Giải sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 cánh diều bài 4: Thực hành tiếng Việt

Hướng dẫn giải bài 4: Thực hành tiếng Việt trang 44 SBT Ngữ văn 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1. Xác định nghĩa hàm ẩn của những câu dưới đây: 

a) Nói thật với ông: Chú em rể tôi vừa trúng chủ tịch huyện, chú ấy nể tôi lắm.  (Lưu Quang Vũ). 

b) Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mua cái kính này thế? (Nê-xin) 

c) Cậu phải đi khám bệnh viện nhà nước xem sao! (Nê-xin) 

Hướng dẫn trả lời:

a) Nghĩa tường minh của câu (người nói - nhân vật “tôi” - thông báo về các sự việc: “Chú em rể vừa trúng chủ tịch huyện” và “chú ấy nể tôi lắm”) và văn cảnh (thắc mắc của ông Thình: “Không biết trên tỉnh, trên huyện có tán thành không ạ?”). 

Nghĩa hàm ẩn: Tôi có một chỗ dựa đáng tin cậy, đó là một người thân có quyền chức cao ở huyện (chủ tịch huyện). 

b. Chê bai bác sĩ cắt kính cho nhân vật “tôi”.

c. Chê bai bệnh viện tư nhân không sánh được bằng bệnh viện nhà nước.

Câu 2. Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó: 

Chị Dậu vừa nói vừa mếu: 

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u. 

Cái Tí chưa hiểu biết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: 

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? 

Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa: 

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. 

a) Nêu nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn? 

b) Nghĩa hàm ẩn trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? 

Hướng dẫn trả lời:

a. Nghĩa hàm ẩn trong câu:

- Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi: đây là bữa cuối cùng của cái Tí khi ở nhà.

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài: chị Dậu sẽ đem bán cái Tí cho nhà cụ Nghị.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn vì chị sợ mình sẽ càng thêm đau lòng, và lại khiến cái Tí tổn thương.

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” rõ hơn. Chị Dậu phải nói rõ như vậy vì muốn cái Tí hiểu rõ vấn đề rằng mình sẽ không ở nhà và sẽ chuyển đến ở nơi khác.

Câu 3. Ghép các câu tục ngữ ở cột trái với nghĩa hàm ẩn phù hợp ở cột phải: 

A

Tục ngữ 

a) Áo đẹp không làm nên người sang. 

b) Ăn vóc học hay. 

c) Lạt mềm buộc chặt. 

d) Nói phải củ cải cũng nghe. 

e) Trăm hay không bằng tay quen 

B

Nghĩa hàm ẩn 

1) hiểu biết nhiều, giỏi về lí thuyết không bằng biết làm thành thạo 

2) lời nói đúng ai cũng đồng tình, ủng hộ 

3) có ăn mới có vóc dáng, sức khỏe; có học mới có sự hiểu biết 

4) xử trí mọi việc một cách mềm dẻo sẽ đạt hiệu quả cao hơn 

5) hình thức không quyết định phẩm chất, giá trị con người 

Hướng dẫn trả lời:

a) - 5)

b) - 3) 

c) - 4) 

d) - 2) 

e) - 1) 

Câu 4. Nêu ngắn gọn nghĩa hàm ẩn của những câu sau (dẫn theo Thơ Tố Hữu): 

a) Không muốn làm đe, hãy làm búa! 

b) Không muốn làm than, hãy làm lửa đỏ! 

Hướng dẫn trả lời:

a, Không muốn làm thứ để người ta chà đạp lên thì hãy trở thành người tài giỏi, cứng rắn để không bị trở thành thứ người ta dễ dàng chà đạp

b, Không muốn trở thành vật dễ dàng bị người khác đổ lỗi, sử dụng làm công cụ thì phải đủ tài giỏi cứng rắn để lấn át, thắng được người khác.

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 tập 1 cánh diều, Giải SBT Ngữ văn 8 tập 1 CD, Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 tập 1 CD bài 4 Thực hành tiếng Việt

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 1 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net