Giải chi tiết lịch sử 11 cánh diều mới bài 7 Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Giải bài 7 Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam sách lịch sử cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu

Trong Bình Ngô đại cáo, thay lời chủ tướng Lê Lợi, Nguyễn Trái đã khẳng định chủ quyền độc lập cùng truyền thống lịch sử và văn hiến lâu đời của nước nhà, đồng thời dẫn ra những thất bại của thế lực ngoại xâm trước các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc.

“Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong".

Vậy trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò, ý nghĩa như thế nào? Có những cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu nào? Có những cuộc kháng chiến nào không thành công? Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi hoặc thất bại trong các cuộc kháng chiến là gì?

1. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

a. Vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 1, trình bày vị trí địa chiến lược của Việt Nam.

Giải lịch sử 11 Cánh diều mới

Hướng dẫn trả lời:

Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Việt Nam cũng là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Cùng với nguồn tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc,...

Do đó, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng. Vì vậy, trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

b. Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trọng lịch sử Việt Nam

Câu hỏi: Phân tích vai trò và ý nghĩa  của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Hướng dẫn trả lời:

Chiến tranh bảo vệ tổ quốc có vai trì quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.

2. Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu 

a. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và tư liệu, trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán năm 938.

Hướng dẫn trả lời:

Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển Đông Bắc. Ngô Quyền đã cho người đóng cọc gỗ đã được vót nhọn ở vùng cửa sông Bạch Đằng, tạo thành bãi cọc ngầm. Trận địa phục kích của quân Ngô Quyền đã khiến quân Nam Hán bị bất ngờ và thất bại nhanh chóng.

b. Kháng chiến chống quân Tống (981)

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và tư liệu, trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981.

Hướng dẫn trả lời:

Đầu năm 981, quân Tống  tiến hành xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nhiều phòng tuyển được xây dựng ở những dòng sông lớn. Khi tiến vào lãnh thổ Đại Cổ Việt, quân Tống liên tục bị chặn đánh ở nhiều nơi.

Khi quân Tống kéo đến sông Chi Lăng, Lê Hoàn dụ bắt được Nhân Bảo, đem chém. Quân do Lưu Trừng lãnh đạo phải rút lui. Khâm Tộ nghe tin liền rút quân quay về. Quân ta truy kích: quân Khâm Tộ thua to, chết mất quả nửa,... vua Tống phải xuống chiếu rút quân về.

c. Kháng chiến chống quân Tống (1075-1077)

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Hình 3, trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1075-1077.

Giải lịch sử 11 Cánh diều mới

Hướng dẫn trả lời:

Tháng 10-1075, trước những hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, nhà Lý bất ngờ tấn công vào châu Ung (Quảng Tây) và châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông). Sau khi rút quân về nước, nhà Lý khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến quy mô lớn ở bờ nam sông Cầu, phía bắc kinh thành Thăng Long.

Đầu năm 1076, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt và bị chặn lại ở phòng tuyển bên bờ sông Như Nguyệt (Bắc Ninh ngày nay). Quân Tống nhiều lần tổ chức vượt sông đánh sang phòng tuyến của quân nhà Lý nhưng đều thất bại. Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông, tấn công vào doanh trại địch. Quân Tống thiệt hại nặng,  rơi vào tình thế khó khăn, bế tắc. Lúc này, nhà Lý chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách đề nghị giảng hoà. Quân Tống nhanh chóng chấp nhận và rút quân về nước.

d. Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1258 – 1288)

Câu hỏi: Trình bày nội dung chính của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên (1258-1288).

Hướng dẫn trả lời:

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 1:

  • Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Giặc theo đi đường sông Thao và tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ). Sau đó, tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.
  • Trước thế giặc mạnh Vua Trần rút lui khỏi thành Thăng Long , rút về Thiên Trường (Hà Nam) và thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”
  • Giặc vào kinh thành không một bóng người, không có lương thực. Chúng điên cuồng phá hoại kinh thành. Do quân ta chống trả quyết liệt và thiếu lương thực, chưa đầy 1 tháng địch rơi vào tình thế khó khăn, lực lượng bị tiêu hao dần
  • Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, Hà Nội). Ngày 29/1/1258, quân Mông cổ bị đánh tan, phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 1 kết thúc thắng lợi.

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2:

  • Tháng 1/1285, Thoát Hoan cầm đầu 50 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta
  • Sau một vài trận đánh địch tại biên giới, quân ta đã tiến về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng, rút về Thiên Trường (Hà Nam) để thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
  • Cùng thời điểm đó, Toa Đô dẫn quân từ Chăm-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa; quân Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía Nam để tiêu diệt quân ta, nhưng thất bại buộc phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
  • Tháng 5/1285, lợi dụng thời cơ quân địch đang suy yếu, nhà Trần tổ chức phản công đánh tan quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử, Thăng Long.

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 3:

  • Tháng 12/1287, quân Nguyên tấn công Đại Việt. Cánh quân thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Lạng Sơn, Bắc Giang và chiếm đóng Vạn Kiếp
  • Cánh quân thứ 2 là thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng để phối hợp cùng Thoát Hoan

e. Kháng chiến chống quân Xiêm (1785)

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và tư liệu, trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785).

Hướng dẫn trả lời:

Giữa năm 1784, 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định (Nam Bộ ngày nay) với danh nghĩa giúp Nguyễn Ánh. Đầu năm 1785, lực lượng Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến vào đặt đại bản doanh tại Mỹ Tho. Ngày 19-1-1785, trên sông Tiền (đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút) đã diễn ra trận đánh quyết định giữa quân Tây Sơn và quân Xiêm.

Nguyễn Huệ đem quân mai phục ở Rạch Gầm và ở sông Xoài Mút, rồi dụ quân Xiêm lại đánh... Quân Xiêm thua to bỏ chạy.

g. Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 6, trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789.

Giải lịch sử 11 Cánh diều mới

Hướng dẫn trả lời:

Cuối năm 1788, 29 vạn quân Thanh tiến vào Đại Việt. Được tin, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân (12-1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi nhanh chóng tiến quân ra Bắc.

Từ đêm 30 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn lần lượt tiêu diệt các đồn luỹ của quân Thanh đóng ở phía nam Thăng Long. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, cánh quân do Quang Trung chỉ huy tiến đánh và hạ đồn Ngọc Hồi. Cùng thời gian này, đạo quân của Đô đốc Long tấn công và hạ dồn Đống Đa. Quân Thanh nhanh chóng tan vỡ. Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng tháo chạy về nước.

h. Nguyên nhân thắng lợi

Câu hỏi: Giải thích nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

Do chính quyền nhà nước không củng cố được khối đoàn kết dân tộc, không nhận được sự ủng hộ của khối đoàn dân tộc, không nhận được sự ủng hộ của nhân dân và phạm phải một số sai lầm trong lãnh đạo, chỉ huy kháng chiến.

3. Một số cuộc kháng chiến không thành công

a. Kháng chiến chống quân Triệu (thế kỉ II TCN)

Câu hỏi: Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Triệu thế kỉ II TCN. 

Hướng dẫn trả lời:

Năm 207 TCN, Triệu Đà lập nước Nam Việt ở phía nam Trung Quốc, sau đó tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.

Đối với Âu Lạc, khi không khuất phục được về quân sự, Triệu Đà dùng kế là gián, gây mâu thuẫn nội bộ. Năm 179 TCN, Triệu Đà sai quân đánh  Âu Lạc, An Dương Vương thất bại nhanh chóng.

b. Kháng chiến chống quân Minh (đầu thế kỉ XV)

Câu hỏi: Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Minh đầu thế kỉ XV.

Hướng dẫn trả lời:

  • Cuối năm 1406, nhà Minh huy động hàng chục vạn quân tiến đánh Đại Ngu. Nhà Hồ tổ chức chặn đánh từ biên giới nhưng thất bại, phải rút về bờ nam sông Hồng rồi tập trung cố thủ ở thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội ngày nay). Quân Minh đánh chiếm thành Đa Bang rồi tiến về Đông Đô (Thăng Long). Quân nhà Hồ buộc phải rút về thành Tây Đô (Thanh Hoá). Tháng 5-1407, quân Minh tấn công vào Tây Đô. Kháng cự thất bại, Hồ Quý Ly chạy vào trấn Lâm An (Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay) và bị bắt tại cửa biển Kỳ La (nay thuộc huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Cuộc kháng chiến chống quân Minh thất bại.

c. Kháng chiến chống thực dân Pháp (nửa sau thế kỉ XIX)

Câu hỏi: Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX.

Hướng dẫn trả lời:

  • Sau nhiều lần gây sức ép, đưa thư yêu cầu nhưng không được triều Nguyễn đáp ứng, ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.
  • 1859-1862: Pháp tấn công thành Gia Định, đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì. Quân dân triều đình Huế kháng cự không hiệu quả. 
  • 1867: Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kì. Triều đình Huế bất lực. Phong trào kháng chiến của nhân dân tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. 
  • 1873: Phán tấn công Bắc Kì lần thứ nhất; chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất.
  • 1882 -1883: Pháp tấn công Bắc kì lần thứ hai; chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.
  • 1883-1884: Pháp tấn công Thuận An, triều đình Huế và Pháp kí Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

d. Nguyên nhân không thành công

Câu hỏi: Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

  • Trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu, triều đình Âu Lạc đã mất cảnh giác, không có sự phòng bị, dẫn đến thất bại nhanh chóng.
  • Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhà Hồ thất bại do không có đường lối kháng chiến đúng đắn, chủ yếu dựa vào thành luỹ, nặng về phòng ngự bị động và rút lui cố thủ. Một số chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và việc ông phế truất vua Trần để lên ngôi trước đó đã khiến cho quân dân nhà Hồ mất đoàn kết, suy giảm ý chỉ chiến đấu.
  • Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng đắn, thiếu quyết đoán, thiên về chủ hoà, lại không đoàn kết, hợp lực với nhân dân. Bên cạnh đó, trang bị vũ khí và kĩ thuật tác chiến của quân đội nhà Nguyễn cũng yếu kém và lạc hậu hơn so với quân đội Pháp.

Luyện tập

Câu hỏi 1: Lập bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam theo gợi ý: thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả.

Hướng dẫn trả lời:

STT

Tên cuộc kháng chiến

Thời gian

Địa điểm

Đối tượng xâm lược

Những trận đánh lớn

Kết quả

1

Chống Nam Hán

938

biển Đông Bắc

Nam Hán

trận Bạch Đằng

Thắng lợi

2

Chống Tống lần 1

981

Đại Cồ Việt

Tống

trận trên sông Chi Lăng

Thắng lợi

3

Chống Tống lần 2

1075 - 1077

Đại Việt

Tống

 

Thắng lợi

4

3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên

Thế kỉ XIII  (1258,1285, 1287-1288)

Đại Việt

Mông - Nguyên

trận Bạch trận Đằng, trận Chương Dương, trận Hàm Tử...

Thắng lợi cả 3 lần

5

Kháng chiến chống quân Triệu

thế kỉ II TCN

Âu Lạc

Triệu

 

Thất bại

6

Chống Minh

đầu thế kỉ XV

Đại Ngu

Minh

 

Thắng lợi

7

Chống Xiêm

1785

Gia Định (Nam Bộ ngày nay)

Xiêm

trận Rạch Gầm, trận Xoài Mút

Thắng lợi

8

Chống Thanh

1789

Đại Việt

Thanh

trận Ngọc Hồi

Thắng lợi

Chống Pháp

nửa sau thế kỉ XIX - 1954

Việt Nam

Pháp

Điện Biên Phủ, chiến thắng thu đông năm 1947

Thắng lợi

Vận dụng

Câu hỏi 2: Trên cơ sở kiến thức đã học, rút ra những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam. Những bài học lịch sử đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Hướng dẫn trả lời:

  • Qua những bài học đó con người chúng ta càng thêm yêu quê hướng đất nước mình hơn, biết chân trọng những gì đất nước đã có được. Bên cạnh đó, tình thần đoàn kết vẫn luôn được áp dụng cho tới thời nay, tinh thần đoàn kết, mọi người cùng giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng thời đại mới cho đất nước.

Câu hỏi 3: Sưu tầm tư liệu lịch sử về một cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Hướng dẫn trả lời:

Một trong những cuộc kháng chiến tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo không chỉ đánh thức lòng yêu nước của toàn dân tộc mà còn làm rung chuyển nước Pháp.

"Ngày 25/12/1927, Nguyễn Thái Học và các đồng sự tổ chức thành lập Việt Nam Quốc dân đảng, ông được bầu làm Chủ tịch. Theo chương trình hành động vạch ra phải trải qua ba thời kỳ: thời kỳ thứ nhất là thời phôi thai, tập trung tổ chức chi bộ, phát triển đảng viên, xây dựng các cơ sở đảng; thời kỳ thứ hai, tổ chức các hội quần chúng xung quanh đảng, thành lập các cơ quan tuyên truyền bán công khai, cử người ra nước ngoài học về quân sự để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa và xây dựng lực lượng vũ trang sau khi giành được chính quyền; thời kỳ thứ ba, công khai hoạt động, tổ chức khởi nghĩa, phối hợp với những đảng viên trong quân đội Pháp nổi dậy đánh chiếm các đồn bốt tiến tới giải phóng dân tộc, "khôi phục giang sơn"...

Sau vụ trùm mộ phu đồn điền Bazin ngày 9/2/1929 bị ám sát, Việt Nam Quốc dân đảng bị nhà cầm quyền lùng sục, bắt bớ. Trước nguy cơ Việt Nam Quốc dân đảng bị tan vỡ, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính đã quyết định tiến hành cuộc "tổng khởi nghĩa vũ trang". Nếu thất bại cũng là tấm gương cho đời sau tiếp bước, "Không thành công cũng thành nhân". Lực lượng khởi nghĩa gồm khoảng 60 người từ dưới Phú Thọ đi tàu hỏa lên Yên Bái từ ngày hôm trước. 

Tại Yên Bái, lực lượng Việt Nam Quốc dân đảng có khoảng 40 người, chủ yếu là lính khố đỏ thuộc đại đội 5, 6, 7 Tiểu đoàn 2, Trung đoàn lính khố đỏ số 4 Bắc Kỳ. Lính khố xanh không tham dự khởi nghĩa.

Đêm 9 rạng ngày 10/2/1930, Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ, nghĩa quân đã hạ sát được hầu hết bọn sĩ quan, hạ sĩ quan chỉ huy ở các nhà riêng, phối hợp với nghĩa quân hai cơ lính khố đỏ đồn 5 và 6 đồn Dưới nổi dậy.

Trước sân trại lính, một đại biểu của Việt Nam Quốc dân Đảng đọc bài "Hịch khởi nghĩa" với những khẩu hiệu: "Đuổi giặc Pháp về nước Pháp/ Đem nước Nam trả người Nam/ Cho trăm họ khỏi lầm than/ Được thêm phần hạnh phúc". Từng toán quân khởi nghĩa chia nhau đi chiếm nhà ga, bến xe và các cơ quan chính quyền của Pháp, tuyên truyền nhân dân hưởng ứng và ủng hộ nghĩa quân khởi nghĩa. Cờ của Việt Nam Quốc dân đảng tung bay trên trại lính và các công sở. Do không lôi kéo được toàn bộ lính khố xanh cơ số 7 và số 8 ở trên đồn cao, Trung tá Tacon củng cố lực lượng phản công lại. Nghĩa quân bị đánh bật khỏi các vị trí đã chiếm, cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu.

Phối hợp với Khởi nghĩa Yên Bái, đêm 10/2/1930, lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng Nguyễn Khắc Nhu đã lãnh đạo nghĩa quân khởi nghĩa đánh đồn Hưng Hóa, chiếm phủ Lâm Thao. Theo kế hoạch khi giành thắng lợi ở Yên Bái và Hưng Hóa, hai nghĩa quân này sẽ hội quân tại Hưng Hóa, vượt bến Trung Hà tiến đánh đồn Thông ở Sơn Tây, hợp với quân của Phó Đức Chính chiến đấu tại đây. Nghĩa quân đánh đồn Hưng Hóa, do không có nội ứng và vũ khí kém nên không đánh chiếm được đồn, nghĩa quân phải rút về Lâm Thao. Tại đây, quân nghĩa khởi do Phạm Nhận chỉ huy đã đánh chiếm được phủ Lâm Thao. Được sự chi viện của quân Pháp từ Phú Thọ, chúng tổ chức phản công dữ dội, do thiếu vũ khí lại thiếu người chỉ huy sau khi Nguyễn Khắc Nhu bị thương và bị bắt, nghĩa quân tan vỡ.

Cùng tiếng súng khởi nghĩa Yên Bái, nhiều đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng đã tổ chức cài bom nổ khắp thành phố Hà Nội để uy hiếp tinh thần và gây hoang mang cho quân Pháp khiến chúng phải đề phòng và nâng cao cảnh giác. Chúng ráo riết truy lùng những đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng và những người yêu nước.

Sau khởi nghĩa Yên Bái 5 ngày, Nguyễn Thái Học tổ chức khởi nghĩa ở Vĩnh Bảo, Phụ Dực, chủ trương tiến tới chiếm toàn bộ Hải Phòng. Nghĩa quân đã đánh chiếm được huyện lỵ Vĩnh Bảo, giết chết tên tri huyện Hoàng Gia Mô, một tên quan lại tham tàn độc ác. Với sự phản công quyết liệt của quân Pháp với vũ khí hiện đại, quân khởi nghĩa bị tiêu diệt.

Nguyễn Thái Học trốn thoát do được sự che chở của nhân dân. Cùng một số đảng viên tiêu biểu còn lại của Việt Nam Quốc dân Đảng, Nguyễn Thái Học bàn bạc và dự định cải tổ lại Đảng và thay đổi phương hướng chiến lược và hoạt động của Đảng. Chủ trương này vừa khởi động thì ngày 20/2/1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương). 

Ngày 23/3/1930, ông bị kết án tử hình. Ngày 17/6/1930, Pháp đưa Nguyễn Thái Học cùng 12 chiến sĩ khác của Việt Nam Quốc dân Đảng tại Yên Bái lên máy chém. Bước lên đoạn đầu đài, trước khi đưa đầu vào máy chém, Nguyễn Thái Học hô vang: "Việt Nam vạn tuế!"."

(Trích: Kỷ niệm 92 năm Khởi nghĩa Yên Bái (10/2/1930 - 10/2/2022) Facebook Twitter Biểu tượng cao đẹp của tinh thần quật khởi dân tộc - http://yenbai.noichinh.vn/)

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 11 cánh diều bài 7, giải lịch sử 11 sách cánh diều bài 7, Giải bài 7 Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam, bài 7 Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 Cánh diều mới

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚ NGHĨA TƯ BẢN

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com