[toc:ul]
I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC
1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì thay đổi
a. Về hành chính
- Năm 111 TCN nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu.
- Xóa tên nước ta, biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc.
b. Bộ máy cai trị
c. Chính sách về kinh tế:
- Nhân dân ta phải nộp các loại thuế nặng nề nhất là thuế muối và sắt.
- Cống nạp các sản vật quý: Ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi…
=>Kìm hãm sự phát triển kinh tế
d. Chính sách về văn hóa:
- Đưa người Hán sang ở lẫn với ta.
- Bắt ta theo phong tục Hán
=>Nhà Hán rất thâm độc và tàn bạo.
2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ:
a. Nguyên nhân:
- Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán
- Thi sách là chồng của Trưng Trắc bị quân Hán giết hại
b. Diến biến
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây)
- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh rồi tiến xuống Cổ Loa và Luy Lân
- Tô Định phải bỏ trốn về Trung Quốc.
c. Kết qủa: Khởi nghĩa giành được thắng lợi, độc lập, dân tộc được khôi phục.
d. Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao....
Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán?
Trả lời:
Đến năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
Hành động này nhằm mục đích chiếm đóng lâu dài và xóa tên nước ta, biến nước ta thành bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc.
Không chỉ là sát nhập mà nhà Hán còn đặt quan lại nhà Hán để cai trị nước ta. Theo đó nhà Hán đã bố trí người Hán cai trị đến cấp quận, còn cấp dưới quận là huyện, xã do chúng chưa vươn tới nên buộc phải sử dụng Lạc tương người Âu Lạc trị dân như cũ.
Câu 2: Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào? Nhà Hán đưa...
Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào? Nhà Hán đưa người Hán sang ở châu Giao nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Chính sách thống trị của nhà Hán đối với nhân dân Châu Giao biểu hiện:
- Nhân dân Châu Giao phải chịu nhiều thứ thuế và cống nạp nặng nề của ngon vật lạ trên rừng, dưới biển, chúng vơ vét dân ta đến tận xương, tủy
- Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt nhân dân ta phải theo phong tục của người Hán.
- Bọn quan lại người Hán rất tham lam tàn bạo, điển hình là Tô Định.
- Nhà Hán đưa người Hán sang ở Châu Giao nhằm mục đích đồng hóa dân tộc ta (bắt dân ta phải theo phong tục Hán).
Câu 3: Qua 4 câu thơ (Thiên nam ngữ lục, SGK, trang 48) , em hãy...
Qua 4 câu thơ (Thiên nam ngữ lục, SGK, trang 48) , em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa.
Trả lời:
Ngày xuất quân, bà Trưng Trắc đã đọc lời thề:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.
Đọc 4 câu thơ trên, ta nhận thấy được mục tiêu của cuộc khởi nghĩa đã được Bà Trưng Trắc vạch ra rõ ràng. Đó là:
- Đánh đuổi quân xâm lược , giành độc lập cho đất nướ
- Nối lại sự nghiệp của các vua Hùng
- Trả thù cho chồng bị giết hại.
Câu 4: Theo em việc khắp nơi đều kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì?
Trả lời:
Khắp nơi kéo quân về Mê Linh hưởng ứng Hai Bà Trưng chứng tỏ ách thống trị nhà Hán đối với nhân dân ta rất tàn bạo, khiến mọi người đều căm giận và nổi dậy chống lại.
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi?
Trả lời:
Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có thay đổi:
- Đất nước:
- Nhà Hán chia Âu Lạc thành 3 quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
- Đứng đầu châu là Thứ sử.
- Đứng đầu quận là Thái úy (coi việc chính trị), Đô úy (coi việc quân sự). Tất cả đều là người Hán.
- Đứng đầu huyện là Lạc tướng (người Việt trị dân như cũ).
- Nhân dân:
- Nộp những thứ thuế, những sản vật quí như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi... để cổng nạp cho nhà Hán.
- Bắt nhân dân theo phong tục người Hán.
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét của Lê Văn Hưu?
Trả lời:
Nhà sử học Lê Văn Hưu đã từng nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà quân Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.
Qua câu nhận xét trên, em nhận thấy rằng:
- Dưới ách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán, nhân dân ta khắp nơi đã sẵn sàng nổi dậy. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân cả nước đều hưởng ứng, khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi.
- Cuộc khởi nghĩa này báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta được.