Soạn lịch sử 9 bài 30 trang 155 cực chất

Giải lịch sử 9 bài 30 trang 155 cực chất. Bài học: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975) - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 9.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu hỏi giữa bài

Câu 1: Sau hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam, miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ gì? Nêu kết quả và ý nghĩa của từng nhiệm vụ đó?

Câu 2: Sau hiệp định Pa-ri, lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam đã có sự thay đổi như thế nào?

Câu 3: Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?

Câu 4: Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã phát triển qua ba chiến dịch lớn như thế nào?

Câu 5: Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước  (1954 -1975)?

Câu hỏi cuối bài

Câu 1: Quân dân ta ở hai miền Nam- Bắc đã giành được những thắng lợi nào có ý nghĩa chiến lược về quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975)?

Câu 2: Lập bảng niên đại và sự kiện về thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong sản xuất, xây dựng, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975)?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Sau hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam, miền Bắc thực hiện:

  • Nhiệm vụ: vừa tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, vừa tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
  • Kết quả: trong hai năm 1973 – 1974 cơ bản khôi phục mọi mặt, kinh tế có bước phát triển, cuối năm 1974, sản xuất công nông nghiệp trên một số mặt cùng với đó đưa vào chiến trường 20 vạn bộ đội.
  • Ý nghĩa: Sự chi viện của miền Bắc có ý nghĩa rất quan trọng, là hậu phương vững chắc cho miền Nam.

Câu 2: Sau Hiệp định Pa-ri, lực lượng giữa ta và địch đã có sự thay đổi có lợi cho ta:

  • Lực lượng của Mĩ: Quân Mĩ và quân đồng minh đã rút hết về nước, giảm viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính.
  • Lực lượng của ta: miền Bắc đẩy mạnh sản xuất và xây dựng, Miền Nam, vùng giải phóng của ta được mơ rộng, sản xuất được đẩy mạnh, chiến thắng Phước Long đánh dấu những biến đổi quan trọng.

Câu 3: Kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam có những điểm khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng:

  • Tính đúng đắn: tranh thủ thời cơ đánh nhanh, để lỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa
  • Tính linh hoạt: Kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đề ra là hai năm (1975 -1976), nhưng nếu thời cơ đến thì giải phóng sớm hơn năm 1975.

Câu 4: Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã phát triển qua ba chiến dịch lớn:

  • Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3): 10/3/1975, quân ta đánh Buôn Ma Thuột giành thắng lợi -> 12/3 địch phản công chiếm lại nhưng thất bại -> 14/3 rút khỏi Tây nguyên -> 24/3 Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
  • Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 đến 29/3): 21/3 quân ta đánh địch ở Huế -> 26/3 giải phóng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên -> 29/3 quân ta giải phóng Đà Nẵng.
  • Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 đến 30/4): 5 giờ chiều 26/4, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu -> 10 giờ 45 phút 30/4, xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc lập -> Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng -> 11giờ 30 phút ngày 30/4 lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập. -> toàn thắng.

Câu 5: Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước  (1954 -1975):

  • Ý nghĩa: Dân tộc ta Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, thống nhất đất nước => Mở ra kỉ nguyên độc lập thống nhất, đi lên CNXH. Bên cạnh đó tác động đến nội tình nước Mĩ và thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
  • Nguyên nhân thắng lợi: Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nhân dân giàu lòng yêu nước, đặc biệt là hậu phương miền Bắc. Ngoài ra nguyên nhân khách quan là Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ thế giới.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược về quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975):

  • Giai đoạn 1954 – 1960: Phong trào Đồng Khởi, Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam ra đời (20-2-1960).
  • Giai đoạn 1961 – 1965: đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt " của Mĩ. Chiến thắng Ấp Bắc ( 2-1-1963), Đông Xuân 1964 - 1965; chống địch lập " Ấp chiến lược " và phá " Ấp chiến lược ".
  • Giai đoạn 1965 – 1968: đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam, chiến tranh phá hoại miền Bắc.
  • Giai đoạn 1965 – 1973: Đánh bại Việt Nam hoá chiến tranh; Chiến tranh phá hoại miền bắc lần 2, phối hợp với Lào và Campuchia đánh bại " Đông Dương Hoá Chiến tranh tranh"
  • Giai đoạn 1973 – 1975: đánh bại hoàn toàn cuộc Chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ với thắng lợi mở đầu ở Đường 14 - Phước Long và kết thúc laf cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975.

Câu 2: Bảng niên đại và sự kiện về thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong sản xuất, xây dựng, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975):

Soạn lịch sử 9 bài 30 trang 155 cực chấtSoạn lịch sử 9 bài 30 trang 155 cực chất

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Sau hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam, miền Bắc thực hiện những nhiệm và kết quả đạt được là:

* Nhiệm vụ của miền Bắc:

- Sau Hiệp định Pa-ri 1973, thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng.

- Miền Bắc trở lại hòa bình, vừa tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, vừa tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

* Kết quả thực hiện nhiệm vụ: trong hai năm 1973 - 1974:

- Miền Bắc cơ bản khôi phục mọi mặt, kinh tế có bước phát triển. 

- Đến cuối năm 1974, sản xuất công nông nghiệp trên một số mặt đã đạt và vượt mức năm 1964 và 1971, đời sống nhân dân ổn định.

- Đưa vào chiến trường 20 vạn bộ đội. 

- Đột xuất trong hai tháng đầu năm 1975, miền Bắc đưa vào Nam 57.000 bộ đội cùng khối lượng vật chất - kỹ thuật khổng lồ.

=> Đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc Tổng tiến công chiến lược.

* Ý nghĩa: 

- Sự chi viện của miền Bắc có ý nghĩa rất quan trọng đối với miền Nam. 

- Là một hậu phương vững chắc để miền Nam anh dũng chiến đấu đánh đuổi đế quốc Mĩ.

Câu 2: Sau Hiệp định Pa-ri, lực lượng giữa ta và địch đã có sự thay đổi có lợi cho ta:

* Lực lượng của Mĩ: 

- Quân Mĩ và quân đồng minh đã rút hết về nước, làm cho quân đội Sài Gòn mất hết chỗ dựa. 

- Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính giảm đáng kể.

* Lực lượng của ta: 

- Trong điều kiện hòa bình, miền Bắc đẩy mạnh sản xuất và xây dựng, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, tạo điều kiện chi viện cho miền Nam.

- Ở Miền Nam, vùng giải phóng của ta được mơ rộng, sản xuất được đẩy mạnh đã tăng nguồn lực tại chỗ

- Chiến thắng Phước Long đánh dấu những biến đổi quan trọng trong so sánh lực lượng giữa ta và địch từ sau Hiệp định Pa-ri.

Câu 3: Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam có những điểm khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng là:

* Tính đúng đắn:

- Kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam đươc dựa trên cơ sở nhận định đúng tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng (thời cơ)

=> Tranh thủ thời cơ đánh nhanh, để lỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa…

* Tính linh hoạt:

- Thực hiện chủ trương, kế hoạch.

=> Kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đề ra là hai năm (1975 -1976), nhưng nếu thời cơ đến thì giải phóng sớm hơn năm 1975.

Câu 4: Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã phát triển qua ba chiến dịch lớn như sau:

* Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3)

- 10/3/1975, quân ta đánh Buôn Ma Thuột giành thắng lợi

- 12/3 địch phản công chiếm lại nhưng thất bại.

- 14/3 quân địch rút khỏi Tây nguyên.

- 24/3 Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.

* Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 đến 29/3)

- 21/3 quân ta đánh địch ở Huế.

- 26/3 giải phóng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên.

- 29/3 quân ta giải phóng Đà Nẵng.

* Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 đến 30/4)

- 5 giờ chiều 26/4, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu

- 10 giờ 45 phút 30/4, xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc lập

- Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng

- 11giờ 30 phút ngày 30/4 lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập

- Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Câu 5: Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975):

* Ý nghĩa lịch sử:

- Đối với dân tộc: 

  • Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc. 
  • Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta. 
  • Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
  • Mở ra kỉ nguyên độc lập thống nhất, đi lên CNXH.

- Đối với quốc tế:

  • Tác động đến nội tình nước Mĩ và thế giới.
  • Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc. 

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Chủ quan:

  • Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo.
  • Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.
  • Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.

- Khách quan:

  • Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
  • Sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ thế giới: Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Quân dân ta ở hai miền Nam- Bắc đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược về quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975) như sau:

* Giai đoạn 1954 - 1960: 

- Phong trào Đồng Khởi vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp quân địch, lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, phá sản " chiến lược Aixenhao", chiến lược thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới.

- Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam ra đời (20-2-1960), đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Mĩ - Ngụy.

* Giai đoạn 1961 - 1965: 

- Đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt " của Mĩ. 

- Chiến thắng Ấp Bắc ( 2-1-1963), Đông Xuân 1964 – 1965

- Chống địch lập " Ấp chiến lược " và phá " Ấp chiến lược ".

* Giai đoạn 1965 - 1968: 

- Nhân dân cả nước trực tiếp đánh Mĩ, đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam

- Đánh bại chiến tranh phá hoại miền Bắc với những chiến thắng tiêu biểu: chiến thắng Vạn Tường, đập tan phản công mùa khô; tổng tiến công nổi dậy tết Mậu Thân

* Giai đoạn 1965 - 1973: 

- Đánh bại Việt Nam hoá chiến tranh, Chiến tranh phá hoại miền bắc lần 2

- Phối hợp với Lào và Campuchia đánh bại " Đông Dương Hoá Chiến tranh tranh" với những chiến thắng itu biểu: CHinh phủ cách mạng lâm thời công hoà miền nam Việt Nam thành lập. 

- Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp. 

- Cuộc tấn công chiến lược 1972, trận Điện Biên Phủ trên không; Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở VN.

* Giai đoạn 1973 - 1975: 

- Đánh bại chiến dịch tràn ngập lãnh thổ của địch, tiến lên đánh bại hoàn toàn cuộc Chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ 

=> Thắng lợi mở đầu ở Đường 14 - Phước Long và kết thúc là cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975.

Câu 2: Bảng niên đại và sự kiện về thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong sản xuất, xây dựng, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975):

Soạn lịch sử 9 bài 30 trang 155 cực chấtSoạn lịch sử 9 bài 30 trang 155 cực chất

Tìm kiếm google: soan lich su 9 bai 30 cuc chat, soạn lịch sử 9 bài Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975)

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 9 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net