Giải vật lý 6 bài 1: Đo độ dài

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 1: Đo độ dài- trang 6 sách giáo khoa vật lí 6. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 6 bài 1: Đo độ dài nhé

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

  • Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét (m).
  • Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
  • Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài 2 vạch liên tiết trên thước.

II. GIẢI BÀI TẬP

Giải câu 1: Tìm số thích hợp...

Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau :

1m = (1) .... dm ; 1m = (2) .... cm;

1cm = (3) .... mm ; 1km = (4) .... m.

Bài giải:

1m = (1) 10dm ; 1m = (2) 100cm;

1cm = (3) 10mm ; 1km = (4) 1000m.

Giải câu 2: Hãy ước lượn...

Hãy ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em cho đúng không ?

Bài giải:

Dùng mắt ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn. Sau đó dùng thước có độ dài thích hợp để đo xem ước lượng có mình chính xách chưa.

Giải câu 3: Hãy ước lượng...

Hãy ước lượng xem độ dài của gang tay em là bao nhiêu cm. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không ?

Bài giải:

Dùng mắt ước lượng xem độ dài của gang tay mình là bao nhiêu cm (khoảng 10 - 15cm). Sau đó dùng thước có độ dài và độ chia phù hợp để đo chính xác.

Giải câu 4: Hãy quan sát...

Hãy quan sát hình 1.1 (SGK lí 6) và cho biết thợ mộc, học sinh, người bán vải đang dùng thước nào trong những thước sau đây: thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước mét (thước thẳng) ?

Bài giải:

Trong hình 1.1 ta thấy :

  • Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn);
  • Học sinh (HS) dùng thước kẻ;
  • Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).

Giải câu 5: Hãy cho biết...

Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước đo mà em có.

Bài giải:

Muốn biết GHĐ và ĐCNN của thước thì các phải biết

  • Giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
  • Độ chia nhỏ nhất là số đơn vị giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.

Ví dụ: thước có kẻ có độ dài 20cm thì có GHĐ là 20cm. Độ chia nhỏ nhất là 1mm

Giải câu 6: Có 3 thước đo...

Có 3 thước đo sau đây:

  • Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
  • Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN  1mm.
  • Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm

Hỏi nên dùng thước nào để đo.

a) Chiều rộng của cuốn sách Vật lý 6 ?

b) Chiều dài của cuốn sách Vật lý 6 ?

c) Chiều dài của bàn học ?

Bài giải:

a) Để đo được chiều rộng của cuốn sách Vật lí 6 ta dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN là 1mm do ta có thể ước lượng được chiều rộng của cuốn sách Vật lí 6 khoảng 20cm

b) Để đo chiều dài của cuốn sách Vật lý 6 ta dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm do ta có thể ước lương được chiều dài của cuốn sách Vật lí 6 khoảng 20cm.

c) Để đo chiều dài của bàn học ta dùng thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm do ta có thể ước lượng được chiều dài của bàn học lớn, đo theo đơn vị mét.

Giải câu 7: Thợ may thường dùng...

Thợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng ?

Bài giải:

Thợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ khoảng 1m để đo độ dài mảnh vải và dùng thước dây có giới hạn đo là 1,5m để đo cơ thể khách hàng.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải vật lí lớp 6


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com