Câu 1. Tìm một từ đồng nghĩa với từ ngút ngát trong khổ thơ dưới đây và cho biết vì sao từ ngút ngát phù hợp hơn trong văn cảnh này.
Sông Gâm đôi bờ trắng cát
Đá ngồi dưới bến trông nhau
Non Thần hình như trẻ lại
Xanh lên ngút ngát một màu.
Hướng dẫn trả lời:
- Từ đồng nghĩa với từ “ngút ngát”: bạt ngàn, mênh mông, bát ngát, ngút ngàn,...
- Từ “ngút ngát” phù hợp hơn trong văn cảnh này bởi vì nó có sắc thái biểu cảm phù hợp với câu thơ hơn các từ đồng nghĩa khác.
Câu 2. Tìm các từ láy trong khổ thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa của mỗi từ láy tìm được. Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó đối với sự thể hiện tâm trạng của tác giả.
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
(Lưu Trọng Lư)
Hướng dẫn trả lời:
- Các từ láy trong khổ thơ:
+ Xao xác: Tính từ gợi tả những tiếng như tiếng chim vỗ cánh, tiếng gà gáy, v.v. nối tiếp nhau làm xao động cảnh không gian vắng lặng.
+ Não nùng: Tính từ chỉ sự buồn đau tê tái và day dứt.
+ Chập chờn: Tính từ chỉ trạng thái nửa ngủ nửa thức, nửa tỉnh nửa mê. Động từ chỉ trạng thái khi ẩn khi hiện, khi tỏ khi mờ, khi rõ khi không
=> Tác dụng: miêu tả, nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, làm sâu sắc hơn tâm trạng của tác giả.
Câu 3. Ghép các từ in đậm ở cột trái với nghĩa phù hợp ở cột phải:
A
| B
|
Hướng dẫn trả lời:
a) - 3)
b) - 1)
c) - 4)
d) - 2)
e) - 5)
Câu 4. Chỉ ra sự khác nhau giữa các từ in đậm trong mỗi cặp từ dưới đây về sắc thái biểu cảm và cách dùng:
- vị - tên:
a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng (Hồ Chí Minh)
b) Gã một mực cãi lại, nhưng tên địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba-toong đánh lên đầu gã. (Đoàn Giỏi)
- hắn - người:
c) Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu
(Ngô Tất Tố)
d) Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi
(Lưu Trọng Lư)
Hướng dẫn trả lời:
Ở cặp thứ nhất, từ “vị - tên” đều chỉ từng cá thể (người) và được dùng trước danh từ chỉ người nhưng vị thể hiện ý kính trọng; còn tên thể hiện ý coi thường, coi khinh,....
Ở cặp thứ hai, từ “hắn - người” đều chỉ từng cá thể (người) và được dùng trước danh từ chỉ người nhưng vị thể hiện ý kính trọng; còn tên thể hiện ý coi thường, coi khinh,....