41.1. Môi trường sống bao gồm các yếu tố
A. tác động riêng rẽ đến sinh vật (có lợi hoặc có hại cho sinh vật).
B. bao quanh sinh vật, có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật.
C. cần thiết, không thể thiếu cho sự tồn tại của sinh vật.
D. không sống bao quanh sinh vật, có quan hệ mật thiết đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật.
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án đúng B. bao quanh sinh vật, có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật.
41.2. Hãy cho biết các nhân tố sinh thái ở Cột A và Cột B trong bằng dưới đây thuộc nhóm nhân tố sinh thái nào? Hãy lấy thêm ví dụ các nhân tố sinh thái ở hai cột.
A | B |
Nhiệt độ | Con trâu |
CO2 | Cây chuối |
? | ? |
Hướng dẫn trả lời:
A | B |
Nhiệt độ | Con trâu |
CO2 | Cây chuối |
Nhân tố sinh thái vô sinh. VD: ánh sáng, độ ẩm... | Nhân tố sinh thái hữu sinh. VD: con người, châu chấu,... |
41.3. Quan sát Hình 41.1 sau đây, hãy nêu tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của một số nhân tố sinh thái đến đời sống của một loài động vật. Tại sao cần tìm hiểu về tác động trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố sinh thái?
Hướng dẫn trả lời:
– Tác dụng gián tiếp:
+ Ánh sáng — Nhiệt độ tăng, độ ẩm giảm — Sinh vật
+ Nhiệt độ — Độ ẩm giảm — Sinh vật.
– Tác động của các nhân tố sinh thái là rất phức tạp (có cả tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp qua lại lẫn nhau). Vì vậy, cần tìm hiểu về của các nhân tổ sinh thái trong các mối quan hệ này, con người mới có thể có những biện pháp phù hợp trong việc chăm sóc sức khoẻ, sản xuất nông nghiệp...
41.4. Quan sát Hình 41.2 dưới đây, hãy nêu một vài ví dụ về các yếu tố cần thiết (sinh vật không thể tồn tại nếu thiếu các yếu tố này) và các yếu tố tác động đối với một loài vật nuôi hoặc một loài cây trong (các yếu tố này có thể không cần thiết, nhưng có thể có lợi hoặc gây bất lợi).
Hướng dẫn trả lời:
Ví dụ đối với cây trồng:
– Yếu tố cần thiết: O2, CO2, H2O, khoáng, ánh sáng,...
– Yếu tố tác động: gió, nhiệt độ, độ ẩm, cây sống bên cạnh, sâu bọ,...
Những yếu tố tác động có thể có lợi hoặc gây bất lợi đối với cây trồng trong từng trường hợp cụ thể. Nếu các yếu tố này nằm trong một giới hạn xác định sẽ giúp đem lại lợi ích cho sự sinh trưởng và phát triển nhưng nếu quá cao hoặc quá thấp sẽ cản trở và gây hại cho cây trồng đá
41.5. Xác định các thông tin còn thiếu trong Bảng 41.3. Từ đó vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của các loài sinh vật đó.
Bảng 41.3. Giới hạn sinh thái của một số loại sinh vật
STT | Loại A | Loại B | |
1 | Giới hạn sinh thái | Độ ẩm: 35-80% | ? |
2 | Điểm gây chết dưới | ? | Nhiệt độ: 0oC |
3 | Điểm gây chết trên | ? | Nhiệt độ: 38oC |
4 | Khoảng chống chịu | ? | Nhiệt độ: 0 -15;25-38oC |
5 | Khoảng thuận lợi | Độ ẩm: 50-65% | ? |
Hướng dẫn trả lời:
STT | Loại A | Loại B | |
1 | Giới hạn sinh thái | Độ ẩm: 35-80% | Nhiệt độ: 0 - 38oC |
2 | Điểm gây chết dưới | <35% | Nhiệt độ: 0oC |
3 | Điểm gây chết trên | Độ ẩm: >80% | Nhiệt độ: 38oC |
4 | Khoảng chống chịu | Độ ẩm: 35 - 50%; 65-80% | Nhiệt độ: 0-15;25-38oC |
5 | Khoảng thuận lợi | Độ ẩm: 50-65% | Nhiệt độ: 15 - 25oC |