Giải SBT Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời Chủ đề 4: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình

Hướng dẫn giải Chủ đề 4: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình sách bài tập Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về sự tự tin trong sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình

Câu hỏi 1. Liệt kê một số lí do giải thích vì sao các thành viên phải cùng tham gia tổ chức cuộc sống gia đình

Hướng dẫn trả lời:

  • Để hiểu thêm về tầm quan trọng của việc tổ chức
  • Để biết được các việc bản thân cần làm
  • Để biểu vai trò của mỗi người trong các việc làm
  • ....

Câu hỏi 2. Chia sẻ các công việc trong gia đình mà em đã tự tin hoặc chưa tự tin khi tổ chức, sắp xếp thực hiện

Các công việc trong gia đình mà em tự tin khi tổ chức, sắp xếp

 

Các công việc gia đình mà em chưa tự tin khi tổ chức, sắp xếp

1.

1.

2.

2.

3.

3.

4.

4.

Hướng dẫn trả lời:

Các công việc trong gia đình mà em tự tin khi tổ chức, sắp xếp

 

Các công việc gia đình mà em chưa tự tin khi tổ chức, sắp xếp

1.Tự tin sắp xếp và thực hiện công việc gia đình theo thời gian trong ngày: nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cối,...

1.Quản lí tài chính

2. Có thể sắp xếp hợp lí thời gian trong tháng để chăm sóc, thăm hỏi họ hàng, người thân.

2.Xếp lịch hẹn và quản lí thời gian

3. Chưa tự tin để nấu được bữa cơm nhanh chóng mà vẫn đủ các món.

3.Sắp xếp quản lí tài liệu

4….

4.Mua sắm

Câu hỏi 3. Chỉ ra những kĩ năng được hình thành khi tự tin thực hiện các công việc trong tổ chức cuộc sống gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Kĩ năng tổ chức cuộc sống 

Kĩ năng quản lí thời gian 

Kĩ năng giữ gìn nề nếp truyền thống gia phong 

Kĩ năng chăm sóc và quan tâm đến người thân ...

Nhiệm vụ 2. Tổ chức sắp xếp hợp lí công việc gia đình

Câu hỏi 1. Đánh số thứ tự các bước cách sắp xếp hợp lí giữa công việc cá nhân và gia đình để tổ chức cuộc sống tốt hơn

a.Tìm khoảng thời gian trống của từng thành viên

b.Liệt kê tất các các công việc của bản thân và thời gian cần cho công việc đó

c.Xác định những công việc chính của các thành viên trong gia đình và khoảng thời gian cho những việc đó

d.Lấy ý kiến các thành viên để cùng đồng thuận

e.Sắp xếp khung thời gian chung phù hợp  nhất

g. Nếu thành viên nào có khoảng thời gian cá nhân không trùng với khung thời gian chung của mọi người thì xem xét và điều chỉnh cho phù hợp

Hướng dẫn trả lời:

Thứ tự:

c. Xác định những công việc chính của các thành viên trong gia đình và khoảng thời gian cần cho những việc đó. 

b. Liệt kê tất cả các công việc của bản thân và thời gian cần cho công việc đó. 

a. Tìm khoảng thời gian trống của từng thành viên. 

g. Nếu thành viên nào có khoảng thời gian cá nhân không trùng với khung thời gian chung của mọi người, xem xét và điều chỉnh cho phù hợp. 

d. Lấy ý kiến các thành viên để cùng đồng thuận. e. Sắp xếp khung thời gian chung phù hợp nhất.

Câu hỏi 2. Thực hành sắp xếp công việc, tổ chức cuộc sống gia đình em vào những dịp lễ, tết, kì nghỉ

a.Các hoạt động mong muốn thực hiện, trải nghiệm trong gia đình vào những dịp lễ, tết, kì nghỉ

b. Các công việc, hoạt động mà các thành viên có thể cùng tham gia thực hiện

c.Phân bổ thời gian cho những hoạt động, công việc mà các thành viên cùng thực hiện

Hướng dẫn trả lời:

a. Các hoạt động mong muốn thực hiện, trải nghiệm trong gia đình vào những dịp lễ, tết, kì nghỉ có thể bao gồm những điều sau: 

1. Du lịch: Cả gia đình có thể lên kế hoạch để đi du lịch và khám phá những địa điểm mới, tham quan cảnh đẹp, thưởng thức ẩm thực. Đi du lịch giúp gia đình gắn kết với nhau và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ. 

2. Đi chơi: Đưa gia đình đi chơi tại công viên, sở thú, khu vui chơi giải trí hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời như cắm trại, picnic, hay các trò chơi nhóm. 

3. Họp mặt gia đình: Sắp xếp thời gian để tổ chức các buổi họp mặt gia đình để tăng cường sự gắn kết và trò chuyện cùng nhau. Có thể là buổi tiệc tại nhà hoặc ăn tối ngoài nhà hàng. 

4. Tham gia hoạt động từ thiện: Gia đình có thể dành thời gian tham gia các hoạt động từ thiện như viếng thăm các trung tâm đối tượng khó khăn, hiến máu, hoặc tham gia vào các tổ chức tình nguyện. 

5. Xem phim và đọc sách: Có thể dành thời gian cùng nhau để xem phim, đọc sách và thảo luận về nội dung sau đó, tạo ra không gian chia sẻ và kết nối với nhau. 

6. Nấu ăn và ăn uống cùng nhau: Thực hiện các buổi nấu ăn gia đình, làm món ăn yêu thích và thưởng thức bữa ăn chung với nhau.

 b. Các công việc, hoạt động mà các thành viên có thể cùng tham gia thực hiện bao gồm: 

1. Chia sẻ trách nhiệm gia đình: Bao gồm các công việc như lau dọn nhà cửa, làm vệ sinh, chăm sóc cây cảnh, quét dọn sân vườn, hay mua sắm gia vụ. 

2. Làm việc nhóm: Gia đình có thể cùng nhau làm các dự án nhỏ, như trồng cây hoặc xây dựng một đồ ăn nhanh trong sân nhà. 

3. Học hỏi và khám phá cùng nhau: Gia đình có thể tham gia các khóa học hay hoạt động học tập như học nấu ăn, làm bánh, sửa chữa đồ điện tử hoặc tự động hóa. 

4. Tổ chức các trò chơi gia đình: Gia đình có thể cùng tham gia các trò chơi bàn, trò chơi bài, trò chơi thể thao hoặc các trò chơi công nghệ. 

c. Phân bổ thời gian cho những hoạt động, công việc mà các thành viên cùng thực hiện: 

- Thực hiện lịch trình gia đình: Đặt ra lịch trình cho gia đình vào những dịp lễ, tết, kì nghỉ để mọi người có thể biết và chuẩn bị trước.

 - Lập kế hoạch chia sẻ công việc: Thành lập một lịch công việc gia đình để phân bổ công việc cho mỗi thành viên tham gia.

 - Tạo ra thời gian cụ thể: Quyết định thời gian cụ thể cho từng hoạt động, công việc nhằm đảm bảo mọi người có thời gian tổ chức, chuẩn bị và tham gia. 

- Đặt sự ưu tiên: Xem xét sự ưu tiên của từng hoạt động và công việc để đảm bảo thời gian được phân bổ hợp lý và đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của cả gia đình.

Câu hỏi 3. Chia sẻ những yếu tố ảnh hưởng đến việc sắp xếp các công việc gia đình và cho ví dụ cụ thể

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm công việc và thời gian làm việc của bố mẹ 

Thời gian đi học, thời gian tự học của bản thân và anh chị em 

Thói quen sinh hoạt, tập thể thao,... 

Những việc đột xuất khác

Nhiệm vụ 3. Quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình

Câu hỏi 1. Xác định cách giúp thấu hiểu để quan tâm, chăm sóc người thân

Hướng dẫn trả lời:

Bình tĩnh lắng nghe chia sẻ của người thân. 

Đặt mình vào vị trí người thân. 

Quan sát hành vi ngôn ngữ cơ thể của người thân để hiểu họ thực sự muốn gì. 

Chủ động trao đổi, chia sẻ.

 Dành thời gian cùng thực hiện tham gia các hoạt động cùng người thân.

Câu hỏi 2. Xác định những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Chủ động thể hiện tình yêu thường, lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể. 

Lắng nghe, chia sẻ với các thành viên trong gia đình. 

Tôn trọng và có trách nhiệm với công việc nhà được giao. 

Hỗ trợ, chia sẻ với người thân các công việc, hoạt động cần giúp đỡ.

Câu hỏi 3. Xử lí các tình huống ở mục 3, trang 35 SGK để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: N có thể giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo để giảm bớt gánh nặng của mẹ. Nếu cảm thấy mình quá bận rộn với các hoạt động ngoài trường, N có thể điều chỉnh lịch học tập và sinh hoạt để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. 

Tình huống 2: Q có thể tìm hiểu những sở thích và đam mê của ông nội, và tạo điều kiện cho ông nội thực hiện chúng. Ví dụ, nếu ông nội thích đọc sách, Q có thể tìm những cuốn sách ông nội thích và mượn về cho ông nội đọc. Bên cạnh đó, Q có thể dành thời gian để trò chuyện và kể chuyện cho ông nội nghe. Những câu chuyện vui nhộn, kỉ niệm gia đình sẽ giúp ông nội cảm thấy được yêu thương và quan tâm từ Q và gia đình.

Câu hỏi 4. Chia sẻ cảm xúc của em và người thân khi được quan tâm, chăm sóc thường xuyên

Cảm xúc của em

Cảm xúc của người thân

Hướng dẫn trả lời:

Em cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc khi được gia đình quan tâm và lo lắng và chăm sóc, em tự hứa sẽ học hành và công tác thật giỏi để không phụ lòng gia đình.

Nhiệm vụ 4. Phân tích những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình và cách hóa giải:

Câu hỏi 1. Xác định những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra giữa các thành viên trong gia đình

Mâu thuẫn, xung đột giữa bố và mẹ

Mâu thuẫn, xung đột giữa ông bà và bố mẹ

Mâu thuẫn, xung đột giữa anh chị em trong gia đình

Mâu thuẫn, xung đột giữa em với các thành viên trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

 1. Mâu thuẫn, xung đột giữa bố và mẹ: 

- Các quan điểm, giá trị khác nhau: Bố và mẹ có thể có quan điểm, giá trị khác nhau về việc nuôi dạy con cái, quản lý tài chính, sự nghiệp, v.v. 

- Phân quyền và vai trò: Mâu thuẫn có thể xảy ra trong việc xác định vai trò, phân chia công việc và trách nhiệm trong gia đình. 

2. Mâu thuẫn, xung đột giữa ông bà và bố mẹ: 

- Sự can thiệp vào việc nuôi dạy con cái: Ông bà có thể có ý kiến khác với bố mẹ về việc nuôi dạy con cái, khiến cho mâu thuẫn xảy ra. 

- Xung đột về cách sống và giá trị: Ông bà có thể có quan điểm, giá trị khác với bố mẹ, dẫn đến xung đột về cách sống và quyết định gia đình. 

3. Mâu thuẫn, xung đột giữa anh chị em: 

- Cạnh tranh và ghen tị: Mâu thuẫn có thể xảy ra khi anh chị em cảm thấy bị cạnh tranh trong việc nhận được tình yêu, sự chăm sóc và sự chú ý từ phụ huynh. 

- Xung đột trong quyền lợi và sở thích: Anh chị em có thể có quyền lợi và sở thích khác nhau, dẫn đến xung đột trong việc phân chia tài sản, sự quan tâm của phụ huynh. 

4. Mâu thuẫn, xung đột giữa em và các thành viên trong gia đình:

 - Xung đột thế hệ: Em có thể có quan điểm, giá trị khác với các thành viên khác trong gia đình, gây ra mâu thuẫn và xung đột về việc định hình cá nhân và tự do. 

- Đo lường sự tự do và quyền lợi: Mâu thuẫn có thể xảy ra khi em cảm thấy bị giới hạn trong quyền tự do và quyền lợi của mình, vì những quy định và sự can thiệp từ các thành viên khác trong gia đình.

Câu hỏi 2. Phân tích nguyên nhân của các mâu thuân, xung đột trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Sự khác nhau về: 

Quan điểm sống 

Mong muốn, nhu cầu khác nhau giữa các thành viên,... 

Tính trách nhiệm 

Tính cách

Câu hỏi 3. Xác định cách hóa giải mâu thuẫn và xung đột trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Nói cho mọi người trong gia đình biết mình muốn gì. 

Lắng nghe nhu cầu, nguyện vọng của nhau, thấu hiểu, nhường nhịn và chia sẻ. 

Bình tĩnh, ôn hoà, thảo luận cách thức thực hiện các nhu cầu hợp lí của các thành viên trong gia đình. 

Thống nhất cách mà các thành viên trong gia đình thấy hợp lí. 

Cam kết thực hiện theo thoả thuận thống nhất.

Nhiệm vụ 5. Thực hành hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Câu hỏi 1. Nhận diện mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra trong gia đình được mô tả qua các hình ảnh và đưa ra cách giải quyết

Câu hỏi 1. Nhận diện mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra trong gia đình được mô tả qua các hình ảnh và đưa ra cách giải quyết

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Nhà cửa bừa bộn, không gọn gàng ngăn nắp 

=> Cách giải quyết: Dọn dẹp lại nhà cửa, để đồ vào đúng vị trí 

Tình huống 2: Người bố về muộn, để cả nhà chờ cơm quá lâu 

=> Cách giải quyết: Bố nên báo trước với gia đình là về muộn hoặc không về ăn cơm 

Tình huống 3: Mỗi thành viên trong gia đình làm một việc, không quan tâm nhau 

=> Cách giải quyết: Các thành viên nên ngồi lại và tâm sự, trò chuyện cùng nhau để gắn kết hơn

Tình huống 4: Trong khi cả nhà đang tập trung dọn dẹp nhà cửa thì một thành viên ngồi trên ghế bấm điện thoại. 

=> Cách giải quyết: Nhắc nhở nhẹ nhàng thành viên đó đứng dậy làm việc nhà cùng mọi người

Câu hỏi 2. Thực hành hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong các tình huống

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Bạn gái trong tình huống cần thấu hiểu cho tâm trạng của bố. Trong lúc bố đang tức giận, bạn ấy cần xin lỗi bố và nhanh chóng đi nấu cơm. Sau giờ cơm, bạn ấy có thể tìm hiểu nguyên nhân khiến bố bực bội. Nếu bố vẫn đang mệt mỏi sau giờ làm, bạn ấy cần động viên bố. 

Tình huống 2: Bạn ấy cần hiểu rằng mẹ muốn được chia sẻ thông tin và tương tác với con. Bạn ấy cũng có thể giải thích cho mẹ biết tại sao mình không chủ động chia sẻ, có thể do sợ mẹ bị lo lắng hoặc mất niềm tin vào mình. Sau đó, bạn có thể chia sẻ thông tin về việc học tập, bạn bè trên lớp một cách chủ động và hợp tác với mẹ trong việc này. 

Tình huống 3: Bạn cần hỏi cả bố và mẹ về mong muốn của họ. Tìm hiểu lý do tại sao bố muốn đi du lịch cùng gia đình bên nội và tại sao mẹ không đồng ý. Cố gắng lắng nghe và hiểu quan điểm của cả hai bên. Sau khi hiểu quan điểm của cả hai bên, đề xuất một giải pháp mà cả bố và mẹ đều có thể đồng ý. Có thể đề xuất rằng bạn sẽ đi cùng mẹ lần này và hẹn bố sẽ có kế hoạch khác để cùng đi du lịch với gia đình bên nội vào lần sau.

Câu hỏi 3. Chia sẻ cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình mà em biết hoặc đã tham gia hóa giải

Hướng dẫn trả lời:

Tìm hiểu nguyên nhân của xung đột: Em nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân của xung đột, xác định mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình để có thể tìm ra giải pháp phù hợp. 

Thảo luận và lắng nghe nhau: Đưa các thành viên trong gia đình cùng nhau thảo luận và lắng nghe nhau. Đây là cách giúp các thành viên hiểu rõ hơn về quan điểm và suy nghĩ của nhau. 

Giải quyết vấn đề bằng cách thương lượng: Em nên khuyến khích các thành viên trong gia đình thương lượng để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề đang xảy ra. 

Sử dụng các kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Cần tránh sử dụng các từ ngữ xúc phạm, lắng nghe và hiểu quan điểm của đối phương.

Nhiệm vụ 6. Tổ chức hoạt động chia sẻ, kết nối trong gia đình

Câu hỏi 1. Thiết kế họat động để chia sẻ, kết nối các thành viên trong gia đình

Xác định hoạt động chia sẻ, kết nối

Đối tượng hỗ trợ, tham vấn

Thời gian và địa điểm

Cách thức thực hiện

Hướng dẫn trả lời:

Xác định hoạt động chia sẻ, kết nối: Cùng ăn uống và trao đổi, Cùng xem phim, ca nhạc,... Tổ chức đi chơi, tham quan

Đối tượng hỗ trợ, tham vấn: người thân trong gia đình

Thời gian và địa điểm: thứ 7 hoặc chủ nhật hàng tuần, nhà hoặc đi chơi ngoài

Cách thức thực hiện: tổ chức họp gia đình, sau đó chọn ngày mọi người đều rảnh để đi chơi

Câu hỏi 2. Thực hiện hoạt động chia sẻ, kết nối các thành viên và chia sẻ cảm xúc của em và các thành viên trong gia đình khi thực hiện được các hoạt động chia sẻ, kết nối

Hướng dẫn trả lời:

 

Em cảm thấy rất vui khi mình thực hiện được các hoạt động chia sẻ, kết nối. Nhờ những điều em làm mà gia đình em tình cảm hơn và trở nên gắn kết với nhau hơn bao giờ hết

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 1, giải sbt Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 1 chủ đề 4: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com