[toc:ul]
CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Tình hình thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào trong những năm 1936 – 1939?
Câu 2: Hãy cho biết những sự kiện tiêu biểu trong cao trào dân chủ 1936 -1939?
Câu 3: Cuộc vận động dân chủ 1936 -1939 đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng nước ta như thế nào?
CÂU HỎI CUỔI BÀI HỌC
Câu 1: Cao trào dân chủ 1936 -1939 đã chuẩn bị những gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Câu 2: Đường lối lãnh đạo của Đảng và hình thức đấu tranh trong giai đoạn 1936 – 1939 có gì khác so với giai đoạn 1930 -1931?
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Câu 1: Tình hình thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam:
- Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và chính sách bóc lột, khủng bố, đàn áp của Pháp làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng ngột ngạt, dẫn đến yêu cầu phải cải thiện đời sống và thực hiện các quyền tự do dân chủ.
- Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng hoạt động trở lại.
Câu 2: Những sự kiện tiêu biểu trong cao trào dân chủ 1935 – 1939 là:
- Phong trào Đông Dương đại hội.
- Tổng bãi công của công nhân công ty Hòn Gai và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi – Vinh .
- Phong trào đón phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới Đông Dương.
- Cuộc mít tinh ngày 1-5-1938 tại khu Đấu Xảo – Hà Nội.
- Phong trào báo chí: Giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tuyên truyền chính sách của Đảng.
- Đấu tranh nghị trường.
Câu 3: Cuộc vận động dân chủ 1936 -1939 đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng nước ta: Quần chúng nhân dân được tập dượt đấu tranh, chủ nghĩa Mác-Lê-nin được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng, đội quân chính trị hùng hậu được hình thành.
Phần bài tập cuối bài
Câu 1: Cao trào dân chủ 1936 – 1939 đã thu được những thắng lợi cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Qua phong trào đấu tranh, quần chúng đã được tổ chức, giác ngộ về chủ nghĩa Mác –Lê Nin, nhiều cán bộ mới đã được đào tạo. Cán bộ Đảng viên được tôi luyện kiên cường. Đảng đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, cả những bài học thành công và bài học thất bại. Qua đó phát huy được sức manh của quần chúng; xây dựng lực lượng cách mạng cho Cách mạng tháng tám năm 1945.
Câu 2:
Tiêu chí so sánh | Giai đoạn 1930 - 1931 | Giai đoạn 1936 - 1939 |
Kẻ thù | Đế quốc Pháp, phong kiến | Phản động Pháp cùng bè lũ tay sai. |
Nhiệm vụ | Chống đế quốc giành độc lập dân tộc, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. | Trước mắt chống phong kiến, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do dân chủ. |
Hình thức | Bí mật, bất hợp pháp | Thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương tập hợp mọi lực lượng đấu tranh chống phát xít |
Phương thức đấu tranh | Bạo động, vũ trang | Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai. |
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Câu 1: Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước : Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cùng với tay sai ở một số nước (Pháp, Tây Ban Nha...) trở thành mối nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh mới.
- Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập năm 1936 do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đã thắng cử lên cầm quyền. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đã áp dụng một số chính sách tự do, dân chủ đối với các thuộc địa.
- Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và chính sách bóc lột, khủng bố, đàn áp của Pháp làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng ngột ngạt, dẫn đến yêu cầu phải cải thiện đời sống và thực hiện các quyền tự do dân chủ.
- Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng hoạt động trở lại.
Câu 2: Những sự kiện tiêu biểu trong cao trào dân chủ 1935 – 1939 là:
- Phong trào Đông Dương đại hội (giữa năm 1936).
- Tổng bãi công của công nhân công ty Hòn Gai (11-1936) và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi – Vinh (7-1937).
- Phong trào đón phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới Đông Dương (đầu năm 1937).
- Cuộc mít tinh ngày 1-5-1938 tại khu Đấu Xảo – Hà Nội với hai nạn rưỡi người tham gia.
- Phong trào báo chí: Giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tuyên truyền chính sách của Đảng.
- Đấu tranh nghị trường.
Câu 3: Cuộc vận động dân chủ 1936 -1939 đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng nước ta. Cụ thể là:
Phần bài tập cuối bài
Câu 1: Cao trào dân chủ 1936 – 1939 đã thu được những thắng lợi cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Chính quyền thực dân buộc phải thả nhiều tù chính trị, ban hành luật báo chí, cải thiện một phần điều kiện lao động, lương bổng cho công nhân viên chức. Nhưng thắng lợi to lớn hơn cả là qua phong trào đấu tranh , quần chúng đã được tổ chức, giác ngộ về chủ nghĩa Mác –Lê Nin, nhiều cán bộ mới đã được đào tạo. Cán bộ Đảng viên được tôi luyện kiên cường. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng sâu rộng trong quần chúng hàng triệu người được Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục. Đảng đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, cả những bài học thành công và bài học thất bại. Đảng đã đề ra mục tiêu đấu tranh phù hợp, đúng đắn, hình thức đấu tranh phong phú, linh hoạt, qua đó phát huy được sức manh của quần chúng; xây dựng lực lượng cách mạng cho Cách mạng tháng tám năm 1945.
Câu 2:
Tiêu chí so sánh | Giai đoạn 1930 - 1931 | Giai đoạn 1936 - 1939 |
Kẻ thù | Đế quốc Pháp, phong kiến | Phản động Pháp cùng bè lũ tay sai. |
Nhiệm vụ | Chống đế quốc giành độc lập dân tộc, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. | Trước mắt chống phong kiến, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do dân chủ. |
Hình thức | Bí mật, bất hợp pháp | Thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương tập hợp mọi lực lượng đấu tranh chống phát xít |
Phương thức đấu tranh | Bạo động, vũ trang | Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai. |