Giải lịch sử 6 bài 24: Nước Cham – pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

[toc:ul]                                    

I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC

1. Nước Cham – pa độc lập ra đời

  • Thế kỷ II, nhân dân Tượng Lâm giành độc lập, lập nước Lâm Ấp.
  • Thế kỷ VI, tên nước đổi thành Cham-pa.
  • Lãnh thổ: từ Hoành Sơn đến Phan Rang.
  • Kinh đô: Sin-ha-pu-ra

2. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X

a. Kinh tế:

  • Sử dụng công cụ sắt, dùng trâu bò kéo cày.
  • Trồng lúa nước, hai vụ/năm; Làm ruộng bậc thang.
  • Trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.
  • Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán.

b. Văn hóa :

  • Có chữ viết riêng từ thế kỷ IV.
  • Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
  • Có tục hoả táng, ở nhà sàn, có thói quen ăn trầu cau.
  • Sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các Tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi...
  • Họ có quan hệ gần gũi chặt chẽ từ lâu đời với cư dân Việt.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Nhân dân Tượng Lâm đã giành độc lập trong hoàn cảnh nào?....

Nhân dân Tượng Lâm đã giành độc lập trong hoàn cảnh nào? Em có nhận xét gì về  quá trình thành lập  và mở rộng nước Cham – pa?

Trả lời:

  • Nhân dân Tượng Lâm đã giành độc lập trong hoàn cảnh:
    • Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán. Nhà Hán tỏ ra bất lược, nhất là đội với các quận xa như Tượng Lâm.
    • Năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
  • Em nhận thấy, quá trình thành lập và mở rộng nước Cham – pa diễn ra chủ yếu trên cơ sở các hoạt động quân sự, quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4 – 5 vạn người). Đánh bại chính quyền đô hộ Hán và tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ (phía Bắc đến Quảng Bình, phía Nam đến Phan Rang).

Câu 2: Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Cham – pa....

Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Cham – pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?

Trả lời:

Từ thế kỉ II đến thế kỉ X, người dân Cham – pa đã biết:

  • Sử dụng công cụ sắt, dùng trâu bò kéo cày.
  • Trồng lúa nước, hai vụ/năm; Làm ruộng bậc thang.
  • Trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.
  • Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán.

=> Như vậy, về trình độ phát triển kinh tế, nhân dân Cham Pa đã dần bắt nhịp và có trình độ ngang bằng như nhân dân các vùng xung quanh.

Câu 3: Quan sát hình 53, em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc....

Quan sát hình 53, em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm?

Trả lời:

Hình 53 là hình của Tháp Chăm ở Phan Rang.

Quan sát công trình này, em nhận thấy đây là một công trình rất đẹp. Có thể nói, người dân Cham – pa đã tạo nên một nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo, mang đậm tính cách và tâm hồn của những người dân nơi đây. Cấu trúc của tháp được bố trí hài hòa, cân đối và rất tinh tế.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Nước Cham – pa được thành lập và phát triển như thế nào?

Trả lời:

  • Sự thành lập nước Cham – pa:
    • Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán. Nhà Hán tỏ ra bất lược, nhất là đội với các quận xa như Tượng Lâm.
    • Năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
  • Sự phát triển nước Cham  - pa:
    • Từ một nước có phạm vi nhỏ, Cham  - pa đã từ từ mở rộng thành một phạm vi lãnh thổ rộng lớn hơn. Phía Bắc lãnh thổ kéo dài đến Hoành Sơn, phía Nam đến Phan Rang. Đổi tên nước là Cham-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu – Quảng Nam).

Câu 2: Nêu những thành tựu về văn hóa và kinh tế của Cham – pa?

Trả lời:

Từ thế kỉ II đến thế kỉ X, nhân dân Cham – pa đã thu lại được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa.

  • Thành tựu về kinh tế:
    • Sử dụng công cụ sắt, dùng trâu bò kéo cày.
    • Trồng lúa nước, hai vụ/năm; Làm ruộng bậc thang.
    • Trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.
    • Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán.
  • Thành tựu về văn hóa:
    • Có chữ viết riêng từ thế kỷ IV.
    • Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
    • Có tục hoả táng, ở nhà sàn, có thói quen ăn trầu cau.
    • Sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các Tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi...
    • Họ có quan hệ gần gũi chặt chẽ từ lâu đời với cư dân Việt.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Lịch sử lớp 6


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com