[toc:ul]
I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC
1. Sự hình thành quốc gia cổ đại phương Tây.
- Khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I- ta –li –a hình thành hai quốc gia Hi Lạp và Rô – ma.
- Đất đai ở đây không thuận lợi cho việc trồng lúa, dân cư Hi Lạp và Rô – ma trồng các loại cây như nho, ô liu, làm đồ thủ công, đồ gốm, nấu rượu nho,…phát triển.
=>Nền kinh tế chính là thủ công nghiệp và thương nghiệp (họ đi bán các sản phẩm thủ công và mua về lúa mì, súc vật).
2. Xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô ma gồm những giai cấp nào?
- Có hai giai cấp cơ bản:
- Chủ nô: có quyền lực, giàu có và bóc lột nô lệ
- Nô lệ: lực lượng lao động chính trong xã hội, làm việc cực nhọc trong các trang trại, bị đối xử tàn tệ và là tài sản riêng của chủ nô, bị xem như “công cụ biết nói”.
=>Nô lệ nổi dậy đấu tranh
3. Chế độ chiếm hữu nô lệ.
- Xã hội chiếm hữu nô lệlà xã hội có 2 giai cấp chính: Chủ nô và nô lệ, chủ nô sống dựa nên lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ.
- Nhà nước do nhân dân tự do và quý tộc bầu ra, gọi là chế độ dân chủ chủ nô (dân chủ cộng hoà).
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
Trả lời:
Đầu thiên niên kì I TCN, trên hai bán đảo Ban Căng và I- ta –li a (Địa Trung Hải) đã hình thành hai quốc gia cổ đại là Hi Lạp và Rô – ma.
Câu 2: Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?
Trả lời:
Xã hội chiếm hữu nô lệ là một trong hai mô hình của xã hội giai cấp đầu tiên.
Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Trong đó:
- Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ.
- Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.