Giải sách bài tập Địa lý 11 kết nối bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh cầu

Hướng dẫn giải bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh cầu SBT Địa lý 11 Kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. Lựa chọn đáp án đúng.

1.1. Tổ chức nào dưới đây không phải là tổ chức kinh tế toàn cầu?

A. Liên hợp quốc.

B. Tổ chức Thương mại Thế giới.

C. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

D. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

Hướng dẫn trả lời:

D. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

1.2. Bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững là tôn chỉ hoạt động của

A. Liên hợp quốc.

B. Ngân hàng Thế giới.

C. Liên minh châu Âu.

D. Tổ chức Thương mại Thế giới.

Hướng dẫn trả lời:

A. Liên hợp quốc.

1.3. Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch là tôn chỉ hoạt động của

A. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ. 

B. Tổ chức Thương mại Thế giới. 

C . Ngân hàng Phát triển châu Á.

D. Liên minh kinh tế Á – Âu.

Hướng dẫn trả lời:

B. Tổ chức Thương mại Thế giới. 

1.4. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, đảm bảo sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm, tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo trên toàn thế giới là tôn chỉ hoạt động của

A. Tổ chức Thương mại Thế giới. 

B. Tổ chức Du lịch Thế giới.

C. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

D. Liên minh châu Phi.

Hướng dẫn trả lời:

C. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

1.5. Cung cấp các khoản hỗ trợ và trí thức cho các nước đang phát triển để giảm nghèo, tăng thịnh vượng chung và thúc đẩy phát triển bền vững là tôn chỉ hoạt động của

A. Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. 

B. Ngân hàng Trung ương châu Âu. 

C. Thị trường chung Nam Mỹ.

D. Ngân hàng Thế giới.

Hướng dẫn trả lời:

D. Ngân hàng Thế giới.

1.6. Tổ chức kinh tế khu vực nào dưới đây có quy mô GDP cao nhất năm 2020?

A. Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ.

B. Liên minh châu Âu.

C. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Hướng dẫn trả lời:

C. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

1.7. Nhận định nào dưới đây không chính xác về an ninh toàn cầu? 

A. An ninh toàn cầu chính là trạng thái bình yên, ổn định và hòa bình của toàn thế giới.

B. Nhân tố quan trọng để bảo đảm an ninh toàn cầu chính là đảm bảo an ninh con người.

C. An ninh toàn cầu có thể chia thành hai loại là an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.

D. An ninh toàn cầu không phải là vấn đề của mỗi quốc gia.

Hướng dẫn trả lời:

D. An ninh toàn cầu không phải là vấn đề của mỗi quốc gia.

1.8. Vấn đề nào dưới đây là vấn đề an ninh truyền thống?

A. An ninh năng lượng.

B. An ninh nguồn nước.

C. An ninh mạng.

D. An ninh quân sự.

Hướng dẫn trả lời:

D. An ninh quân sự.

1.9. Vấn đề nào dưới đây là vấn đề an ninh phi truyền thống?

A. An ninh chính trị.

B. An ninh quân sự.

C. Chiến tranh, xung đột vũ trang.

D. An ninh lương thực.

Hướng dẫn trả lời:

D. An ninh lương thực.

1.10. Để bảo vệ hoà bình, các nước cần 

A. hạn chế vai trò của các tổ chức quốc tế.

B. tăng cường đối thoại và hợp tác để giải quyết mâu thuẫn và xung đột.

C. thường xuyên thực hiện diễn tập quân sự chung. 

D. thành lập các khối quân sự, liên minh.

Hướng dẫn trả lời:

B. tăng cường đối thoại và hợp tác để giải quyết mâu thuẫn và xung đột.

2. Ghép thông tin cột ở giữa với thông tin cột bên trái và cột bên phải sao cho phi hợp về đặc điểm một số tổ chức quốc tế và khu vực.

Biểu hiện

Tổ chức

Năm thành lập

A. Bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.

1. Liên hợp quốc

a. 1944

B. Thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

2. Tổ chức Thương mại Thế giới



b. 1995

C. Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

3. Quỹ Tiền tệ Quốc tế

c. 1989

D. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, …

4. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

d. 1945

Hướng dẫn trả lời:

1. Liên hợp quốc - A. Bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững. - d. 1945

2. Tổ chức Thương mại Thế giới - C. Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. - b. 1995

3. Quỹ Tiền tệ Quốc tế - D. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, … - a. 1944

4. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương - B. Thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. - c. 1989

3. Hoàn thành bảng theo mẫu sau.

MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC

Tên tổ chức

UN

WTO

IMF

APEC

Năm thành lập

    

Số lượng thành viên (năm 2021)

    

Mục tiêu hoạt động

    

Năm Việt Nam gia nhập

    

Hướng dẫn trả lời:

Tên tổ chức

UN

WTO

IMF

APEC

Năm thành lập

1945

1995

1944

1989

Số lượng thành viên (năm 2021)

193 quốc gia thành viên

164 quốc gia thành viên

190 quốc gia thành viên

21 thành viên, bao gồm các nước và lãnh thổ trải dài từ Châu Á đến Thái Bình Dương.

Mục tiêu hoạt động

Bảo đảm hòa bình và an ninh thế giới, phát triển bền vững, quyền con người, và hợp tác quốc tế.

Quản lý và thúc đẩy thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại, và xây dựng môi trường thương mại công bằng.

Hỗ trợ hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế, thúc đẩy tài chính ổn định, và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy phát triển bền vững và hợp tác chung.

Năm Việt Nam gia nhập

1977

2007

1976

1998

4. Sử dụng các cụm từ để hoàn thiện các đoạn văn về một số vấn đề an ninh toàn cầu dưới đây.

lợi ích; tiếp cận; năng lượng; khỏe mạnh; hình thức; sử dụng; không gian mạng; chất lượng

  • An ninh lương thực là việc đảm bảo mọi người có quyền (1) … các nguồn lương thực một cách đầy đủ an toàn, bổ dưỡng để duy trì cuộc sống (2) …

  • An ninh (3) … là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng, dưới nhiều (4) … khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của con người và cho các hoạt động kinh tế – xã hội. 

  • An ninh nguồn nước là việc đảm bảo số lượng. (5) … nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế, đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, (6) … nước công bằng, hợp lý.

  • An ninh mạng là sự đảm bảo hoạt động trên (7) … không gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và (8) … hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hướng dẫn trả lời:

(1) tiếp cận

(5) chất lượng

(2) khỏe mạnh

(6) sử dụng

(3) năng lượng

(7) không gian mạng

(4) hình thức

(8) lợi ích

5. Trình bày về một vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay mà em quan tâm (khái niệm, nguyên nhân, giải pháp).

Hướng dẫn trả lời:

An ninh mạng là sự đảm bảo hoạt động trên không gian mạng không gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và tính liên thông trong không gian mạng, an ninh mạng trở thành một thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Các hiện tượng mất an ninh mạng như phát tán thông tin sai, vi-rút, lộ dữ liệu cá nhân,... diễn biến nhanh, ngày càng phức tạp và có tác động lớn đến mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.

Để bảo vệ an ninh mạng, nhiều quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế ban hành chiến lược an ninh mạng, các đạo luật về an ninh mạng; thành lập các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng.... Các quốc gia, các cơ quan, tổ chức quốc tế, các hãng công nghệ cần hợp tác chặt chẽ trong phòng, chống tấn công mạng và tội phạm mạng; cùng chung tay xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh.

6. Tại sao phải bảo vệ hoà bình trên thế giới? Các biện pháp nào để bảo vệ hoà bình trên thế giới?

Hướng dẫn trả lời:

Hoà bình chính là sự bình yên, tự do, hạnh phúc giữa con người và các quốc gia với nhau. Hiện nay, trên thế giới vẫn tồn tại nhiều vấn đề đe doạ hoà bình thế giới như chiến tranh, xung đột vũ trang, nội chiến, tranh chấp biên giới lãnh thổ, đói nghèo, biến đổi khí hậu,...

Bảo vệ hoà bình giúp các nước giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu. Bảo vệ hoà bình cũng là bảo vệ cho đất nước ngày càng thịnh vượng. Mỗi quốc gia cần có trách nhiệm duy trì và bảo vệ hoà bình tại quốc gia, khu vực và trên toàn cầu.

Để bảo vệ hoà bình, các nước cần tăng cường đối thoại và hợp tác để giải quyết mâu thuẫn và xung đột trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, quyền tự chủ và trách nhiệm của mỗi quốc gia. Các tổ chức quốc tế cũng cần gia tăng vai trò trong việc thúc đẩy và gin giữ hòa bình trên thế giới.

7. Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về các hoạt động của một tổ chức quốc tế hoặc khu vực mà em quan tâm.

Hướng dẫn trả lời:

Tổ Chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO - North Atlantic Treaty Organization) là một tổ chức quân sự và chính trị quốc tế quan trọng, được thành lập vào ngày 4 tháng 4 năm 1949. NATO được tạo ra để đảm bảo an ninh và phòng thủ chung cho các nước thành viên và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân sự và chính trị. Dưới đây là một số thông tin về hoạt động và chức năng của NATO:

  • Nhiệm vụ chính của NATO:

Nhiệm vụ chính của NATO là bảo đảm an ninh và phòng thủ chung cho tất cả các thành viên. Điều này có nghĩa rằng nếu một trong các thành viên bị tấn công, tất cả các thành viên sẽ đứng về phía nước bị tấn công để bảo vệ an ninh chung.

  • Cơ cấu tổ chức:

NATO có một cơ cấu tổ chức phức tạp, bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng, và Hội nghị Cấp cao, cùng với Tổng Thư ký NATO. Các nước thành viên thường thường gửi đại diện của họ đến các hội nghị và cuộc họp để thảo luận và đưa ra quyết định.

  • Hợp tác quân sự:

NATO thúc đẩy hợp tác quân sự giữa các thành viên bằng cách tổ chức các cuộc tập trận, huấn luyện, và các hoạt động quân sự khác. Mục tiêu là nâng cao khả năng phản ứng và sẵn sàng của lực lượng quân sự.

  • Quan hệ với các tổ chức quốc tế khác:

NATO cũng hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế khác, như Liên Hiệp Quốc và Liên minh Châu Âu (EU), để đảm bảo an ninh và ổn định toàn cầu.

  • Mở rộng:

NATO đã mở rộng dần sự tham gia của các quốc gia mới, đặc biệt là các nước thuộc khối Đông Âu sau sự sụp đổ của Liên Xô. Hiện nay, NATO có 30 nước thành viên.

  • Phản ứng đối với thách thức an ninh:

NATO đang tập trung vào nhiều thách thức an ninh, bao gồm chống khủng bố, biến đổi khí hậu, và phòng chống tấn công mạng.

NATO đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định và an ninh tại khu vực Bắc Đại Tây Dương và trên toàn thế giới. Tổ chức này tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế và đảm bảo rằng các nước thành viên có khả năng phản ứng hiệu quả trước các thách thức an ninh đa dạng.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Lịch sử và địa lí 4 Kết nối, Giải SBT Lịch sử và địa lí 4 Kết nối, Giải sách bài tập Địa lý 11 Kết nối bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh cầu

Xem thêm các môn học

Giải SBT địa lí 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com