Giải chi tiết lịch sử 11 cánh diều mới bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Giải bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông sách lịch sử cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu

Ngày 11-8-2011, ngọn đuốc trên giàn khoan DH-02 đã bùng cháy tại mỏ Đại Hùng. DH-02 là công trình dầu khí lớn đầu tiên do chính các kĩ sư, công nhân Việt Nam chế tạo và lắp đặt, chuyên khai thác ở vùng nước sâu xa bờ, có kích thước, trọng lượng lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm đó. Sự kiện này đánh dấu bước trưởng thành, là biểu hiện cho ý chí, nội lực và khả năng làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác dầu khí vùng nước sâu của Việt Nam trên Biển Đông.

Vậy Biển Đông có vị trí và tầm quan trọng chiến lược như thế nào? Các đảo và quần đảo ở Biển Đông có vị trí, tầm quan trọng chiến lược ra sao?

1. Vị trí của Biển Đông

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Hình 2, xác định vị trí của Biển Đông trên lược đồ.

Giải lịch sử 11 Cánh diều mới

Hướng dẫn trả lời:

  • Biển Đông là biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng 3N đến 26°B và khoảng 100°Đ đến 121°Đ. Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km, trải dài khoảng 3 000 km theo trục đông bắc – tây nam, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là biển tương đối kín vì các đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều có đảo, quần đảo bao bọc.
  • Có 9 nước tiếp giáp với Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lai-xia, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. 

2. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông

a. Tuyến giao thông đường huyết mạch

Câu hỏi: Vì sao Biển Đông được coi là tuyến giao thông đường biển huyết mạch?

Hướng dẫn trả lời:

Biển Đông có vị trí quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế.

  • Khu vực này tập trung các tuyến đường biển chiến lược kết nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu  Âu – châu Á, Trung Đông – Đông Á. 5 trong số 10 tuyến đường vận tải biển trọng yếu của thế giới liên quan đến Biển Đông. Giao thông đường biển trong khu vực này nhộn nhịp vào hàng thứ hai thế giới, với nhiều tàu có trọng tải trên 5 000 tấn, trong số đó phần lớn là tàu chở dầu.
  • Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng như: eo Đài Loan, Ba-si, Ga-xpa, Ka-li-man-tan và đặc biệt là Ma - lắc - ca. Đây là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á, tạo nên "hành lang" hàng hải chính, kết nối nhiều nước, trong đó có 3 nước đông dân của thế giới là Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc.

b. Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Câu hỏi: Giải thích tầm quan trọng chiến lược về kinh tế và chính trị - an ninh của Biển Đông ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hướng dẫn trả lời:

  • Biển Đông là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  • Các nước giáp ranh biển Đông đều có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí rất sôi động trên vùng biển này.
  • Các cảng biển lớn trên Biển Đông là điểm trung chuyển của tàu thuyền, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa quan trọng như cảng: Xin - ga - po, Ku - an - tan, Ma - ni - la, Đà Nẵng, Hồng Công...
  • Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số khu ực Châu Á - Thái Bình Dương. Các nước Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
  • Biển Đông có vị trí địa – chính trị quan trọng đối với các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khi giao thương trên biển phát triển, sự phụ thuộc của các quốc gia vào các tuyến đường biển đi qua Biển Đông ngày càng lớn hơn. Vì thế, an ninh trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh, chính trị và sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực, trong đó có Việt Nam.

c. Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Hình 4, giải thích sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên biển của biển Đông.

Hướng dẫn trả lời:

  • Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, đặc biệt là các tài nguyên sinh vật và khoáng sản.
  • Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng với hàng trăm loài bao gồm cả động vật, thực vật. Trong đó, cá và các loài động vật thân mềm như tôm, mực, hải sâm,... có trữ lượng lớn. Biển Đông cũng cung cấp nhiều loại thực vật có giá trị như rong biển, tảo biển, rau câu,...
  • Biển Đông còn có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Bên cạnh đó, vùng biển này còn có những nguồn tài nguyên khác như năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió; cát và hoá chất trong cát; muối và các loại khoáng chất,....

3. Tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông

a. Vị trí của các đảo và quần đảo ở Biển Đông

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Hình 2, xã định vị trí của các đảo và quần đảo của Việt Nam ở Biển Đông trên lược đồ.

Hướng dẫn trả lời:

  • Dựa trên cơ sở vị trí địa lí, điều kiện kinh tế, cư dân sinh sống, hệ thống các đảo và quần đảo Việt Nam thường được chia thành hệ thống đảo tiền tiêu (Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn,...), các đảo lớn (Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm,...), các đảo ven bờ (các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ,...) và hai quần đảo xa bờ (Hoàng Sa và Trường Sa).
  • Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khoảng từ 1545'B đến 1715′B và từ 111Đ đến 113°Đ, trải rộng trên vùng biển có diện tích khoảng 30 000 km.
  • Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa trên 200 hải lí về phía đông nam, nằm trong khoảng từ 6°50′B đến 120′B và từ 11130Đ đến 11720’Đ, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lí.

b. Tầm quan trọng chiến lược của các quần đảo và quần đảo ở Biển Đông

Câu hỏi: Giải thích tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo của Việt Nam ở Biển Đông.

Hướng dẫn trả lời:

  • Hệ thống đảo và quần đảo của Việt Nam giữ vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ an ninh vùng biển, vùng trời và đất liền.
  • Các đảo và quần đảo Việt Nam tạo ra cơ sở để phát triển các lĩnh vực như vận tải biển; khai thác dầu khí; đóng tàu; nuôi trồng và khai thác, chế biến thuỷ, hải sản; du lịch... Đây cũng là những căn cứ quan trọng để Việt Nam tiến ra biển và khai thác tài nguyên.
  • Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho các tàu di chuyển trên biển, phục vụ tuyến đường hàng hải huyết mạch trên Biển Đông giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nối liền châu Á với châu  u và giữa các nước châu Á với nhau.
  • Hệ thống đảo, quần đảo ở vùng biển Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược đối với quốc phòng, an ninh. Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, quần đảo trên Biển Đông đã hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, từ xa đến gần, tạo thành hệ thống an ninh vững chắc để bảo vệ đất liền.

Luyện tập

Câu hỏi 1: Lập sơ đồ tư duy thể hiện tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông về giao thông biển, vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên thiên nhiên biển.

Hướng dẫn trả lời:

Giải lịch sử 11 Cánh diều mới

Vận dụng

Câu hỏi 2: Sưu tầm hình ảnh, tư liệu về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Giới thiệu những hình ảnh, tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Hướng dẫn trả lời:

Giải lịch sử 11 Cánh diều mới

Sưu tầm: Tọa đàm về Biển Đông: Cần có cái nhìn nghiêm túc hơn về xây dựng COC -  https://www.vietnamplus.vn

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 11 cánh diều bài 12, giải lịch sử 11 sách cánh diều bài 12, Giải bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông, bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 Cánh diều mới

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚ NGHĨA TƯ BẢN

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net