Giải Lịch sử 9 sách VNEN bài 11: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991)

Giải chi tiết, cụ thể lịch sử 9 VNEN bài 11: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Quan sát kênh hình, kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và các nước Đông Âu đẫ có những biến đổi như thế nào?

Trả lời:

* Liên Xô:

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đẫ khôi phục lại kinh tế. Kết quả đạt được là: 

  • Tỉ lệ thu nhập quốc dân của Liên Xô (1945 - 1970) tăng nhanh.
  • Khoa học – kĩ thuật: Liên Xô là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người. Đến năm 1957, nước này đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo...

+ Các nước Đông Âu:

  • Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân ở hầu hết các nước Đông Âu tiến hành cuộc đấu tranh chống phát xít dành được thằng lợi, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời.
  • Các nước Đông Âu đã khắc phục chiến tranh và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội....

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950)

Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình, hãy lý giải vì sao Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950). Những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế nói lên điều gì?

Trả lời:

Bước ra khỏi chiến tranh, tuy chiến thắng nhưng Liên Xô lại phải chịu tổn thất nặng nề:

  • Hơn 27 triệu người chết
  • 1710 thành phố, hơn 70000 làng mạc, gần 32000 nhà máy xí nghiệp và 65000km đường sắt bị tàn phá,....

=> Đòi hỏi nhân dân Liên Xô phải tiến hành công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh để xây dựng đất nước Liên Xô mới.

* Trong kế hoạch khắc phục chiến tranh 5 năm lần thứ nhất (1945 - 1950), nhân dân Liên Xô đã thu lại được nhiều thành tựu đáng kể:

+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn 9 tháng. 

+ Các tiêu chí khác đều vượt mức chỉ tiêu (năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, hơn 6000 nhà máy được khôi phục, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh...)

+ Năm 1949 Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền Mỹ....

=> Từ những thành tựu đó cho ta thấy, nhân dân Liên Xô rất tài giỏi, kiên cường và đoàn kết để khắc phục khó khăn. Từ một đất nước dường như trắng tay sau chiến tranh, chỉ trong 5 năm, Liên Xô đã trở lại với tư cách là những nước phát triển hàng đầu thế giới.

2. Tìm hiểu về sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

* Đọc thông tin, kết hợp với quan sát kênh hình, hãy:

- Xác định trên lược đồ những nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

- Nêu hoàn cảnh ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu?

* Làm sáng tỏ nhận định: Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị ở châu Âu?

Trả lời:

* Các nước Đông Âu ra đời sau chiến tranh thế giới thứ hai:

Thời gian

Tên nước

7/1944

Ba Lan

8/1944

Ru – ma – ni

4/1945

Hung – ga – ri

5/1945

Tiệp Khắc

11/1945

Nam Tư

12/1945

An – ba – ni

9/1946

Bun – ga – ri

10/1949

CHND Đức

* Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã ra đời trong hoàn cảnh: 

+ Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu bị phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch

+ Kết hợp cuộc tiến công tuy kích quân đội Phát xít của hồng quân Liên Xô, năm 1945 nhân dân nổi dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền,thành lập nhà nước dân chủ nhân dân.

* Làm sáng tỏ nhận định: "Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị ở châu Âu":

+ Sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế – xã hội trên thế giới có những thay đổi lớn. Hệ thống TBCN trên thế giới suy yếu do sự bại trận của các nước phát xít, do có hàng loạt nước tách khỏi hệ thống này. Hệ thống XHCN thế giới bao gồm các nước ở châu Âu và châu Á được hình thành. Phong trào giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Các quốc gia độc lập trẻ tuổi xuất hiện trên thế giới ngày càng nhiều.

+ Sau chiến tranh, trên cơ sở các bản nghị quyết của các nước đồng minh và các bản hòa ước, biên giới của một số nước đã có những thay đổi nhất định. Sau nhiều lần thông qua hội nghị Potsdam, các  nước Đông Âu thắng trận đã được trao trả lại thuộc địa và có tên trên bản đô chính trị ở Châu Âu như: Ba Lan, Tiệp Khắc, CHDC Đức, Ru-ma-ni...=> Bản đồ chính trị Châu Âu thay đổi.

3. Tìm hiểu về quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu

Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình, hãy:

- Nêu những biểu hiện về sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu?

- Trình bày mục đích thành lập, vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và tổ chức hiệp ước Vacsava.

Trả lời:

* Những biểu hiện về sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu:

+ Đều có Đảng Cộng Sản và công nhân lãnh đạo.

+ Lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin làm nền tảng .

+ Cùng có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội .

* Mục đích thành lập,vai trò của Hội đồng Tương trợ Kinh tế và tổ chức hiệp ước vác sa va:

+ Hội đồng tương trợ Ktế (SEV): Đẩy mạnh sự hợp tác , giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa , tạo  nên sứ c mạnh để cạnh tranh với Tây Âu

+ Tổ chức hiệp ước VÁC SA VA: Bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, duy trì hòa bình, an ninh của Châu Âu và thế giới.

4. Tìm hiểu về cuộc khủng hoảng và tan rã của Liên bang xô viết

Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình, hãy:

- Tóm tắt quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô?

- Nêu ý kiến về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô?

Trả lời:

* Qúa trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô:

+ Năm 1973 khủng hoảng dầu mỏ nổ ra; kinh tế Liên Xô sa sút.

+ 1986 Goóc – ba – chốp nắm quyền và để ra cải tổ

+ Cuối những năm 80, đất nước Liên Xô bị lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn

+ 19/8/1991 một số lãnh đạo người Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết tiến hành đảo chính lật đổ tổng thống.

+ 21/12/1991 những người lãnh đạo 11 nước cộng hòa liên bang Xô viết đã họp và kí kết hiệp định giải tán liên bang, thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập.

+ 25/12/1991 chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã sau 74 năm tồn tại.

* Theo em, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã kết thúc sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội ở Châu Âu. Theo đó, các tổ chức SEV và Hiệp ước Vac-sa-va cũng theo đó mà tan rã. Đây chính là một tổn thất nặng nề của phong trào cách mạng thế giới đối với các lực lượng tiến vộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc và hòa bình, ổn định, tiến bộ trên thế giới.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Lập bảng thống kê thành tưu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950).

Trả lời:

* Bảng thống kê thành tụu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950):

+ Về kinh tế: Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng.

  • Công nghiệp: Năm 1950, công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh, hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng.
  • Nông nghiệp vượt trước chiến tranh,tỉ lệ sản phẩm nông nghiệp từ 0,9 năm 1945 tăng lên 1,4 năm 1950.

+ Về khoa học – kĩ thuật:

Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền của Mỹ.

Câu 2. Vì sao năm 1949, trên lãnh thổ nước Đức lại có hai nhà nước ra đời với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau?

Trả lời:

* Năm 1949, trên lãnh thổ nước Đức lại có hai nhà nước ra đời với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau vì:

Theo thỏa thuận của 3 cường quốc Liên Xô, Mỹ và Anh, quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực phía Đông nước Đức. Trong khi đó quân đội Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng khu vực phía Tây nước Đức. Và đến tháng 9 năm 1949 nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập ở Tây Đức. Sau đó một tháng, tháng 10 năm 1949 nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức đã ra đời ở Đông Đức.

=> Như vậy, cùng một lãnh thổ nước Đức nhưng lại có hai nhà nước với hai chế độ chính trị xã hội khác nhau, chịu ảnh hưởng của hai cường quốc lớn nhất thế giới là Mỹ và Liên Xô.

Câu 3. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1988-1991) đã tác động như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế?

Trả lời:

+ Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là một tổn thất to lớn đối với các quốc gia theo chế độ Cộng sản và Xã hội Chủ nghĩa trên thế giới năm 1991, kéo theo nhiều cuộc biểu tình, bạo động nội chiến trên khắp thế giới, làm kết thúc chiến tranh lạnh.

+ Sự sụp đổ của Liên Xô cũng đồng nghĩa với việc trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ, thiết lập một trận tự Thế giới mới, thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu.

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1. Từ những thành tựu khôi phục đất nước của Liên Xô (từ năm 1945 đến năm 1950), Việt Nam có thể học hỏi được gì? Lý giải vì sao?

Trả lời:

* Từ những thành tựu khôi phục đất nước của Liên Xô (từ năm 1945 đến năm 1950), Việt Nam có thể học hỏi được:

+ Thứ nhất, dù đất nước lâm vào hoàn cảnh khó khăn cũng phải tự lực tự cường, đoàn kết các tầng lớp nhân dân để khắc phục và phát triển. 

+ Thứ hai, Đảng và Nhà nước cần vạch ra những đường lối, chiến thuật rõ ràng trong định hướng phát triển đất nước. 

+ Thứ ba, luôn phải đi tắt đón đầu, nghiên cứu, tìm tòi và sáng chế những sản phẩm công nghệ hiện đại để giảm sức ảnh hưởng từ các đối tượng cạnh tranh và lực lượng thù địch lớn.

Câu 2. Vì sao cuộc cải tổ của Tổng thống Goóc-ba-chốp thất bại? Theo em, Việt Nam đã rút ra được bài học kinh nghiệm gì từ công cuộc cải tổ của Liên Xô?

Trả lời:

Tháng 3/1985,  M Gooc -ba - chop (M.Gorbachev) tiến hành cải tổ đất nước theo đường lối “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng. Sau 6 năm, do không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, lại thiếu một đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán nên đất nước Xô Viết khủng hoảng toàn diện:

+ Kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường vội vã, thiếu sự điều tiết của nhà nước nên gây ra hỗn loạn, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.

+ Chính trị và xã hội: mất ổn định (xung đột sắc tộc, ly khai liên bang..),thực hiện đa nguyên chính trị làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

* Bài học kinh nghiệm Việt Nam rút ra được từ công cuộc cải tổ của Liên Xô:

+ Cần phải xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội khoa học đầy tính nhân văn phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống cuả mỗi quốc gia bằng cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học vào từng hoàn cảnh cụ thể ; luôn luôn cảnh giác với mọi âm mưu cuả các đế quốc; phải luôn nâng cao vai trò lãnh đạo cuả Đảng Cộng sản...

+ Nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra cho các nước chủ nghĩa xã hội đang tiến hành công cuộc cải cách đổi mới, nhằm xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất nhân văn vì sự giải phóng và hạnh phúc con người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá cuả mỗi dân tộc.

Câu 3. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1988-1991) có tác động đến Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

Năm 1991, Liên Xô bị sụp đổ kéo theo sự tan rã của phe xã hội chủ nghĩa. Đó là tổn thất rất lớn đối với phong trào cộng sản và công nhân, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, ảnh hưởng cả đến sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Liên Xô giúp đỡ Việt Nam hết mình trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã đặt nền móng cho ngành dầu khí ở nước ta....Chính vì vậy, Liên Xô sụp đổ khiến cho Việt Nam mất đi một người anh cả của chủ nghĩa xã hội, mất đi một điểm tựa vững chắc trên con đường xây dựng đất nước...

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com