Giải chi tiết lịch sử 11 cánh diều mới bài 1 Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Giải bài 1 Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản sách lịch sử cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu

Ngục Ba-xti vốn là một pháo đài kiên cố được xây dựng vào cuối thế kỉ XIV ở phía đông thủ đô Pa-ri (Pháp). Đến thế kỉ XVII,...

Vậy vì sao cách mạng tư sản lại diễn ra? Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực, kết quả và ý nghĩa của cách mạng tư sản là gì?

1. Tiền đề của cách mạng tư sản

a) Kinh tế

CH: Đọc thông tin, tư liệu, Bảng 1 và quan sát Hình 2, trình bày tiền đề kinh tế dẫn đến Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.

Hướng dẫn trả lời:

Anh:

  • Đầu thế kỉ XVII, Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc biệt là công nghiệp len, dạ.
  • Sản xuất của công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội.
  • Ngoại thương phát triển mạnh => Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.

13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

  • Giữa thế kỉ XVIII, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển.
  • Ở miền Bắc: các công trường thủ công rất phổ biến.
  • Ở miền Nam: kinh tế đồn điền, trang trại phát triển.

Pháp:

  • Cuối thế kỉ XVIII, công thương nghiệp rất phát triển, đặc biệt là vùng ven biển.
  • Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều.
  • Ngoại thương có bước tiến mới, đẩy mạnh buôn bán với nhiều nước châu Âu và châu Á.

b) Chính trị

CH: Đọc thông tin và quan sát Bảng 2, Hình 3, trình bày tiền đề chính trị của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.

Hướng dẫn trả lời:

  • Ở Anh: Từ năm 1625, Sác-lơ I lên làm vua với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và Giáo hội Anh, ngày càng cản trở việc kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới.
  • 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Chính phủ Anh thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển kinh tế của Bắc Mỹ.
  • Pháp: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu-i XVI. Vua có quyền lực tuyệt đối.

c) Xã hội

CH: Nêu tiền đề xã hội của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.

Hướng dẫn trả lời:

  • Ở Anh: Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân, đặc biệt là tư sản và quý tộc mới với các thế lực phòng kiến chuyên chế, đứng đầu là vua Sác-lơ I.
  • 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Bắc Mỹ với thực dân Anh, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tư sản và chủ nô với thực dân Anh.
  • Ở Pháp: Mâu thuẫn giữa tư sản và các tầng lớp nhân dân Pháp với tăng lữ, quý tộc ngày càng gay gắt.

d) Tư tưởng

CH: Dựa vào thông tin ở mục d, trình bày tiền đề tư tưởng của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.

Hướng dẫn trả lời:

  • Ở Anh: Giai cấp tư sản và quý tộc mới ở Anh sử dụng Thanh giáo làm ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo.
  • 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô thể hiện qua khẩu hiệu: “Tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là chết”. Tổ chức tiến bộ là “Hội những người con tự do” với đại diện tiêu biểu là Thô-mát Giép-phéc-sơn (1743 - 1826).
  • Ở Pháp: Trào lưu Triết học Ánh sáng đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản

a) Mục tiêu, nhiệm vụ

CH: Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ của Cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.'

Hướng dẫn trả lời:

Mục tiêu:

  • Ở Anh: Lật đổ chế độ phong kiến; thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới; mở đường cho CNTB phát triển.
  • 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh; thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô; mở đường cho CNTB phát triển.
  • Ở Pháp: Lật đổ chế độ phong kiến; thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản; mở đường cho CNTB phát triển.

Nhiệm vụ:

  • Nhiệm vụ dân tộc: xoá bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải phóng đân tộc, thông nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc gồm đầy đủ bốn yếu tố: lãnh thổ chung, ngôn ngữ chung, nên văn hoá chung và nên kinh tế chung.
  • Nhiệm vụ dân chủ thể hiện thông qua việc xoá bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản, mỗi người dân đều có quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và có quyên tư hữu.

b) Giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng

CH: Đọc thông tin và quan sát Bảng 6, Hình 6, phân tích giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.

Hướng dẫn trả lời:

 

Anh

13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Pháp

Giai cấp lãnh đạo

Tư sản và quý tộc mới

Tư sản và chủ nô

Tư sản

Động lực cách mạng

Bao gồm lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, thị dân, nô lệ, thổ dân da đỏ,…). Họ là lực lượng chính tham gia vào quá trình đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, thực dân.

3. Kết quả, ý nghĩa của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu

a) Kết quả

CH: Trình bày kết quả của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.

Hướng dẫn trả lời:

Các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ, xoá bỏ được tàn dư của chế độ phong kiến, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền.

Tùy thuộc vào điều kiện lịch sử của mỗi nước mà kết quả của các cuộc cách mạng tư sản có sự khác nhau:

  • Cách mạng ở Nê-đéc-lan và các bang thuộc địa ở Bắc Mỹ đã giải phóng thuộc địa, lập ra nhà nước cộng hoà tư sản;
  • Cách mạng tư sản Anh giành được quyền lực cho phe Nghị viện, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến;
  • Cách mạng tư sản Pháp đập tan chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hoà dân chủ.

b) Ý nghĩa

CH: Trình bày ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.

Hướng dẫn trả lời:

Cách mạng tư sản

Ý nghĩa

Cách mạng tư sản Anh

Lật đố nền quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

- Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chúng quốc Mỹ, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển,

- Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ La-tinh.

- Là cuộc cách mạng tư sản nêu lên yêu cầu giải phóng dân tộc. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ đã trở thành ngọn cờ tự do với những nguyên lí bất hủ, có ảnh hưởng lớn đối với phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Cách mạng tư sản Pháp

- Lật đồ và xoá bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến.

- Nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết; những cản trở đối với công thương nghiệp bị xoá bỏ,... tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Làm cho chế độ phong kiến bị lung lay trên khắp châu Âu.

- Mở ra thời đại mới: thời đại tháng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước Âu - Mỹ.

Luyện tập

CH1: Hoàn thành bảng theo mẫu sau về một trong số các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu:

 

Cách mạng tư sản Anh

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ

Cách mạng tư sản Pháp

Mục tiêu

?

?

?

Nhiệm vụ

?

?

?

Lãnh đạo

?

?

?

Động lực

?

?

?

Kết quả

?

?

?

Ý nghĩa

?

?

?

Hướng dẫn trả lời:

Cách mạng tư sản Anh

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ

Cách mạng tư sản Pháp

Mục tiêu

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế;

- Phát triển chủ nghĩa tư bản;

- Giải quyết các cuộc khủng hoảng, xung đột trong nước.

- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh;

- Đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế;

- Phát triển chủ nghĩa tư bản;

- Giải quyết các vấn đề kinh tế trong nước.

Nhiệm vụ

- Thống nhất thị trường dân tộc;

- Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản;

- Thành lập nhà nước quân chủ lập hiến.

- Giành độc lập dân tộc, xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.

- Hình thành quốc gia dân tộc.

- Thống nhất thị trường dân tộc;

- Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản;

- Thành lập nhà nước cộng hòa tư sản.

Giai cấp lãnh đạo

Quý tộc mới và tư sản

Chủ nô và tư sản

Giai cấp tư sản

Động lực

Các giai cấp đối lập với chế độ phong kiến (Nông dân, công nhân, bình dân thành thị,…)

Tất cả các giai cấp, tầng lớp, nô lệ da đen, da đỏ.

Các giai cấp đối lập với chế độ phong kiến (Nông dân, công nhân, bình dân thành thị,…)

Kết quả

- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

 

- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh

- Thành lập Hợp chủng quốc Mỹ

- Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, xây dựng nền cộng hòa dân chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Ý nghĩa

Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

- Đem lại độc lập, tự do các dân tộc ở Bắc Mỹ;

- Là một cuộc chiến tranh vĩ đại, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII -  đầu thế kỉ XIX.

 

- Giúp những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.

- Làm chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.

- Mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.

Vận dụng

CH2: Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

  • Sưu tầm tư liệu về các nhà lãnh đạo của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
  • Tìm hiểu mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn Độc lập (Mỹ, năm 1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyên và lân quyên (Pháp, năm 1789) với bản Tuyên ngôn Độc lập (năm 1945) của Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý: Mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn Độc lập (Mỹ, năm 1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyên và lân quyên (Pháp, năm 1789) với bản Tuyên ngôn Độc lập (năm 1945) của Việt Nam.

 Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nhân loại. Đó là văn kiện pháp lý thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu cao nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và các quyền cơ bản của con người, của dân tộc. Trân trọng những giá trị cao cả ấy, trong một thời đại mới và một cuộc cách mạng mới, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và hơn nữa phát triển các giá trị ấy ở hai nội dung cơ bản là quyền con người, quyền dân tộc và nguyên tắc chủ quyền nhân dân.

Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Việt Nam, từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu nổi tiếng nhất trong hai bản Tuyên ngôn lịch sử đó với thái độ rất trân trọng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”. Ở đây, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ những giá trị nhân văn cao cả, mang tính phổ quát toàn nhân loại làm cơ sở, mục tiêu cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Từ đó, Người khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cũng là nhằm thực hiện những quyền chính đáng, thiêng liêng không ai có thể xâm phạm, là sự tiếp nối của lá cờ giải phóng dân tộc, giải phóng con người mà các cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ đã giương cao.

   Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa và mở rộng, phát triển vượt bậc những giá trị của các bản Tuyên ngôn trước đó trong thời đại mới. Trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, nguyên bản câu “tất cả mọi người” là “tất cả đàn ông” (All men). Nguyên bản của câu đó là đặt trong bối cảnh nước Mỹ những năm cuối thế kỉ XVIII khi chế độ nô lệ còn tồn tại, sự phân biệt và kỳ thị chủng tộc rất nặng nề, những người đàn ông có quyền mà Tuyên ngôn đề cập đến chỉ là những người đàn ông da trắng. Như vậy, các quyền cơ bản của con người, quyền vốn có ấy lại không dành cho tất cả mọi người, mà chỉ dành cho đàn ông da trắng. Còn với Hồ Chí Minh, Người khẳng định một cách rõ ràng, quyền là dành cho “tất cả mọi người”, không phân biệt địa vị, thành phần, tôn giáo, giới tính, sắc tộc. Đó là sự mở rộng tuyệt đối, đem lại những giá trị to lớn và phù hợp với sự phát triển tiến bộ của nhân loại. 

   Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ chủ thể của cuộc cách mạng chính là nhân dân, thành quả cách mạng đạt được do nhân dân làm ra và nhân dân là người bảo vệ thành quả đó: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà”. Có thể nói, đến đây nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” với ý nghĩa nhân dân là chủ thể nước Việt Nam mới, của chế độ Dân chủ Cộng hòa đã được Hồ Chí Minh khẳng định rõ ràng. Hơn nữa, khái niệm nhân dân mà Hồ Chí Minh sử dụng không bó hẹp trong giai cấp, tầng lớp nào mà là mọi người dân Việt Nam yêu nước, không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo, giai cấp.

   Có thể nói, ra đời sau hai bản Tuyên ngôn lịch sử của nhân loại hơn một trăm năm, trong bối cảnh lịch sử mới, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã kế thừa, chắt lọc phát triển giá trị căn cốt, mang tính bền vững và phổ quát nhất của hai bản Tuyên ngôn trước đó. Với những giá trị đó, Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam không chỉ là lời tuyên bố độc lập, khai sinh cho một Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo đuổi mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, mà còn đóng góp quan trong cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người và vì hạnh phúc của con người.

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 11 cánh diều bài 1, giải lịch sử 11 sách cánh diều bài 1, Giải bài 1 Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản, bài 1 Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 Cánh diều mới

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚ NGHĨA TƯ BẢN

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net