Giải lịch sử 9 bài 10 trang 40 cực chất

Giải lịch sử 9 bài 10 trang 40 cực chất. Bài học: Các nước Tây Âu - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ. Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 9.

[toc:ul]

Phần 1. Câu hỏi và bài tập trong bài

CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1 (trang 42 sgk lịch sử 9) : Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau năm 1945 là gì?

CÂU HỎI CUỔI BÀI HỌC

Câu 1 (trang 43 sgk lịch sử 9) Hãy cho biết những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu?

Câu 2 (trang 43 sgk lịch sử 9) Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?

Phần 2. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Câu 1: Những nét nổi bật nhất: bị thiệt hại nặng sau chiến tránh, phải nhận viện trợ từ Mĩ , những năm đầu sau chiến tranh nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại, tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương, chạy đua vũ trang bị chia cắt thành 2 nước: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức.

Phần bài tập cuối bài

Câu 1:

  • Tháng 4/1951 : Cộng đồng than thép châu Âu.
  • Tháng 3/1957: Cộng đồng năng lượng nguyên tử ở châu Âu.
  • Năm 1957 : Cộng đồng kinh tế châu Âu.
  • Tháng 7/1967: Ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành cộng đồng châu Âu.
  • Tháng 1/11/1993: đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
Câu 2: 
Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau để phát triển kinh tế và hạn chế, giảm dần tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực. Đó là chủ trương độc lập về kinh tế và chính trị, dần khẳng định vị thế của mình.

Phần 3. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Câu 1: Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau năm 1945:

  • Các nước Tây Âu bị thiệt hại nặng sau chiến tranh.
  • 16 nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ để phát triển kinh tế.
  • Những năm đầu sau chiến tranh, nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây.
  • Các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương  (NATO) , chạy đua vũ trang nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
  • Sau chiến tranh bị chia cắt thành 2 nước: Cộng hòa Liên bang Đức (9/1949) và Cộng hòa Dân chủ Đức (10/1949)
  • 3/10/1990, nước Đức thống nhất trở lại, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất Tây Âu.

Phần bài tập cuối bài

Câu 1: Những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế  ở khu vực Tây Âu:

  • Tháng 4/1951 : Cộng đồng than thép châu Âu.
  • Tháng 3/1957: Cộng đồng năng lượng nguyên tử ở châu Âu.
  • Năm 1957 : Cộng đồng kinh tế châu Âu.
  • Tháng 7/1967: Ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành cộng đồng châu Âu.
  • Tháng 1/11/1993: đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

Câu 2: 

  • Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề, có nhu cầu liên kết để giúp đỡ nhau kiến thiết đất nước. Tuy nhiên sự liên kết này là tất yếu, không phải một xu hướng.
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ lợi dụng thời cơ "nhảy" vào vùng Tây Âu đang còn ngổn ngang những bãi chiến trường để "giúp đỡ" các nước ở đây vực dậy và phát triển đất nước. Các nước Tây Âu sau đó ngày càng lệ thuộc vào Mỹ và trở thành đồng minh của đế quốc đầy tham vọng này.
  • Nhưng kể từ thập niên 50 trở đi, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và năng động của kinh tế, ý thức độc lập và lòng tự tôn cũng được giương cao hơn ở các nước Tây Âu.

=> Do đó, họ có xu hướng liên kết với nhau để phát triển kinh tế và hạn chế, giảm dần tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực. Đó là chủ trương độc lập về kinh tế và chính trị, dần khẳng định vị thế của mình. Các nước Tây Âu muốn đứng ngang hàng với Mỹ chứ không phải đứng sau Mỹ.

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 9 bài 10

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 9 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com