[toc:ul]
I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX đã phát triển như thế nào?
Trả lời:
Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX đã phát triển ổn định và đây là thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ.
- Về công nghiệp: Trong những năm 1923 – 1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, công nghiệp Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lương của 5 cường quốc Anh, Pháp, Đức, I –ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.
- Về nông nghiệp: Phát triển mạnh mẽ, Mĩ đã áp dụng cơ khí hóa trong nông nghiệp.
Câu 2: Vì sao phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời....
Vì sao phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phông vinh của kinh tế Mĩ?
Trả lời:
Phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ vì:
Mặc dù nền kinh tế của Mĩ phát triển phồn thịnh, nhưng công nhân vẫn phải đối mặt với nạn thất nghiệp, bất công trong xã hội.
Đời sống của người lao động nói chung và công nhân nói riêng ngày càng giảm sút.
Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi trong các ngành công nghiệp than, luyện théo, vận tải đường sắt….
Tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập, đánh dấu bước phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
Câu 3: Hãy giải thích vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên mức cao nhất vào....
Hãy giải thích vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933?
Trả lời:
Số người thất nghiệp ở Mĩ lên mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933 bởi vì đó là thời kì nền kinh tế của Mĩ kết thúc thời hoàng kim lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% so với năm 1929, 11,5 công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản. 10 vạn ngân hàng phải đóng cửa…Điều đó đã khiến cho nạn thất nghiệp, nghèo đói tràn lan, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn.
Câu 4: Vì sao thu nhập quốc dân của Mĩ lại phục hồi và phát triển từ năm 1934?
Trả lời:
Thu nhập quốc dân của Mĩ lại phục hồi và phát triển từ năm 1934 vì:
Cuối tháng 10 năm 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Và để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng năm 1932 Ru dơ ven đắc cử tổng thống, đã thực hiện chính sách mới.
Nhờ những chính sách mới của ông đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào khó khăn trước mắt cho người lao động, xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội và dần khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, giúp thu nhập quốc dân của Mĩ từ từ phục hồi và phát triển.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
Trả lời:
Trong những năm 20 của thế kỉ XX Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, là nước giàu nhất thế giới. Sở dĩ Mĩ đạt được như vậy là do:
- Mĩ thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh
- Không bị chiến tranh tàn phá
- Mĩ cũng là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu
- Sớm áp dụng khoa học-kĩ thuật vào trong sản xuất
- Biết sử dụng phương pháp quản lí sản xuất tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hoá trong sản xuất.
Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929 – 1933) để lại hậu quả....
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929 – 1933) để lại hậu quả như thế nào đối với nước Mĩ?
Trả lời:
Bước vào năm 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng chưa bao giờ thấy. Chính cuộc khủng hoảng này đã để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế Mĩ. Cụ thể là:
- Kinh tế:
- sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% so với năm 1929
- 40% tổng số ngân hàng phải đóng cửa (10 vạn)
- 11,5 công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản
- Chính trị- xã hội:
- Nạn thất nghiệp, nghèo đói tràn lan, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn
- Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.
Câu 3: Em hãy nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của tổng thống....
Em hãy nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven?
Trả lời:
Những điểm cơ bản trong chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru – dơ – ven:
- Về kinh tế - tài chính:
- Thông qua các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.
- Thành lập những cơ quan để thực hiện vai trò “điều tiết” của nhà nước tư bản đối với đời sống xã hội.
- Về chính trị - xã hội:
- Chi 16 tỉ đô la để cứu trợ trực tiếp cho người thất nghiệp
- Lập ra quý liên bang để giúp các doanh nghiệp đang phá sản.
- Về đối ngoại:
- Đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11/1933)
- Thực hiện chính sách láng giềng thân thiện với các nước khu vực Mĩ La – tinh.
- Thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.