngành dịch vụ hiện đại và một số lượng việc làm mới trong lĩnh vực sản xuất.

- Em hãy cho biết những yêu cầu mới nào được đề cập trong thông tin trên.

- Cho biết mỗi công dân cần làm gì để thích ứng với yêu cầu mới trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Bài làm chi tiết:

Những yêu cầu mới nào được đề cập trong thông tin trên là:

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

+ Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế có hàm lượng khoa học – kĩ thuật – công nghệ cao

Để thích ứng với yêu cầu mới trong hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi công dân cần:

+ Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ kiến thức và kĩ năng nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng vavs thành tựu khoa học - kĩ thuật…

+ Tìm hiểu về nền kinh tế và sự đa dạng văn hoá của các nước trên thế giới.

+ Phê phán, đấu tranh chống lại các hành vi mang tính kì thị, phân biệt, chia rẽ giữa các quốc gia, dân tộc.

+ Suy nghĩ, đề xuất, phát triển và hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp.

+ ….

Câu 5: Em hãy đọc các trường hợp sau và nhận xét về việc thực hiện trách nhiệm của các chủ thể sau khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

a. Công ty chế biến thuỷ sản M bị Hoa Kỳ cáo buộc bán phá giá cá tra. Điều này gây ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp trong nước bởi vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

b. Doanh nghiệp T chuyên sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ đã chủ động tìm hiểu về quy tắc xuất xứ sản phẩm xuất khẩu và các quy định mới của châu Âu như quy định về phát triển bền vững, thoả thuận xanh để nâng cao chất lượng hàng hoá, đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ hàng hoá vào thị trường châu Âu.

Bài làm chi tiết:

a. Trong trường hợp công ty chế biến thuỷ sản M bị cáo buộc bán phá giá cá tra, công ty này cần chịu trách nhiệm và tuân thủ các quy định và chuẩn mực quốc tế về thương mại công bằng. Hành vi bán phá giá có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là trong trường hợp Hoa Kỳ là một thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Do đó, công ty M cần hợp tác với cơ quan chức năng để giải quyết vấn đề này và tuân thủ đúng quy định pháp luật quốc tế.

b. Trong trường hợp doanh nghiệp T chủ động tìm hiểu và áp dụng các quy định mới của châu Âu về xuất xứ và phát triển bền vững, doanh nghiệp này đã thực hiện trách nhiệm của mình một cách tích cực. Bằng việc nắm bắt và tuân thủ các quy định này, doanh nghiệp T có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường châu Âu. Điều này cũng thể hiện sự tự chủ và sẵn lòng thích ứng với yêu cầu mới trong hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp này.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về một tổ chức kinh tế mà Việt Nam đang là thành viên.

Bài làm chi tiết:

Tham khảo: Giới thiệu Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

+ APEC được thành lập năm 1989 với tôn chỉ là thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Hiện nay, APEC gồm có 21 nền kinh tế thành viên. Việt Nam là thành viên của tổ chức này từ năm 1998.

+ Mục tiêu hoạt động của APEC là: Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực; Tăng cường hệ thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác; Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa - dịch vụ, vốn và công nghệ.

Tìm kiếm google:

Giải kinh tế pháp luật 12 CTST, giải bài 2 Hội nhập kinh tế quốc tế kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo, giải kinh tế pháp luật 12 chân trời bài bài 2 Hội nhập kinh tế quốc tế

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 12 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com