Giải sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 cánh diều bài 4: Nói và nghe

Hướng dẫn giải bài 4: Nói và nghe trang 45 SBT Ngữ văn 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1. Nêu những điểm cần chú ý khi thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống. 

Hướng dẫn trả lời:

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống là đưa ra ý kiến của cá nhân về vấn đề đó và trao đổi, bàn bạc, lắng nghe ý kiến của mọi người cùng tham gia để có hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn và lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề phù hợp.

Vấn đề trong đời sống có thể nêu lên từ thực tế cuộc sống nhưng cũng có thể rút ra từ các tác phẩm văn học.

Để thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống, các em cần chú ý:

- Quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng,... trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu để phát hiện vấn đề có ý nghĩa.

- Lựa chọn một vấn đề cần thảo luận. Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến của em về vấn đề đó.

- Thảo luận trong nhóm về vấn đề đã lựa chọn.

- Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề đồng thời, tôn trọng các ý kiến khác.

Câu 2. Hãy phát biểu ý lớn: “Em hiểu thế nào là “bệnh” thành tích?” bằng những ý nhỏ và các dẫn chứng cụ thể. 

Hướng dẫn trả lời:

1. Khái niệm và biểu hiện của “bệnh thành tích”:

- Khái niệm: “bệnh” ở đây là thói xấu hoặc khuyết điểm về tư tưởng tạo nên những hành động đáng chê trách hoặc gây hại, “thành tích” là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được, “bệnh thành tích” là tư tưởng thích được khen ngợi, đánh giá cao nên tạo ra những thành tích không có thật hoặc chạy theo thành tích bên ngoài mà không chú trọng đến thực chất và các mặt lợi, hại của nó khi giá trị thực bên trong không được đảm bảo.

- Bệnh thành tích khác hoàn toàn với ý thức phấn đấu để đạt thành tích bởi một bên chỉ chú trọng đến cái bên ngoài, một bên chú ý đầy đủ đến các mặt bên ngoài và bên trong; một bên chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân, một bên hướng tới khẳng định mình bằng những đóng góp thật sự có giá trị; một bên xuất phát từ nhu cầu và động cơ cá nhân ích kỉ, một bên lại xuất phát từ ý thức trách nhiệm và tinh thần phấn đấu vươn lên...

- Biểu hiện của “bệnh thành tích”: Vì thành tích, chạy theo thành tích mà bất chấp điều kiện và nhu cầu thực tế tạo ra những thành tích giả tạo cốt để tạo uy tín cá nhân, để che mắt dư luận hoặc đế nhận sự khen thưởng của cấp trên...

2. Nguyên nhân của bệnh thành tích:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Cơ chế đánh giá, khen thưởng của Nhà nước chủ yếu dựa vào thành tích đạt được trong quá trình hoạt động của các tập thể, cá nhân.

+ Khả năng quản lí của các cơ quan chủ quản chưa thật chặt chẽ nên khi đánh giá lại chủ yếu dựa vào những báo cáo hoặc thành tích bề nổi, chưa thực sự xem xét phân tích để đánh giá chính xác thực chất.

+ Tâm lí xã hội vẫn chú trọng đến thành tích, kết quả mà chưa thực sự coi trọng phương pháp, quá trình.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Do hạn chế về tư tưởng nên dễ bị cám dỗ, cuốn hút bởi những yếu tố bề nổi, bên ngoài.

+ Do kém cỏi trong nhận thức nên không thấy được mối quan hệ cần thiết phải có giữa danh và thực, thành tích bề nổi và giá trị thực sự bên trong.

+ Do thiếu ý thức trách nhiệm nên không chú ý đến việc xây dựng nền tảng, gốc rễ cho một sự phát triển bền vững mà chỉ chạy theo những kết quả giả tạo đế thỏa mãn nhu cầu cá nhân ích kỉ.

3. Hậu quả:

- Với sự phát triển nhân cách con người: Sự tồn tại của bệnh thành tích sẽ làm hình thành cả một lớp người chạy theo thành tích, sống trong những điều giả tạo và góp phần tạo nên một thế giới giả tạo. Tất cả những thứ giả tạo sẽ hủy hoại hoặc chí ít cũng làm lệch lạc sự phát triển nhân cách của con người.

- Với môi trường xã hội và sự phát triển của đất nước:

+ Môi trường xã hội: tạo thành một môi trường với những cạnh tranh không lành mạnh, những quan hệ không lành mạnh.

+ Sự phát triển của đất nước: khi thành tích chỉ là giả hoặc không có giá trị thật, nó không những không tạo động lực cho sự phát triển của đất nước mà còn có thể đem đến những rạn nứt, suy thoái nghiêm trọng.

4. Giải pháp khắc phục bệnh thành tích:

- Đối với người quản lí và chính sách quản lí:

+ Cần xem xét một cách toàn diện mối quan hệ giữa thành tích đạt được với cách thức và quá trình đạt được nó để xác định chính xác thực chất giá trị của thành tích.

+ Cần đặt ra những mục tiêu có tính thực tế, những kế hoạch cụ thế đế tạo cơ sở thực tế cho những thành tích sau này.

+ Cần quản lí chặt chẽ và điều tra nghiêm túc để loại bỏ những thành tích ảo.

- Đối với mỗi cá nhân:

+ Cần nâng cao hiểu biết để nhận rõ cái lợi, cái hại, điều cần thiết và những gì không thực sự cần cho sự phát triển chung.

+ Cần nâng cao năng lực của bản thân để tạo ra những thành tích thật sự có giá trị

+ Cần rèn luyện bản lĩnh và xây dựng một ý thức, tư tưởng đúng đắn, lành mạnh để thực hiện trách nhiệm của bản thân trong mỗi việc làm.

- Căn bệnh thế chất chỉ huỷ hoại, làm tổn thương tới cơ thế của một cá nhân, nhưng căn bệnh tinh thần nếu không được chữa trị sẽ có hậu quả không chi lâu dài mà còn rất sâu rộng trong đời sống xã hội. Bệnh thành tích thuộc loại bệnh tinh thần

- Một căn bệnh rất nghiêm trọng cần phải loại bỏ, chữa trị tận gốc rễ.

- Khi mỗi cá nhân cũng như tập thế đều hành động và phấn đấu bằng ý thức trách nhiệm và sự hiểu biết sẽ tạo nên một môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh cho sự phát triển của con người.

Dẫn chứng: 

Căn bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, nhà trường vì muốn đạt chỉ tiêu của bộ đề ra, giáo viên muốn hoàn thành tốt thi đua của nhà trường nên đã lờ đi đạo đức nghề nghiệp mà cho điểm ảo. Phụ huynh vì muốn con em mình là học sinh giỏi, học sinh thì muốn lên lớp, có danh hiệu mà không cần phải tốn sức học bài. Vì những lý do đó mà ngày nay mới có hiện tượng chạy theo thành tích mà không cần quan tâm đến chất lượng. Đối với các vị phụ huynh, chắc chắn rằng chẳng ai muốn con mình học kém hay học mà không có chất lượng. Họ là những người đã bỏ ra tiền của thật, công sức thật, thời gian thật và những hy vọng thật về một tương lai tốt đẹp thật của con em mình khi lo cho chúng được ăn học đến thành tài. Vì thế, chẳng có lý do gì họ lại mong muốn nhận sự giả dối từ kết quả học tập của con em mình. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm thực dụng, họ sẵn sàng làm mọi cách, kể cả những cách tệ hại nhất mà chúng ta đã được biết qua báo chí, để con em họ qua được một kỳ thi, có một tấm bằng đề tìm việc sau này. Có một tấm bằng đi đã, vì đó là tấm bằng được xã hội thừa nhận, rồi sau này khi có điều kiện sẽ cố mà học tiếp một cách chân thực. Như vậy, suy cho cùng, phụ huynh và học sinh chính là những người đã tiếp tay, để cho bệnh thành tích ngày càng lan rộng và nặng hơn.

Đầu năm 2006, tại trường trung học cơ sở Trần Phú, huyện miền núi Sông Hinh tỉnh Phú Yên đã phát hiện hai mươi sáu học sinh lớp sáu đọc chưa thông, viết chưa thạo nhưng vẫn cứ được lên lớp. Trong những kì thi tốt nghiệp phổ thông và đại học, hiện tượng mang tài liệu vào phòng thi, tài liệu vất trắng cả sân trường sau buổi thi đã từng được báo chí đề cập tới. Khi biết những thông tin này, bản thân chúng ta có suy nghĩ gì? Cả một thế hệ, cả một tương lai đất nước này phải để những con người như thế gánh vác thì chẳng có gì kinh khủng hơn. Nếu những con người giữ những chức vụ cao trong xã hội là những người "hữu danh vô thực" thì đó là những hạt sạn của xã hội, là nguyên nhân kéo nước ta chậm lại trên con đường phát triển.

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 tập 1 cánh diều, Giải SBT Ngữ văn 8 tập 1 CD, Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 tập 1 CD bài 4 Nói và nghe

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 1 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net