[toc:ul]
I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC
1. Đời sống vật chất
- Người tinh khôn thường xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến về chế tác công cụ.
- Công cụ thời Hòa Bình – Bắc Sơn chủ yếu là đá được mài thành các công cụ như rìu, bôn, chày. Ngoài ra còn dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ.
- Biết làm đồ gốm.
- Biết trồng trọt (rau, đậu, bí) và biết chăn nuôi ( chó, lợn).
=> Đời sống vật chất ngày càng ổn định và nâng cao
2. Tổ chức xã hội.
- Sống thành từng nhóm ở những vùng thuận tiện và định cư lâu dài ở một nơi.
- Những người cùng huyết thống tôn người mẹ lớn tuổi, có uy tín nhất lên làm chủ, gọi là chế độ thị tộc mẫu hệ (mẫu quyền).
- Hàng ngàn năm trôi qua nhiều thị tộc quan hệ với nhau và sống hòa hợp trên một vùng đất chung.
3. Đời sống tinh thần.
- Biết làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, đá, đất nung => có ý thức làm đẹp
- Biết viết lên vách những hình mô tả cuộc sống.
- Tín ngưỡng thờ vật tổ sơ khai.
- Biết chôn cất người chết.
=> Đời sống tinh thần ngày càng phong phú.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng đá?
Trả lời:
Việc làm đồ gốm khác so với việc làm công cụ bằng đá. Cụ thể đó là:
Trước hết, khác nhau về nguyên liệu làm đồ gốm thì phải phát hiện ra đất sét ( đây là một phát minh quan trọng).
Khi làm phải qua quá trình nhào nặn thành đồ đựng như: vại, vỏ, chum..rồi đem nung cho khô cứng sau đó mới dùng.
Câu 2: Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi?
Trả lời:
Việc biết trồng trọt và chăn nuôi là những phát minh quan trọng của người nguyên thủy.
Từ công cụ sản xuất đến việc phát minh ra trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa to lớn: con người tự tạo ra được lương thực, thức ăn cần thiết để đảm bảo cuộc sống của mình.
Câu 3: Theo em, sự xuất hiện của những đồ trang sức trong các di chỉ...
Theo em, sự xuất hiện của những đồ trang sức trong các di chỉ nói trên có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Sự xuất hiện của những đồ trang sức nói trên đã chứng minh rằng người nguyên thủy đã biết làm đẹp cho mình. Bây giờ, ngoài cuộc sống về vật chất, họ đã biết nghĩ đến những vấn đề về cuộc sống tinh thần.
Câu 4: Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thủy...
Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long là gì?
Trả lời:
Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long là:
Về đời sống vật chất:
- Công cụ thời Hòa Bình – Bắc Sơn chủ yếu là đá được mài thành các công cụ như rìu, bôn, chày. Ngoài ra còn dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ.
- Biết làm đồ gốm.
- Biết trồng trọt (rau, đậu, bí) và biết chăn nuôi ( chó, lợn).
Về xã hội.
- Sống thành từng nhóm ở những vùng thuận tiện và định cư lâu dài ở một nơi.
- Những người cùng huyết thống tôn người mẹ lớn tuổi, có uy tín nhất lên làm chủ, gọi là chế độ thị tộc mẫu hệ (mẫu quyền).
- Hàng ngàn năm trôi qua nhiều thị tộc quan hệ với nhau và sống hòa hợp trên một vùng đất chung.
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy là gì?
Trả lời:
- Biết làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, đá, đất nung => có ý thức làm đẹp
- Biết viết lên vách những hình mô tả cuộc sống.
- Tín ngưỡng thờ vật tổ sơ khai.
- Biết chôn cất người chết.
=> Đời sống tinh thần ngày càng phong phú.
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về việc chôn công cụ sản xuất theo người chết?
Trả lời:
Người nguyên thủy có tập tục “ chôn công cụ sản xuất theo người chết”.
Theo em thấy, việc người xưa chôn công cụ theo người chết đều có những lí do của họ. Bởi theo người xưa quan niệm rằng: Chết là chuyển sang một thế giới mới mà ở đó con người vẫn phải lao động để sinh sống. Vì thế cần phải có công cụ lao động để sản xuất. Do đó, người xưa thường chôn công cụ sản xuất theo người chết.