Giải chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều bài 1: Vai trò và triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt

Dưới đây là phần hướng dẫn giải chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều bài 1: Vai trò và triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt.Lời giải đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Quan sát Hình 1.1 và cho biết. Vì sao cây chuối có thể nhân giống được trong bình như vậy?

Quan sát Hình 1.1 và cho biết. Vì sao cây chuối có thể nhân giống được trong bình như vậy?

Hướng dẫn trả lời:

Cây chuối đang được áp dụng phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG TRỒNG TRỌT

Câu hỏi 1: Kể tên một số sản phẩm của công nghệ sinh học mà em biết. Những sản phẩm này có lợi ích gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Một số sản phẩm của công nghệ sinh học mà em biết:

+ Giống lúa đột biến chuyển gen

+ Tạo giống cây trồng không hạt: dưa hấu, ổi

+ Nhân nhanh giống cây trồng có giá trị kinh tế cao: hoa lan, chuối, dâu tây.

- Lợi ích của các sản phẩm của công nghệ sinh học trên:

Tạo giống có chất lượng, nhân giống nhanh

Câu hỏi 2. Em hãy lấy ví dụ về một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong trồng trọt.

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ về ứng dụng của công nghệ sinh học trong trồng trọt:

- Tạo giống cây trồng: tạo giống ưu thế ali trên lúa, ngô

- Tạo phân bón: phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh chuyển hóa lân.

- Tạo chế phẩm sinh học: thuocs bảo vệ thực vật Bt.

Vận dụng: Những lĩnh vực công nghệ sinh học nào có thể ứng dụng trong trồng trọt ở địa phương em? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

- Lĩnh vực công nghệ sinh học được ứng dụng ở địa phương em là:

+ Ứng dụng công nghệ tế bào

+ Ứng dụng công nghệ lên men trong chế biến nông sản

- Giải thích:

+ Ứng dụng công nghệ tế bào để nhân giống cây hoa lan giúp phát triển nghề trồng hoa của địa phương.

+ Ứng dụng công nghệ lên men trong chế biến nông sản giúp sản xuất năng lượng sinh học từ sản phẩm trồng trọt của địa phương.

2. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRỒNG TRỌT

Câu hỏi: Ngoài hoa lan, chuối, dâu tây, em hãy kể tên các cây trồng khác thường được nhân giống bằng nuôi cây mô tế bào?

Hướng dẫn trả lời:

Các cây trồng khác thường được nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào là:

- Khoai tây

- Sắn

- Mía

Câu hỏi: Từ một củ khoai tây sau 8 thàng nhân giống tạo ra được 2 tỉ cây con đủ trồng cho diện tích 40ha. Theo em, đây là kết của ứng dụng của công nghệ nào?

Hướng dẫn trả lời:

Từ một củ khoai tây sau 8 tháng nhân giống tạo ra được 2 tỉ cây con đủ trồng cho diện tích 40 ha. Theo em, đây là kết quả ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào.

Câu hỏi: Vì sao nói ứng dụng công nghệ sinh học là nền tảng để hình thành nên nền nông nghệp hữu cơ?

Hướng dẫn trả lời:

Ứng dụng công nghệ sinh học là nền tảng để hình thành nên nền nông nghiệp hữu cơ vì: Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất. Mà ứng dụng công nghệ sinh học giúp thực hiện được điều đó.

3. TRIỂN VỌNG CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG TRỒNG TRỌT

Câu hỏi: Trong tương lai, công nghệ sinh học trong trồng trọt sẽ được phát triển và ứng dụng theo hướng nào? Em hãy đánh giá những triển vọng đó?

Hướng dẫn trả lời:

* Trong tương lai, công nghệ sinh học trong trồng trọt sẽ được phát triển và ứng dụng theo hướng sau:

- Phát triển và ứng dụng công nghệ gen mới trong chọn tạo giống để tạo ra các giống cây trồng có năng suất cao hơn và chất lượng vượt trội, thích ứng tốt hơn với điều kiện canh tác của từng địa phương và biến đổi khí hậu.

- Ứng dụng rộng rãi hơn công nghệ tế bào trong nhân giống cây trồng sạch bệnh.

- Phát triển và ứng dụng công nghệ vi sinh vật, enzyme và protein, lên men để sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, bộ KIT chuẩn đoán bệnh cây trồng có chấy lượng cao để sử dụng cho các vùng sản xuất sản phẩm trồng trọt an toàn.

- Hình thành cơ sở dữ liệu DNA, chỉ thị phân tử, nguồn vật liệu di truyền phục vụ cho việc bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây trồng.

- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học ngày càng gia tăng.

* Đánh giá những triển vọng trên

Trong tương lai ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong trồng trọt để tạo ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị tốt hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

Câu hỏi: Nếu là một nhà nghiên cứu về công nghệ sinh học trong tương lai, em sẽ nghiên cứu theo hướng nào để thức đẩy sự phát triển trồng trọt? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Nếu là một nhà nghiên cứu về công nghệ sinh học trong tương lai, em sẽ nghiên cứu theo hướng phát triển và ứng dụng công nghệ vi sinh vật, enzyme và protein, lên men để sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, bộ KIT chuẩn đoán bệnh cây trồng có chấy lượng cao để sử dụng cho các vùng sản xuất sản phẩm trồng trọt an toàn.

Vì như vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trồng trọt hữu cơ ngày càng gia tăng trong nước, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới và phát triển nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường.

Tìm kiếm google: Giải chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều, giải CĐ Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều, giải CĐ Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều bài 1: Vai trò và triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề học tập công nghệ trồng trot 10 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com