Ôn tập kiến thức Lịch sử 11 Cánh diều bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Ôn tập kiến thức lịch sử 11 Cánh diều bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. VỊ TRÍ CỦA BIỂN ĐÔNG

- Vị trí của Biển Đông:

+ Biển Đông là biển thuộc Thái Bình Dương.

+ Trải rộng từ khoảng 3°N đến 26°B và khoảng 100°Ð đến 121°Đ trải dài khoảng 3 000 km theo trục đông bắc - tây nam.

+ Nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một trong những biển lớn nhất thế giới, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2 (gấp khoảng 1,5 lần diện tích Địa Trung Hải và 8 lần Biển Đen,...).

+ Là biển tương đối kín vì các đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều có đảo, quần đảo bao bọc.

- Vùng và lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông:

Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia, một vùng lãnh thổ là Đài Loan. 

2. TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG

Vai trò của Biển Đông

Nội dung

Tuyến đường giao thông biển huyết mạch

- Biển Đông có vị trí quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế, tập trung các tuyến đường biển chiến lược kết nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – Đông Á

- Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng như: eo Đài Loan, Ba-si, Ga-xpa, Ca-li-man-tan, đặc biệt là Ma-lắc-ca (hành lang hàng hải chính, kết nối nhiều nước, trong đó có 3 nước đông dân của thế giới là Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc). 

Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương về quốc phòng – an ninh, giao thông vận tải và các hoạt động kinh tế khác. 

- Về quốc phòng – an ninh, giao thông vận tải:

+ Là tuyến đường ngắn nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu biển di chuyển giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 

+ Các đảo và quần đảo trên Biển Đông tạo thành tuyến phòng thủ tự nhiên đối với nhiều nước ven biển.

+ Các cảng biển lớn trong Biển Đông là điểm trung chuyển của tàu thuyền, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa  quan trọng nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương: cảng Xing-ga-po, Ku-an-ta (Ma-lai-xi-a), Ma-ni-la (Phi-lip-pin), Đà Nẵng (Việt Nam), Hồng Công (Trung Quốc),…

+ Là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. 

+ Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thự hiện bằng đường biển. 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông.

- Về các hoạt động kinh tế:

+ Nhiều nước có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản, dầu khí rất sôi động, kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này:

- Có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống người dân ở một số nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các nước Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. 

Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển

- Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn như: 

+ Sinh vật biển:12 000 loài sinh vật. Trong đó, có khoảng 2 040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú, 221 loài cây nước mặn,…

+ Khoáng sản: ti-tan, thiếc, chì, kẽm,…

+ Là một trong những bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. 

- Nguồn tài nguyên ở Biển Đông có giá trị cao: đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ đời sống hằng ngày của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực. 

3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO TRÊN BIỂN ĐÔNG

a. Vị trí của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa 

- Quần đảo Hoàng Sa: 

+ Là một quần đảo san hô ở phía bắc Biển Đông, gồm có hơn 37 đảo, đá, bãi cạn,…

+ Nằm giữa kinh tuyến từ khoảng 113°Đ đến 113°Đ, trải từ khoảng vĩ tuyến 15°45’B đến 17°15’B. 

+ Các đảo lớn như Phú Lâm, Linh Côn,… Một số đảo gần lục địa Việt Nam (đảo Tri Tôn, đảo Hoàng Sa). 

- Quần đảo Trường Sa: 

+ Nằm ở phía đông nam của bờ biển Việt Nam. 

+ Gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô nằm trong vùng biển rộng gấp nhiều lần so với quần đảo Hoàng Sa. 

+ Nằm ở vĩ tuyến từ khoảng 6°30’B đến 12°B và kinh tuyến từ khoảng 111°30’Đ đến 117°20’Đ.

+ Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa, đảo cao nhất so với mực nước biển là Song Tử Tây, đảo có diện tích lớn nhất là Ba Bình. 

+ Chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên. 

b. Tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa

Lĩnh vực

Thuận lợi

Khó khăn

Quốc phòng, an ninh

Các đảo án ngữ những tuyến đường giao thông huyết mạch trong thương mại quốc tế nên có điều kiện thuận lợi để xây dựng thành các căn cứ hậu cần cho quân đội, xây dựng các trạm ra đa, trạm quan sát, vọng gác nhằm kiểm soát vùng biển, vùng trời của các quốc gia trên biển. 

Do địa thế rải rác và địa hình chủ yếu là các đảo san hô, đảo đá thường xuyên bị chìm khi thủy triều lên nên gây khó khăn trong quản lí và xây dựng các căn cứ quân sự. 

Kinh tế

- Vùng biển xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tạo thành ngư trường khổng lồ cho đánh bắt hải sản xa bờ.

- Tại các đảo có thể phát triển ngành đóng tàu, ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản, du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng,…

Do cách xa bờ, khí hậu khắc nghiệt (thiếu nước ngọt, bão tố quanh năm), dân cư còn khá thưa thớt nên khó khăn cho xây dựng các cơ sở kinh tế. 

Xã hội

Trên đảo có thể xây dựng các trung tâm bảo tồn sinh vật biển, nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu vực Biển Đông. 

Việc đưa dân ra cư trú tại các đảo gặp nhiều khó khăn do xa bờ, khí hậu khắc nghiệt, nước ngọt thiếu thốn. 

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Lịch sử 11 Cánh diều bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông, Kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 CD bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 Cánh diều mới

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚ NGHĨA TƯ BẢN

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com