Giải lịch sử 9 bài 14 trang 55 cực chất

Giải lịch sử 9 bài 14 trang 55 cực chất. Bài học: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ. Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn lịch sử 9.

[toc:ul]

Phần 1. Câu hỏi và bài tập trong bài

CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Câu 2: Dựa vào lược đồ (hình 27) để trình bày chương trình khai thác Việt Nam lần thư hai của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào?

Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành những thủ đoạn chính trị như thế nào? Mục đích chính của thủ đoạn đó là gì?

CÂU HỎI CUỔI BÀI HỌC

Câu 1: Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào?

Câu 2: Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai câp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh?

Câu 3: Em hãy trình bày những chuyển biến về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lục địa lần thứ hai của thực dân Pháp?

Phần 2. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Câu 1: Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất vì sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp chịu sự tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ nên đã đẩy mạnh khai thác ở Đông Dương trong đó có Việt Nam.

Câu 2: Quay trở lại với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, Pháp đã tiến hành tập trung khai thác vào những nguồn lợi: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, tài chính, thuế khóa.

Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành những thủ đoạn về cả chính trị và văn hóa, giáo dục nhằm mục đích, phục vụ cho công cuộc cai trị, khai thác, bóc lột ở thuộc địa.

Phần bài tập cuối bài

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước ta đã có sự phân hóa giai cấp sâu sắc:

  • Giai cấp địa chủ phân hóa làm hai bộ phận.
  • Giai cấp tư sản Việt Nam dần dần phân hóa thành hai bộ phân
  • Các tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng
  • Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số bị đế quốc phong kiến bóc lột nặng nề
  • Giai cấp công nhân ra đời: bị ba tầng lớp áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt, có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của đất nước.
Câu 2: 
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Cấu kết chặt chẽ với đế quốc
- Giai cấp tư sản: gồm tư sản dân tộc và tư sản mại bản

- Giai cấp tiểu tư sản: Số lượng tăng, đời sống bấp bênh, bộ phận tri thức có tinh thần hăng hái cách mạng.

- Giai cấp nông dân: đời sống tối tăm, cơ cực, là lực lượng cách mạng hùng hậu.

- Giai cấp công nhân: số lượng tăng nhanh, bị ba tầng áp bức … nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

Câu 3: Dưới tác động của cuộc khai thác lục địa lần thứ hai của thực dân Pháp nền kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam đã có những chuyển biến về kinh tế và biến đổi về giai cấp xã hội,.

Phần 3. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Câu 1: Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất vì:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp mặc dù là nước thắng trận nhưng lại chịu sự tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. Để bù đắp cho những thiệt hại mà chiến tranh đã gây ra, ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Pháp đã đẩy mạnh khai thác ở Đông Dương trong đó có Việt Nam.

Câu 2: Quay trở lại với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, Pháp đã tiến hành tập trung khai thác vào những nguồn lợi:

  • Nông nghiệp: được đầu tư vốn nhiều nhất, mở rộng diện tích canh tác cây công nghiệp, chủ yếu là đồn điền cao su.
  • Công nghiệp: Tăng cường đầu tư vào khai thác mỏ, đặc biệt là than và một số kim loại màu: thiếc, chì, kẽm. Đồng thời mở rộng một số cơ sở công nghiệp nhẹ như sợi, vải, diêm…
  • Thương nghiệp: Đánh thuế nặng vào hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam, chủ yếu là hàng hóa Pháp.
  • Giao thông vận tải: đầu tư xây dựng đường sắt xuyên Đông Dương
  • Tài chính: Ngân hàng Đông Dương độc quyền phát hành giấy bạc, chi phối toàn bộ ngành kinh tế.
  • Thuế khóa: Đánh thuế nặng vào ruộng đất, thuế khóa, rượu, muối…
Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành những thủ đoạn chính trị:
  • Về chính trị: Thực hiện chính sách “ chia để trị”. Thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố…
  • Về văn hóa, giáo dục: Pháp khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học…

=> Tất cả những chính sách cai trị của thực dân Pháp đều nhằm mục đích, phục vụ cho công cuộc cai trị, khai thác, bóc lột ở thuộc địa.

Phần bài tập cuối bài

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước ta đã có sự phân hóa giai cấp sâu sắc:

  • Giai cấp địa chủ phân hóa làm hai bộ phận: Đại địa chủ trung nông, tiểu địa chủ, cấu kết chặt chẽ với đế quốc Pháp, ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị đối với nông dân.
  • Giai cấp tư sản: Mấy năm sau chiến tranh mới trở thành một giai cấp. Họ phần lớn là những thầu khoán hoặc địa chủ các đại lí, sau khi kiếm được một số vốn khá, đứng ra kinh doanh độc lập và trở thành những nhà tư sản như: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu…
  • Giai cấp tư sản Việt Nam dần dần phân hóa thành hai bộ phân: Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ  về chính trị với chúng và tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập.
  • Các tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng. Họ cũng bị tư bản Pháp chèn ép, đãi bạc, khinh rẻ, dễ bị phá sản, thất nghiệp.
  • Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số bị đế quốc phong kiến bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao thuế nặng, tô tức, bị cướp đoạt ruộng đất. Họ bị bần cùng và phá sản trên quy mô lớn.
  • Giai cấp công nhân ra đời trong thời kì khai thác thứ nhất của đế quốc Pháp, phát triển nhanh trong thời kì khai thác thứ hai cả về số lượng và chất lượng, phần lớn tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền cao su, các thành phố công nghiệp.

Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: bị ba tầng lớp áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt, có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của đất nước.

Câu 2:

- Giai cấp địa chủ phong kiến:

  • Cấu kết chặt chẽ với đế quốc
  • Bộ phận địa chủ nhỏ, vừa có tinh thần yêu nước

- Giai cấp tư sản:

  • Tư sản dân tộc: yêu nước, không kiên định
  • Tư sản mại bản: cấu kết với Pháp

- Giai cấp tiểu tư sản: Số lượng tăng, đời sống bấp bênh, bộ phận tri thức có tinh thần hăng hái cách mạng.

- Giai cấp nông dân: đời sống tối tăm, cơ cực, là lực lượng cách mạng hùng hậu.

- Giai cấp công nhân: số lượng tăng nhanh, bị ba tầng áp bức … nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

Câu 3: Những biến đổi về kinh tế:

  • Nông nghiệp: được đầu tư vốn nhiều nhất, mở rộng diện tích canh tác cây công nghiệp, chủ yếu là đồn điền cao su.
  • Công nghiệp: Tăng cường đầu tư vào khai thác mỏ, đặc biệt là than và một số kim loại màu: thiếc, chì, kẽm. Đồng thời mở rộng một số cơ sở công nghiệp nhẹ như sợi, vải, diêm…
  • Thương nghiệp: Đánh thuế nặng vào hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam, chủ yếu là hàng hóa Pháp.
  • Giao thông vận tải: đầu tư xây dựng đường sắt xuyên Đông Dương
  • Tài chính: Ngân hàng Đông Dương độc quyền phát hành giấy bạc, chi phối toàn bộ ngành kinh tế.
  • Thuế khóa: Đánh thuế nặng vào ruộng đất, thuế khóa, rượu, muối…

Biến đổi về giai cấp xã hội:

  • Giai cấp địa chủ phân hóa làm hai bộ phận: Đại địa chủ trung nông, tiểu địa chủ, cấu kết chặt chẽ với đế quốc Pháp, ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị đối với nông dân.
  • Giai cấp tư sản: Mấy năm sau chiến tranh mới trở thành một giai cấp. Họ phần lớn là những thầu khoán hoặc địa chủ các đại lí, sau khi kiếm được một số vốn khá, đứng ra kinh doanh độc lập và trở thành những nhà tư sản như: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu…
  • Giai cấp tư sản Việt Nam dần dần phân hóa thành hai bộ phân: Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ  về chính trị với chúng và tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập.
  • Các tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng. Họ cũng bị tư bản Pháp chèn ép, đãi bạc, khinh rẻ, dễ bị phá sản, thất nghiệp.
  • Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số bị đế quốc phong kiến bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao thuế nặng, tô tức, bị cướp đoạt ruộng đất. Họ bị bần cùng và phá sản trên quy mô lớn.
  • Giai cấp công nhân ra đời trong thời kì khai thác thứ nhất của đế quốc Pháp, phát triển nhanh trong thời kì khai thác thứ hai cả về số lượng và chất lượng, phần lớn tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền cao su, các thành phố công nghiệp.
Tìm kiếm google: Giải lịch sử 9 bài 14 trang 55

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 9 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com