Giải Lịch sử 9 sách VNEN bài 13: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay

Giải chi tiết, cụ thể lịch sử 9 VNEN bài 13: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Câu 1. Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ theo đuổi mưu đồ thống trị thế giới và nô dịch các quốc gia dân tộc trên khắp hành tinh?

Trả lời:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ bước sang giai đoạn phát triển với tiềm lực kinh tế - tài chính và lực lượng quân sự to lớn. Dựa vào đó, các giới cầm quyền Mĩ theo đuổi mưu đồ thống trị toàn thế giới và nô dịch các quốc gia - dân tộc trên hành tinh.

+ Với tham vọng này, Mĩ đã phải chi trả những khoản chi phí khổng lồ cho cuộc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại chi phí cho hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là Mĩ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nhiêu nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

Câu 2. Làm thế nào mà Nhật Bản là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề trong chiển tranh thế giới thứ hai lại nhanh chóng vươn lên, trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?

Trả lời:

* Sở dĩ kinh tế Nhật Bản đã vươn lên sau chiến tranh là nhờ:

+ Nguyên nhân khách quan:

  • Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển.
  • Áp dụng những thành tựu KHKT hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất...
  • Chi phí quân sự thấp nên có điều kiện phát triển kinh tế.

+ Nguyên nhân chủ quan:

  • Truyền thống văn hóa, giáo dục người Nhật luôn sẵn sàng tiếp thu những gì tiến bộ của thế giới
  • Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty
  • Vai trò của Nhà nước: chiến lược phát triển, nắm bắt thời cơ và sự điều tiết cần thiết…
  • Con người Nhật bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm

=> Đến năm 1950, nền kinh tế Nhật Bản đã cơ bản được khôi phục và phát triển. Đến năm 1960 - 1973, kinh tế Nhật Bản đã bước vào giai đoạn phát triển "thần kì", trở thành một siêu cường kinh tế, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa sau Mĩ.

Câu 3. Các nước Tây Âu đã có bước phát triển về kinh tế, khoa học - kĩ thuật như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Trả lời:

* Bước phát triển về kinh tế, khoa học - kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai của các nước Tây Âu là:

+ Giai đoạn 1945-1950: 

  • Các nước Tây Âu chịu thiệt hại nặng nề sau chiến tranh.
  • Năm 1947, Mỹ thực hiện kế hoạch Macsan, chi viện 17 tỉ USD không hoàn lại để tái thiết đất nước.

=> Các nước Tây Âu đều đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, tạo thành một hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa, đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô.

+ Giai đoạn 1950-1970:

  • Sản xuất công nghiệp: phát triển mạnh mẽ, trong đó Pháp, Anh, Đức lần lượt là những nước đứng thứ ba, tư, năm thế giới tư bản chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.
  • Khoa học kĩ thuật: các nước Tây Âu đi đầu trong khoa học kĩ thuật và đạt được rất nhiều thành tựu.

=> Tây Âu trở thành một trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

+ Giai đoạn 1973-1991: Suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng

+ Giai đoạn 1991- nay: phục hồi và phát triển trở lại. Hiện nay, Tây Âu vẫn là một trong những trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới.

Câu 4. Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?

Trả lời:

Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:

+ Sáu nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, có một nền kinh tế không cách biệt lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự liên kết cần thiết nhằm mở rộng thị trường, giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục nghi kị, chia rẽ.

+ Hơn nữa, từ những năm 1950, nền kinh tế bắt đầu phát triển với tộc độ nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần sự lệ thuộc vào Mĩ. Vì đứng riêng lẻ họ không thể đọ được với Mĩ nên cần phải liên kết lại.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai

a. Tình hình kinh tế

Đọc thông tin, hãy cho biết vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

Trả lời:

* Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới vì:

+ Mĩ có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao, lại được ổn định phát triển kinh tế...

+ Trình độ tập trung tư bản và sản xuất rất cao, có sức cạnh tranh lớn.

+ Các chính sách và biện pháp điều tiết nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển

+ Kinh tế Mĩ không vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng/

b. Sự phát triển khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh

Đọc thông tin kết hợp với kênh hình, hãy trinh bày suy nghĩ của em về những thành tựu chủ yếu của nền khoa học - kĩ thuật Mĩ?

Trả lời:

* Thành tựu khoa học - kĩ thuật của Mĩ:

+ Sáng chế công cụ sản xuất mới.

+ Cách mạng xanh trong nông nghiệp

+ Cách mạng giao thông và thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ

+ Sản xuất các loại tên lửa hiện đại…

=> Qua những thành tựu đó, em thấy, nước Mĩ không chỉ biết tận dụng những thế mạnh vốn có của mình mà còn biết nắm bắt những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật. Từ đó, giúp cho nền kinh tế Mĩ liên tục tăng cao, giúp cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mĩ ngày càng được nâng cao và có nhiều thay đổi nhanh chóng.

c. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh

Đọc thông tin và nêu những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Trả lời:

* Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

+ Từ những năm 80 thế kỉ XX, Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt "Chiến tranh lạnh" (12/1989).

+ Những năm 1991 - 2000, Mĩ tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế.

2. Tìm hiểu về Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

a. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh

Đọc thông tin, quan sát lược đồ và cho biết: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì? Họ đã làm gì để vượt qua những khó khăn đó?

Trả lời:

* Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn:

+ Là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa.

+ Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.

+ Tình trạng thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng...

* Trước tình hình đó, Nhật Bản đã vượt qua khó khăn bằng cách:

+ Tiến hành một số cải cách dân chủ với nhiều nội dung tiến bộ

+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh

+ Giải thể các công ty độc quyền lớn

+ Thanh lọc phần tử phát xít ra khỏi cơ quan nhà nước

+ Ban hành các quyền tự do dân chủ....

b. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh

Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình, hãy cho biết: Những biểu hiện nào chứng tỏ bước phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản? Vì sao có sự phát triển đó?

Trả lời:

* Những biểu hiện chứng tỏ bước phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản:

+ Về tổng sản phẩm quốc dân: Năm 1950 đạt 20 tỉ USD bằng 1/17 của Mĩ, năm 1968 đạt 183 tỉ USD đứng thứ 2 sau Mĩ.

  • Về công nghiệp: Giai đoạn 1950 - 1960 tốc độ tăng trưởng bình quân là 15%, những năm 1961 - 1970 tốc độ tăng trưởng 13,5%
  • Về nông nghiệp: 1967 - 1969 đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước.

+ Từ những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

* Sở dĩ có sự phát triển đó là:

+ Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển.

+ Áp dụng những thành tựu KHKT hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất...

+ Chi phí quân sự thấp nên có điều kiện phát triển kinh tế.

+ Truyền thống văn hóa, giáo dục người Nhật luôn sẵn sàng tiếp thu những gì tiến bộ của thế giới

+ Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty

+ Vai trò của Nhà nước: chiến lược phát triển, nắm bắt thời cơ và sự điều tiết cần thiết…

+ Con người Nhật bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm

c. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh

Đọc thông tin, hãy trình bày chính sách đối ngoại chủ yếu của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Vì sao Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ?

Trả lời:

* Chính sách đối ngoại chủ yếu của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh

+ Ngày 8/ 9/ 1951 "Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật" được ký kết.

+ Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển kinh tế đối ngoại.

* Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ vì:

+ Nhật trở thành đồng minh của Mỹ để chống lại các nước XHCN và phong trào GPDT ở Viễn Đông. Nhật trở thành căn cứ chiến lược của Mỹ, phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.

+ Dựa vào tiềm lực kinh tế, tài chính lớn mạnh để tìm cách xâm nhập, giành giật, mở rộng thế lực, gây ảnh hưởng ngày càng lớn trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.

C. Hoạt động luyện tập

Hãy thực hiện các yêu cầu sau vào vở

Câu 1. Hãy lựa chọn các đáp án đúng:

1.1 Nguyên nhân cơ bản nhất khiến Mĩ phát triển mạnh trở thành nước chiếm ưu thế tuyệt đối ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Nhờ bóc lột ở các nước thuộc địa

B. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên

C. Dựa vào thành tựu của CM KH - KT, điều chỉnh lại hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động.

D. Cho các nước trên thế giới vay lấy lãi.

1.2. Nhận định nào không đúng về thành tựu của Mĩ trong cách mạng khoa học - kĩ thuật?

A. Là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người bay vào không gian.

C. Là nước đầu tiên đưa người lên mặt trăng

D. Là nước khởi đầu cuộc cách mạng KH -KT sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

1.1. Đáp án đúng là: C. Dựa vào thành tựu của CM KH - KT, điều chỉnh lại hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động.

1.2. Đáp án đúng là: B. Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người bay vào không gian.

Câu 2. Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô trống trước mỗi nhận xét sau:

 a. Mĩ đề ra  "chiến lược toàn cầu" nhằm làm bá chủ thế giới
 b. Từ năm 2000 đến nay, Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản
 c. Cuộc cách mạng KH - KT lần thứ hai khởi đầu từ nước Mĩ
 d. Trong thực hiện "chiến lược toàn cầu", Mĩ đã vấp phải những thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
 e. Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết để tạo nên sức mạnh chống lại Liên Xô
 g. Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết để mở rộng thị trường, tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ.
 h. Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết để thoát dần khỏi lệ thuộc Mĩ và cạnh tranh với các nước  ngoài khu vực.
 i. Các nước Tây Âu có thuận lợi khi liên kết bởi họ có chung ngôn ngữ.

Trả lời:

Đa. Mĩ đề ra  "chiến lược toàn cầu" nhằm làm bá chủ thế giới
Đb. Từ năm 2000 đến nay, Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản
Đc. Cuộc cách mạng KH - KT lần thứ hai khởi đầu từ nước Mĩ
Đd. Trong thực hiện "chiến lược toàn cầu", Mĩ đã vấp phải những thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
Se. Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết để tạo nên sức mạnh chống lại Liên Xô
Đg. Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết để mở rộng thị trường, tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ.
Đh. Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết để thoát dần khỏi lệ thuộc Mĩ và cạnh tranh với các nước  ngoài khu vực.
Đi. Các nước Tây Âu có thuận lợi khi liên kết bởi họ có chung ngôn ngữ.

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1. "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ biểu hiện như thế nào đối với Việt Nam trước năm 1975?

Trả lời:

Biểu hiện "chiến lược toàn cầu" của Mĩ đối với Việt Nam trước năm 1975 là tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam.

Câu 2. Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản, có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước? Ghi vào vở câu trả lời em lựa chọn.

a. Biết tận dụng thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật

b. Biết cách "len lỏi" để thâm nhập thị trường

c. Chấp nhận đặt dưới sự bảo trợ của Mĩ

d. Biết sửa đổi, xóa bỏ những ràng buộc cũ cho phù hợp

e. Đặc biệt chú trọng yếu tố con người

g. Biết tận dụng các nguồn vốn để phát triển. 

Trả lời:

Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm là: 

a. Biết tận dụng thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật

d. Biết sửa đổi, xóa bỏ những ràng buộc cũ cho phù hợp

e. Đặc biệt chú trọng yếu tố con người

g. Biết tận dụng các nguồn vốn để phát triển. 

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Câu 1. Mĩ có thể đạt được tham vọng để thiết lập trật tự thế giới "đơn cực" không? Tại sao? Thách thức lớn nhất hiện nay của Mĩ là gì?

Trả lời:

Mĩ sẽ không dễ dàng đạt được tham vọng để thiết lập trật tự thế giới "đơn cực" vì tương quan lực lượng giữa Mĩ và các cường quốc khác có sự chênh lệch đáng kể.

* Thách thức lớn nhất hiện nay của Mĩ là: 

+ Thứ nhất, sự thay đổi các động lực địa chính trị, khiến thế giới ngày càng bất ổn. 

+ Thứ hai, về lợi thế kinh tế, trong thời gian cuối Chiến tranh Lạnh, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ và các đồng minh Châu Âu và Châu Á chiếm hơn 3/4 tổng GDP toàn cầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây có xu hướng giảm xuống, trong khi đó các nước ngoài liên minh với Mĩ lại tăng lên đáng kể, gây ảnh hưởng tới cán cân kinh tế của Mĩ và các đồng minh.

+ Thứ ba, những thách thức an ninh mà Mỹ đang phải đối mặt hiện khá đa dạng. Nhiều tài liệu chiến lược của Mỹ cho thấy rõ rằng Mỹ một lần nữa lại đang ở trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực nước lớn. Đó là cuộc chiến chống khủng bố - vốn chiếm sự quan tâm chiến lược của Mỹ trong hơn 2 thập kỷ qua, vẫn chưa kết thúc...

+ Thứ tư, các yếu tố bên ngoài khác như biến đổi khí hậu, thiên tai...

Câu 2. Qua tìm hiểu lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, hãy nêu cảm nhận của em về đất nước và con người Nhật Bản?

Trả lời:

Nhắc đến Nhật Bản, là ta nhắc đến đất nước mặt trời mọc mà ở nơi đó con người sống đầy tính kỷ luật, tự giác, chăm chỉ, người Nhật luôn khiến thế giới phải thán phục trước những hành động nhỏ nhất của mình. Không chỉ vậy, Nhật Bản cũng là điểm dừng chân tuyệt vời với phong cảnh đẹp, đường phố sạch sẽ và có truyền thống văn hóa hết sức đặc sắc. Điều đó cũng thật dễ hiểu khi mà Nhật Bản trở thành điểm đến của nhiều khách du lịch cũng như du học sinh và người lao động nước ngoài.

Câu 3. Tổ chức Liên minh Châu Âu hiện nay đang đứng trước những thách thức gì? Hiểu như thế nào về xu thế "toàn cầu", xu thế "biệt lập".

Trả lời:

* Những thách thức của Liên minh châu Âu hiện nay là:

+ Thứ nhất phải kể đến sự kiện Brexit (Anh rời EU); lần đầu tiên kể từ khi thành lập, một thành viên lớn, nền kinh tế lớn thứ hai EU rút khỏi liên minh. Mặc dù Brexit không dẫn đến làn sóng rời EU như nhiều lo ngại ban đầu nhưng đã để lại những hậu quả không nhỏ cho liên minh hiện nay và trong nhiều năm tới.

+ Thứ hai là lòng tin của người dân đối với EU sụt giảm, thậm chí xuống rất thấp ở nhiều nước vốn được coi là hưởng lợi nhiều từ việc là thành viên EU như Ý hay các nước Đông Âu. 

+ Thứ ba là những vấn đề lớn của EU vẫn đang còn đó. Các nước EU dường như vẫn chưa gượng lại được sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009; những căng thẳng địa chiến lược với Nga vẫn không được giải quyết; vấn đề nhập cư làm chia rẽ và gây căng thẳng giữa các thành viên trong khối...

* Xu thế "toàn cầu" là: quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực  và các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. 

* Xu thế "biệt lập" là: trái ngược hoàn toàn với xu thế toàn cầu.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com