Giải sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 cánh diều bài 2: Nắng mới

Hướng dẫn giải bài 2: Nắng mới trang 14 SBT Ngữ văn 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

Phát biểu 

Đúng

Sai 

(1) Các dòng thơ trong bài thơ sáu chữ thường ngắt nhịp lẻ (3/3, 1/5, 5/1).

  

(2) Các dòng trong bài thơ bảy chữ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4.

  

(3) Bài thơ sáu chữ, bảy chữ thường có nhiều vần. 

  

(4) Cách ngắt nhịp dòng thơ còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng chữ 

  

Hướng dẫn trả lời:

Phát biểu 

Đúng

Sai 

(1) Các dòng thơ trong bài thơ sáu chữ thường ngắt nhịp lẻ (3/3, 1/5, 5/1).

 

x

(2) Các dòng trong bài thơ bảy chữ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4.

x

 

(3) Bài thơ sáu chữ, bảy chữ thường có nhiều vần. 

x

 

(4) Cách ngắt nhịp dòng thơ còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng chữ 

 

Câu 2. Bố cục của bài thơ là gì? 

A. Sự tổ chức, sắp xếp, gieo vần trong bài thơ theo cách thức mới lạ, độc đáo để thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả 

B. Sự tổ chức, sắp xếp các dòng thơ, khổ thơ tương ứng với một nội dung nhất định để tạo thành một bài thơ 

C. Sự tổ chức, sắp xếp các hình ảnh trong mỗi dòng thơ để tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đọc 

D. Sự tổ chức, sắp xếp các dòng trong bài thơ để tạo thành từng khổ thơ 

Hướng dẫn trả lời:

Chọn B. Sự tổ chức, sắp xếp các dòng thơ, khổ thơ tương ứng với một nội dung nhất định để tạo thành một bài thơ

Câu 3. Phương án nào nêu đúng về mạch cảm xúc trong bài thơ? 

A. Diễn biến sự việc được tái hiện trong bài thơ nhằm khơi gợi cảm xúc của người đọc 

B. Diễn biến dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả trong bài thơ 

C. Trình tự miêu tả bức tranh thiên nhiên trong bài thơ để thể hiện cảm xúc của tác giả 

D. Trình tự miêu tả bức tranh con người trong bài thơ để thể hiện tâm trạng suy tư của tác giả 

Hướng dẫn trả lời:

Chọn B. Diễn biến dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả trong bài thơ 

Câu 4. Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là gì? 

A. Hứng thú, rung động của nhà thơ trước thiên nhiên, con người, cuộc sống,... được thể hiện trong một phần của bài thơ 

B. Dòng cảm xúc, suy tư trong bài thơ nhằm thể hiện tư tưởng của tác giả 

C. Trạng thái cảm xúc, tình cảm cao trào được thể hiện tập trung trong một phần của tác phẩm nhằm thể hiện tư tưởng của tác giả 

D. Trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt được thể hiện xuyên suốt tác phẩm nhằm thể hiện tư tưởng của tác giả. 

Hướng dẫn trả lời:

Chọn D. Trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt được thể hiện xuyên suốt tác phẩm nhằm thể hiện tư tưởng của tác giả. 

Câu 5. Sắc thái nghĩa của từ ngữ là gì? 

A. Nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ 

B. Nghĩa gốc của từ ngữ 

C. Nghĩa chuyển của từ ngữ 

D. Nghĩa cơ bản của từ ngữ

Hướng dẫn trả lời:

Chọn A. Nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ 

Câu 6. Cách ngắt nhịp nào là phù hợp với mỗi dòng thơ của khổ thơ thứ nhất? 

A. 2/2/3, 2/5, 3/4, 4/3

B. 4/3, 4/3, 4/3, 4/3 

C. 2/2/3, 4/3, 3/4, 4/3 

D. 5/2, 2/5, 3/4, 4/3 

Hướng dẫn trả lời:

Chọn A. 2/2/3, 2/5, 3/4, 4/3

Câu 7. Tiếng chứa vần trong bài thơ được tạo thành bằng cách lặp lại hoàn toàn hoặc hiệp với những nguyên âm cùng hàng với chúng như sau: 

- I, iê, ia, ê, e hiệp với nhau. 

- Ư, ơ, â, ươ, ưa, a, ă hiệp với nhau. 

- U, ô, o, uô, ua hiệp với nhau. 

Dựa vào chỉ dẫn trên và phần Kiến thức ngữ văn trong bài học, hãy xác định các tiếng được hiệp vần trong một khổ thơ của bài Nắng mới. Chỉ ra vần trong khổ thơ được hiệp theo cách thức nào. 

Hướng dẫn trả lời:

Dựa vào phần hướng dẫn hiệp vần giữa các nguyên âm cùng hàng với nhau để xác định vần trong một khổ thơ. Thơ bảy chữ thường gieo vần chân ở các dòng 1,2,4. Ví dụ, khổ thơ đầu được hiệp vần như sau: song - nùng - không (các nguyên âm o,u,ô cùng hàng hiệp với nhau).

Ví dụ trong khổ 2:  

Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

  • Các tiếng được hiệp vần là: thời- mười, nội-phơi. Cách gieo vần: Vần chân liền và vần chân cách tạo tính nhạc cho bài thơ. 

Câu 8. Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ Nắng mới là ai và được thể hiện qua từ ngữ nào? 

A. Người mẹ - “mẹ tôi” 

B. Người mẹ - “người” 

C. Người cha - “thầy” 

D. Người con - “tôi” 

Hướng dẫn trả lời:

Chọn D. Người con - “tôi” 

Câu 9. Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào? 

A. Một hình ảnh khơi nguồn cảm hứng cho tác giả 

B. Một sự việc gây ấn tượng sâu sắc cho tác giả 

C. Một đề tài khái quát nội dung của cả bài thơ 

D. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả 

Hướng dẫn trả lời:

Chọn A. Một hình ảnh khơi nguồn cảm hứng cho tác giả 

Câu 10. Dòng nào chỉ ra đúng các từ láy có trong bài thơ? 

A. Xao xác, thiếu thời, não nùng 

B. Xao xác, não nùng, chập chờn

C. Não nùng, chập chờn, thiếu thời 

D. Xao xác, não nùng, mường tượng 

Hướng dẫn trả lời:

Chọn D. Xao xác, não nùng, mường tượng

Câu 11. Hãy tìm ba hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử dụng để khắc họa về người mẹ. Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên như thế nào trong nỗi nhớ của tác giả?

Hướng dẫn trả lời:

- Ba hình ảnh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để thể hiện người mẹ trong bài thơ: Hình ảnh “nắng mới” ở khổ thơ thứ nhất và thứ hai - là không gian, bối cảnh quen thuộc gắn với hành động, dáng hình thân thương của mẹ trong quá khứ - là tín hiệu nghệ thuật đánh thức kí ức về mẹ và tuổi thơ có mẹ ấm áp, tươi đẹp, êm đềm. Hình ảnh tiếp theo là màu “áo đỏ” mẹ đưa trước giậu phơi (khổ 2) và “nét cười đen nhánh” sau màu áo đỏ trong ánh trưa hè. 

- Qua ba chi tiết đó, hình ảnh người mẹ hiện lên thật ấm áp, thân thương, đôn hậu, trẻ trung, tươi tắn trong tâm hồn nhà thơ. Đây là những kí ức ấn tượng nhất được lưu giữ sâu đậm trong tâm hồn của một đứa trẻ lên mười khi nhớ về mẹ. Ở thế giới của hoài niệm còn mãi, mẹ hiện ra giữa không gian bừng sáng của “nắng mới” - nguồn sáng mới mẻ, tươi đẹp, hân hoan - trong tay là tấm “áo đỏ” “người đưa trước giậu phơi”. Màu đỏ ấm nóng của tấm áo hòa với màu nắng mới, dường như cùng phản chiếu lên gương mặt dịu dàng, trẻ trung của mẹ. Và “nét cười đen nhánh” sau tay áo tạo nên một bức tranh thật đẹp. Nét cười ấy như tỏa nắng trên gương mặt mẹ. Hàm răng đen nhưng nhức hạt na. Nét vẽ phối hợp hài hòa màu sắc, đường nét,... đặc biệt là như được chạm khắc từ kí ức tuổi thơ hạnh phúc khi còn có mẹ của tác giả, càng làm nổi bật cảm giác “xao xác”, “não nùng”, “rượi buồn” khi trở về hiện tại.

Câu 12. Có thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên song) và thứ hai (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) được không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

- Hắt (trong nắng mới hắt bên song): nắng nhạt, xuyên qua song cửa, qua không gian hẹp mà đổ bóng xuống, gợi cái hiu hắt, trĩu nặng, buồn bã. 

- Reo (trong nắng mới reo ngoài nội): động từ nhân hóa ánh nắng mới như biết reo cười, bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi. Không gian mở rộng mênh mang thỏa sức cho nắng bung tỏa, tràn trề, “reo” cùng với hương đồng gió nội. Ánh nắng như ca vui, rộn ràng, tươi tắn, trong trẻo và náo nức! Ánh nắng như tiếng reo vui của tâm hồn trẻ thơ. Nắng “reo”, nắng ca hát, nắng vui, nắng tươi, nắng đẹp,... Nắng là tâm trạng náo nức, hạnh phúc của tâm hồn nhà thơ khi được sống trong tình yêu thương của mẹ. 

Câu 13. Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) ghi lại cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong bài thơ. 

Hướng dẫn trả lời:

“Nét cười đen nhánh sau tay áo

Câu thơ rất tạo hình. Chân dung bà mẹ hiện lên chỉ nội dung hình ảnh ấy: nét cười đen nhánh, hàm răng nhuộm đen, đều đặn và bóng, một nét đẹp của phụ nữ xưa. Hình ảnh ấy của bà mẹ đã đọng lại và lưu giữ mãi trong tâm trí người đọc khi bài thơ đã hết, tạo một nỗi bùi ngùi thương cảm. Nắng mới dẫn đến áo đỏ, áo đỏ đưa đến nét cười đen nhánh, mạch tâm trạng ấy rất dễ gợi sự đồng điệu ở người đọc. Chi tiết đời sống là riêng của mỗi người, nhưng tiến triển của lòng người là phổ biến. Người đọc, từ những cảnh ngộ riêng, cũng có được cái bâng khuâng chập chờn cùng tác giả.” 

Câu 14. Bài thơ gợi liên tưởng cho em đến tác phẩm văn học nào? Vì sao? 

Hướng dẫn trả lời:

- Các văn bản có cùng đề tài người mẹ: người mẹ vườn cau

- Các văn bản có cùng thể loại: 

- Các văn bản có cùng cách tổ chức mạch cảm xúc: một tín hiệu nghệ thuật khơi gợi cảm hứng đưa tâm hồn con người từ hiện tại trở về kí ức,.... 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 1 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com