Giải lịch sử 10 bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa - trang 174 lịch sử lớp 10. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được Baivan.net hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 10 bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa nhé.

[toc:ul]

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Trình bày tình hình kinh tế Anh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Tình hình kinh tế Anh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

Từ cuối thập niên 70 của tk XIX Anh mất dần địa vị đứng đầu về công nghiệp. Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.

  • Công nghiệp: Nhiều tổ chức độc quyền ra đời, chi phối đời sống kinh tế nước Anh.
  • Nông nghiệp: Phát triển mất cân đối, Anh phải nhập khẩu lương thực.

Câu 2: Hãy nêu những nét lớn về tình hình chính tri nước Anh cuối thể....

Hãy nêu những nét lớn về tình hình chính tri nước Anh cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Tình hình chính trị nước Anh cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

  • Anh theo thể chế Quân chủ lập hiến ,2 Đảng thay nhau cầm quyền (Tự Do & Bảo Thủ), đều bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
  • Tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở Châu Á và Châu Phi.

Câu 3: Hãy cho biết đặc điểm của tình hình kinh tế Pháp cuối thế kỉ....

Hãy cho biết đặc điểm của tình hình kinh tế Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Tình hình kinh tế Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

  • Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX kinh tế Pháp phát triển chậm lại. Nguyên nhân là do thất bại trong chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871. Hơn nữa, Tư sản chỉ Pháp coi trọng xuất cảng tư bản, không đầu tư nhiều cho công nghiệp trong nước.
  • Nông nghiệp: Nông nghiệp phát triển chậm, đất đai bị chia nhỏ.
  • Công nghiệp: đầu thế kỷ XX diễn ra quá trình tập trung sản xuất trong công nghiệp , đưa đến sự ra đời các công ty độc quyền, từng bước chi phối đời sống kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

Câu 4: Trình bày nét đổi bật về tình hình chính trị Pháp thời kì này?

Trả lời:

Tình hình chính trị Pháp:

  • Tháng 9/1870, Pháp thành lập nền cộng hoà thứ 3. Song phái Cộng hòa lại chia thành hai nhóm Ôn hòa và cấp tiến thay nhau cầm quyền.
  • Tình hình chính trị ở Pháp thường xuyên khủng hoảng nội các.
  • Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX Pháp tăng cường chạy đua vũ trang và xâm lược thuộc địa chủ yếu là châu Á và châu Phi

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Vì sao nói chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân....

Vì sao nói chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân ” và chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?

Trả lời:

Chủ nghĩa đế quốc Anh:

  • Để bù đắp sự thua thiệt do mất địa vị là “công xưởng của thế giới, giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tộc độ xâm lược để mở rộng hệ thống thuộc địa ở châu Á và châu Phi. Năm 1914, thuộc địa Anh rộng tới 30 triệu km2 với 400 triệu người, chiếm ¼ lãnh thổ và ¼ dân số thế giới.
  • Đế quốc Anh tồn tại và phát triển nhờ sự bóc lột tàn nhẫn một hệ thống thuộc địa bao la và giàu có nằm rải khắp hành tinh. Vì vậy, chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Chủ nghĩa đế quốc Pháp:

  • Công nghiệp phát triển chậm. Nhưng những công ti độc quyền cũng dần chi phối nền kinh tế của Pháp. Đặc điểm của tổ chức độc quyền ở Pháp là việc tập trung ngân hàng đạt mức cao.
  • Pháp là nước đứng thứ hai về xuất cảng tư bản (Sau Anh) nhưng hình thức khác Anh ở chỗ tư bản đem cho các nước chậm tiến vay lấy lãi. Vì vậy, chủ nghĩa đế quốc Pháp được gọi là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

Câu 2: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế của Anh và Pháp cuối....

Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế của Anh và Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

  • Kinh tế Anh
    • Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, kinh tế Anh chậm phát triển, Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp
    • Tuy vậy, vẫn đứng đầu thế giới về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quan và thuộc địa.
    • Anh chỉ dùng một lượng nhỏ tư bản đầu tư vào công nghiệp còn chủ yếu xuất cảng ra nước ngoài chủ yếu là các nước thuộc địa.
  • Kinh tế Pháp
    • Công nghiệp Pháp chậm phát triển, tụt xuống hạng thứ 4 sau Mĩ
    • Tư bản Pháp chủ yếu đem xuất cảng ra bên ngoài với hình thức cho vay để lấy lãi

=> Nhìn chung kinh tế Anh và Pháp có tốc độ phát triển chậm lại do việc xuất cảng tư bản và xâm chiếm thuộc địa.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Lịch sử lớp 10


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com