Bài tập 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a) Số “Một trăm linh năm triệu không trăm bảy mươi hai nghìn không trăm linh chín” được viết là:
A. 150 072 090. B. 105 070 090.
C. 105 072 009. D. 105 070 009.
b) Phân số chỉ số phần đã tô đậm trong hình dưới đây là:
A. $\frac{4}{3}$.
B. $\frac{3}{4}$.
C. $\frac{4}{7}$.
D. $\frac{7}{4}$.
c) Phân số $\frac{5}{6}$ bằng phân số nào dưới đây?
A. $\frac{20}{24}$.
B. $\frac{24}{20}$.
C. $\frac{20}{18}$.
D. $\frac{18}{20}$.
d) Trong các phân số sau, phân số lớn hơn 1 là:
A. $\frac{4}{4}$.
B. $\frac{4}{5}$.
C. $\frac{5}{5}$.
D. $\frac{5}{4}$.
e) Hai đường thẳng nào dưới đây song song với nhau?
A. (1) và (5) B. (1) và (3)
C. (3) và (4) D. (2) và (5)
g) Số đo của góc đỉnh A cạnh AB, AC trong hình dưới đây là:
A. 90°. B. 60°. C. 120°. D. 180°.
Trả lời
a) Chọn đáp án C.
Số “Một trăm linh năm triệu không trăm bảy mươi hai nghìn không trăm linh chín” được viết là: 105 072 009.
b) Chọn đáp án C.
Phân số chỉ số phần đã tô đâm là $\frac{4}{7}$.
c) Chọn đáp án D.
Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1 .
d) Chọn đáp án B.
Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau.
g) Chọn đáp án B.
Số đo góc đỉnh A cạnh AB, AC là 60°.
Bài tập 2: Đúng ghi (Đ), sai ghi (S) vào ô trống:
$\frac{7}{10}=\frac{7}{10:2}=\frac{7}{5}$ …………….
$\frac{1}{5}=\frac{1\times 3}{5\times 3}=\frac{3}{15}$ …………….
$\frac{1}{2}=\frac{1+1}{2+2}=\frac{2}{4}$ …………….
$\frac{4}{5}=\frac{4\times 4}{5\times 5}=\frac{16}{25}$ …………….
Trả lời
$\frac{7}{10}=\frac{7}{10:2}=\frac{7}{5}$ ………Đ…….
$\frac{1}{5}=\frac{1\times 3}{5\times 3}=\frac{3}{15}$ ………Đ.…….
$\frac{1}{2}=\frac{1+1}{2+2}=\frac{2}{4}$ ………Đ…….
$\frac{4}{5}=\frac{4\times 4}{5\times 5}=\frac{16}{25}$ ………S…….
Sửa: $\frac{4}{5}=\frac{4\times 4}{5\times 4}=\frac{16}{20}$.
Bài tập 3: Tính:
$\frac{7}{12}+\frac{1}{4}$
$\frac{5}{3}-\frac{8}{21}$
$\frac{12}{25}\times \frac{5}{12}$
$12:\frac{4}{7}$
Trả lời
$\frac{7}{12}+\frac{1}{4}=\frac{7}{12}+\frac{3}{12}=\frac{10}{12}=\frac{5}{6}$
$\frac{5}{3}-\frac{8}{21}=\frac{35}{21}-\frac{8}{21}=\frac{27}{21}=\frac{9}{7}$
$\frac{12}{25}\times \frac{5}{12}=\frac{5}{25}=\frac{1}{5}$
$12:\frac{4}{7}=12\times \frac{7}{4}$ = 3 x 7 = 21
Bài tập 4: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
$\frac{3}{4}$ giờ = ………… phút
$\frac{3}{4}$ m2 = ………… dm2
$\frac{3}{4}$ thế kỉ = ………… năm
$\frac{3}{4}$ kg = ………… g
Trả lời
$\frac{3}{4}$ giờ = $\frac{3}{4}$ x 60 = 45 phút
$\frac{3}{4}$ m2 = $\frac{3}{4}$ : 100 = $\frac{3}{4}$ x $\frac{1}{100}$ = $\frac{3}{400}$ dm2
$\frac{3}{4}$ thế kỉ = $\frac{3}{4}$ x 100 = 3 x 25 = 75 năm
$\frac{3}{4}$ kg = $\frac{3}{4}$ x 1000 = 3 x 250 = 750 g
Bài tập 5: Dùng mua ô tô và máy bay đồ chơi hết 150 000 đồng. Tính giá tiền của ô tô và máy bay, biết rằng số tiền mua ô tô ít hơn số tiền mua máy bay 25 000 đồng.
Trả lời
Số tiền mua máy bay là:
150 000 - 25 000 = 125 000 (đồng)
Đáp số: 125 000 (đồng)
Bài tập 6: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
Hình bên có ..... hình bình hành.
Trả lời
Hình bên có 9 hình bình hành.
Bài tập 7: Ở một cửa hàng thời trang trong trung tâm thương mại, giá bán ban đầu của một bộ quần áo là 199 000 đồng, và giá bán hiện tại có khuyến mại là 128 000 đồng. Nếu mua 5 bộ quần áo như thế thì sẽ rẻ hơn giá gốc bao nhiêu tiền?
Trả lời
Cách 1: Mua 1 bộ quần áo thì sẽ rẻ hơn giá gốc số tiền là:
199 000 - 128 000 = 71 000 (đồng).
Mua 5 bộ quần áo thì sẽ rẻ hơn giá gốc số tiền là:
5 x 71 000 = 355 000 (đồng).
Đáp số: 355 000 (đồng).
Cách 2: Giá bán 5 bộ quần áo khi chưa có khuyến mại là:
5 x 199 000 = 995 000 (đồng).
Giá bán 5 bộ quần áo khi có khuyến mại là:
5 x 128 000 = 640 000 (đồng).
Mua 5 bộ quần áo như thế thì sẽ rẻ hơn giá gốc số tiền là:
995 000 - 640 000 = 355 000 (đồng).
Đáp số: 355 000 (đồng).
Bài tập 8: Biểu đồ dưới đây cho biết doanh thu của một cửa hàng thực phẩm trong 6 tháng đầu năm.
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
a) Doanh thu của cửa hàng cao nhất vào tháng ..... với số tiền là …………………..
b) Tổng doanh thu trong 6 tháng của cửa hàng là …………………..
c) Trung bình mỗi tháng của hàng có doanh thu là …………………..
Trả lời
a) Doanh thu của cửa hàng cao nhất vào tháng 6 với số tiền là 140 triệu đồng.
b) Tổng doanh thu trong 6 tháng của cửa hàng là:
60 + 110 + 80 + 100 + 80 + 140 = 570 (triệu đồng).
c) Trung bình mỗi tháng của hàng có doanh thu là: 570 : 6 = 95 (triệu đồng).
Bài tập 9: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em không nên đeo hoặc mang vác bất kì thứ gì nặng hơn $\frac{3}{20}$ trọng lượng cơ thể.
Nếu mang vác vật nặng trong thời gian dài sẽ gây đau thắt lưng, đau lưng, thậm chí có trường hợp nặng còn cản trở sự phát triển của xương.
Nguyên cân nặng 40 kg, ba lô đi học của Nguyên nặng 5 kg. Theo em, ba lô đi học của Nguyên có thừa cân không? Tại sao?
Trả lời
Cân nặng của ba lô so với cơ thể của Nguyên là: 5 : 40 = $\frac{5}{40}$.
Ta có: $\frac{3}{20}$ = $\frac{6}{40}$. Mà $\frac{5}{40}$ < $\frac{6}{40}$. Nên $\frac{5}{40}$ < $\frac{3}{20}$.
Vậy ba lô đi học của Nguyên không thừa cân.