Giải sách bài tập Tin học 11 Khoa học máy tính Kết nối chủ đề 1 Bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số

Hướng dẫn giải Bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số SBT Tin học 11 Khoa học máy tính Kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

5.1 Hãy quan sát các cổng kết nối của một máy tính để bàn. Hãy lắp bàn phím, chuột, màn hình và các máy in (nếu có) với thân máy

 Bài 5

5.2* Thiết bị trỏ làm việc trên màn hình đầu tiên có hình dạng giống con chuột nên được gọi là chuột. Thực tế các thiết bị trỏ (pointing device) rất đa dạng. Hãy tìm hiểu các thiết bị loại này.

 bài 5

Các thiết bị trỏ rất quan trọng trong giao diện đồ họa. Người dùng sử dụng chuột để xác định điểm cần tương tác, còn gọi là con trỏ màn hình. Máy tính sử dụng tọa độ của con trỏ để biết đối tượng nào đang được trỏ. Người dùng có thể nháy, nháy đúp, kéo thả chuột,... máy tính sẽ hiểu được ý muốn của người dùng trong bối cảnh cụ thể

Ban đầu, người ta sử dụng chuột bằng cách dùng cơ lăn bi để chuyển hướng và khoảng cách chuyển động của chuột (Hình 5.1a, Hình 5.1b).

Sau này, người ta dùng chuột quang, dùng nguồn sáng từ một đèn LED hồng ngoại hoặc LED đỏ chiếu xuống mặt bàn rồi phân tích ánh sáng phản xạ nhận được để xác định chuột di chuyển như thế nào. Người ta còn dùng chuột laser, sử dụng nguồn ánh sáng laser thay cho nguồn ánh sáng LED, có độ nhạy cao hơn cả chuột quang dùng LED.

Thời kỳ đầu, người ta kết nối chuột với máy tính bằng dây cáp tín hiệu dùng cổng COM, cổng PS/2 và sau này là cổng USB. Hiện nay, phổ biến là chuột dùng kết nối không dây. Có hai kiểu kết nối không dây chính là dùng sóng vô tuyến điện và dùng bluetooth. Trong trường hợp dùng sóng vô tuyến điện thì cần một thiết bị thu phát cắm vào cổng USB (Hình 5.1d). Đối với các chuột kết nối qua bluetooth thì không cần thiết bị này nữa.

Ngoài chuột, còn có một số thiết bị trỏ khác như các máy dòng ThinkPad dùng một nút điều khiển ngay ở giữa màn hình để không phải rời tay khỏi bàn phím khi soạn thảo.

Đối với máy tính xách tay, người ta dùng bàn cảm ứng ngay trên bàn phím. Một số máy tính và các thiết bị di động dùng màn hình cảm ứng, có thể dùng các động tác chạm, vuốt trực tiếp trên màn hình.

5.3 Ngày nay, việc kết nối không dây đã trở thành phổ biến. Hãy kể ra một số trường hợp kết nối không dây giữa các thiết bị số mà em biết.

Một số ví dụ về kết nối không dây của các thiết bị số:

  • Chuột không dây dùng sóng vô tuyến điện hay bluetooth.

  • Thiết bị điều khiển từ xa của ti vi dùng bluetooth như Magic Remote Control của dòng tivi LG thông minh

  • Kết nối máy tính hay thiết bị di động qua mạng không dây.

  • Thẻ RFID dùng cho thang máy, khoá cửa, thẻ qua các trạm soát về tự động.

  • Kết nối bluetooth cho các thiết bị nghe nhạc.

  • Kết nối không dây điện thoại với màn hình ti vi thông minh để chuyển ảnh từ màn hình điện thoại lên tivi.

  • Trong quân sự sử dụng rất nhiều các kết nối không dây như giữa máy bay không người lái (UAV), tên lửa, vệ tinh và các trạm mặt đất để điều khiển,...

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Tin học 11 Khoa học máy tính Kết nối , Giải SBT Tin học 11 Khoa học máy tính Kết nối , Giải sách bài tập Tin học 11 Khoa học máy tính Kết nối bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số

Xem thêm các môn học

Giải SBT tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net