Giải lịch sử 10 bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV - trang 101 lịch sử lớp 10. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được Baivan.net hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 10 bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV nhé.

[toc:ul]

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Nhận xét  vị trí của Phật giáo ở các thế kỉ X – XIV?

Trả lời:

Ở các thế kỉ X – XIV, phật giáo nắm giữ vị trí đặc biệt quan trọng và khá phổ biến.

Vua quan trong triều nhiều người theo đạo phật. Các nhà sư được vua tôn trọng, có những lúc chính các nhà sư cũng được tham dự bàn chuyện việc nước. Bên cạnh đó, chùa chiền cũng được xây dựng ngày càng nhiều rải khắp mọi nơi.

Câu 2: Việc dựng bia Tiến sĩ có tác dụng gì?

Trả lời:

Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Và cho đến năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia trong văn miếu.

Việc dựng bia để ghi tên các tiến sĩ như vậy có tác dụng:

  • Trước hết là khuyến khích sự ham học của các bậc trẻ tuổi, tài năng xuất chúng.
  • Sau đó là tạo điều kiện để thu hút các bậc nhân tài, tri thức giỏi tham gia vào việc đóng góp và xây dựng, bảo vệ đất nước.

Câu 3: Hãy nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân thời Lý, Trần, Lê.

Trả lời:

Đời sống văn hóa của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý, Trần, Lê phát triển phong phú và đa dạng. Ngoài những nét vă hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc và dân gian thì đất nước chúng ta còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố từ bên ngoài vào. 

Câu 4: Lập bảng thống kê các thành tựu khoa học – kĩ thuật?

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Sử học

Nhiều tác phẩm được biên soạn như Đại Việt ký, Đại Việt lược sử, Trung hưng thực lục: Lam Sơn thực lục.

Địa lí

Dư địa chí, Hồng Đức ban đồ

Chính trị

Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bi truyền thư

Toán học

Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Trình bày tóm lược sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh,...

Trình bày tóm lược sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ?

Trả lời:

Trải qua các triều đại khác nhau, nền giáo dục nước ta nhìn chung có sự phát triển và đi lên.

Đầu tiên, ở thời Lý, vua Lý Thành Tông đã cho lập Văn miếu, tổ chức khoa thi đầu tiên vào năm 1077 ở kinh thành.

Tiếp đó, từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, nền giáo dục nước ta từng bước hoàn thiện dần và phát triển trở thành nguồn đào tạo quan chức, nhân lực cho đất nước

Đến thời Lê sơ quy chế thi cử được tổ chức rõ ràng, ban hành những quy định cụ thể. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia tiến sĩ trong văn miếu. Điều này đã khích lệ đáng kể đến việc học hành thi cử của nhiều nhân tài góp phần quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Câu 2: Vì sao phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê....

Vì sao phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê lại không phát triển?

Trả lời:

Thời Lý – Trần phật giáo rất phát triển vì Phật giáo vốn đã có từ lâu ở nước ta, nó đã đi vào và ăn sâu trong tâm tưởng của người Việt. Thời Lý – Trần có nhiều vua quan theo đạo phật do đó chùa chiền, tượng phật cũng được đầu tư và xây dựng nhiều rộng khắp cả nước.

Tuy nhiên, bước sang thời Lê Sơ, đạo phật lại không mấy phát triển mà thay vào đó là sự thịnh vượng của Nho giáo. Sở dĩ, trong thời gian này, Nho giáo phát triển là do nhà nước ban hành nhiều điều lệnh nhằm hạn chế sự phát triển của phật giáo. Do đó, Nho giáo được đà phát triển và lên nắm vị trí độc tôn lúc bấy giờ.

Câu 3: Thống kê các thành tựu văn học, nghệ thuật ở các thế kỉ XI – XV?

Trả lời:

  • Thành tựu văn học:
    • Văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như “ thơ thần”, hịch tướng sĩ…
    • Hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời.
    • Văn thơ chữ Nôm xuất hiện: Quốc âm thi tập, Hồng Đức thi tập…
  • Thành tựu nghệ thuật:
    • Nhiều công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi như chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Phổ Minh, chuông Quy Điền…
    • Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hồ được xây dựng và trở thành một  biểu tượng nghệ thuật xây dựng ở nước ta, tháp Chăm được xây dựng thêm, mang phong cách nghệ thuật đặc sắc.
    • Nhiều tác phẩm điêu khắc mang những hoa tiết hoa văn độc đáo.
    • Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng ra đời từ đây và ngày càng phát triển.
    • Âm nhạ phát triển có nhiều nhạc cụ như tiếng cơm sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cồng…
    • Múa được tổ chức vào các ngày lễ, ngày mùa.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Lịch sử lớp 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net