Giải VBT Cánh diều Tiếng Việt 3 Bài 10: Ôn tập cuối học kì I

Hướng dẫn giải bài 10: Ôn tập cuối học kì I Tiếng Việt 3. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Tiết 1 - Bài 2: Đánh số thứ tự cho các tên riêng sau đây theo thứ tự trong bảng chữ cái:

Giải VBT Cánh diều Tiếng Việt 3 Bài Bài 10: Ôn tập cuối học kì I

Hướng dẫn: 

Các tên riêng được viết theo thứ tự trong bảng chữ cái: Chi, Cúc, Huệ, Ngân, Ngọc, Nhã, Phượng, Quyên, Thi, Trúc.

Tiết 1 - bài 3: Đọc và làm bài tập:

Những con ngan nhỏ, mới nở được ba hôm, chỉ to hơn cái trứng một tí, Chúng có bộ lông vàng óng. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.

a) Tìm từ có nghĩa giống mỗi từ in đậm trong đoạn văn:

- vàng óng: ...........

- đen nhánh:………..

- đỏ hồng: ............

b) Đặt câu với một từ em vừa tìm được:

Hướng dẫn:

a) Tìm từ có nghĩa giống mỗi từ in đậm trong đoạn văn:

  •  vàng óng: vàng ươm, vàng mượt, vàng tươi, vàng rực,….
  •  đen nhánh: đen láy, đen bóng,….
  •  đỏ hồng: đỏ tươi, đỏ thắm,….

b) Em rất tự hào khi được khoác lên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm.

Tiết 2 - Bài 1: Nối đúng để được các cặp từ ngữ nói lên những đặc điểm trái ngược nhau giữa cây sồi và đám sậy:

Giải VBT Cánh diều Tiếng Việt 3 Bài Bài 10: Ôn tập cuối học kì I

Hướng dẫn:

a) - 3); b) - 1); c) - 2).

Tiết 2 - bài 2: Vì sao đám sậy yếu ớt có thể đứng vững trước cơn bão? Gạch dưới các từ ngữ phù hợp:

Đám sậy trả lời:

- Anh to khoẻ nhưng đứng đơn độc một mình. Còn chúng tôi tuy nhỏ yếu nhưng luôn quây quần bên nhau. Chúng tôi dựa vào nhau nên gió bão chẳng thể nào thổi đổ được.

Hướng dẫn:

Đám sậy trả lời:

- Anh to khoẻ nhưng đứng đơn độc một mình. Còn chúng tôi tuy nhỏ yếu nhưng luôn quây quần bên nhau. Chúng tôi dựa vào nhau nên gió bão chẳng thể nào thổi đổ được.

Tiết 2 - bài 3: Nối câu với mẫu câu tương ứng:

Giải VBT Cánh diều Tiếng Việt 3 Bài Bài 10: Ôn tập cuối học kì I

Hướng dẫn:

a) - 3); b) - 2); c) - 1).

Tiết 3 - bài 2: Gạch dưới những từ ngữ chỉ các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, nom thật đẹp.

Hướng dẫn:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, nom thật đẹp.

Tiết 3 - bài 3: Viết từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh:

a) Mặt Trời đỏ rực như .......

b) Trên trời mây trắng như ......

c) Dòng sông mềm mại như……..

d) Những vì sao lấp lánh như…….

Hướng dẫn:

a) Mặt Trời đỏ rực như hòn lửa.

b) Trên trời mây trắng như bông.

c) Dòng sông mềm mại như dải lụa.

d) Những vì sao lấp lánh như ánh nến trong đêm.

Tiết 4 - bài 3: Đánh dấu x vào ô thích hợp để xác định tác dụng của dấu hai chấm trong những câu sau:

Câu – tác dụng

Báo hiệu phần giải thích

Báo hiệu phần liệt kê

a) Ê-đi-xơn là nhà bác học thiên tài, có nhiều phát minh, sáng chế: bóng đèn điện, máy hát, máy chiếu phim,...

 

 

b) Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

 

 

c) Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

 

 

Hướng dẫn:

Câu – tác dụng

Báo hiệu phần giải thích

Báo hiệu phần liệt kê

a) Ê-đi-xơn là nhà bác học thiên tài, có nhiều phát minh, sáng chế: bóng đèn điện, máy hát, máy chiếu phim,...

 

 x

b) Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

 x

 

c) Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

 

 x

Tiết 5 - Câu 2: Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp để ngắt đoạn văn sau thành 5 câu:

Chuột túi có chân sau khoẻ, bàn chân dài và hẹp khi di chuyển chậm, chúng đi bằng bốn chân khi cần tăng tốc, chúng sẽ nhảy vọt bằng hai chân sau chúng có thể nhảy xa tới 9 mét chỉ với một lần bật chân chiếc đuôi to giúp chúng giữ thăng bằng.

Viết hoa chữ đầu các câu: ..........

Hướng dẫn:

Chuột túi có chân sau khoẻ, bàn chân dài và hẹp. Khi di chuyển chậm, chúng đi bằng bốn chân. Khi cần tăng tốc, chúng sẽ nhảy vọt bằng hai chân sau. Chúng có thể nhảy xa tới 9 mét chỉ với một lần bật chân. Chiếc đuôi to giúp chúng giữ thăng bằng.

Viết hoa chữ đầu các câu:

- Khi di chuyển chậm, chúng đi bằng bốn chân.

- Khi cần tăng tốc, chúng sẽ nhảy vọt bằng hai chân sau.

- Chúng có thể nhảy xa tới 9 mét chỉ với một lần bật chân.

- Chiếc đuôi to giúp chúng giữ thăng bằng.

Tiết 6 - bài 1: Nối ý bên A phù hợp với mỗi đoạn ở bên B:

Giải VBT Cánh diều Tiếng Việt 3 Bài Bài 10: Ôn tập cuối học kì I

Hướng dẫn:

a) - 2); b) - 3); c) - 1)

Tiết 6 - câu 2: Đánh dấu x vào ô trước ý đúng:

a) Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi đi sứ nói lên điều gì về ông?

 

Sự cần cù của Mạc Đĩnh Chi.

 

Tài năng của Mạc Đĩnh Chi.

 

Sự ham học của Mạc Đĩnh Chi.

b) Vì sao vua quan nhà Nguyễn gây cho sử bộ nước ta rất nhiều khó khăn?

 

Vì họ chưa quên chuyện ba lần bị quân dân ta đánh bại.

 

Vì họ muốn thử thách trí thông minh của Mạc Đĩnh Chi.

 

Vì họ muốn tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.

c) Chi tiết nào thể hiện sự nể phục của vua quan nhà Nguyên đối với Mạc Đĩnh Chi?

 

Sứ bộ đã vượt qua mọi thử thách.

 

Vua nhà Nguyên tặng ông một bài thơ.

 

Vua nhà Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên".

Hướng dẫn:

a)

 

Sự cần cù của Mạc Đĩnh Chi.

x

Tài năng của Mạc Đĩnh Chi.

 

Sự ham học của Mạc Đĩnh Chi.

b)

x

Vì họ chưa quên chuyện ba lần bị quân dân ta đánh bại.

 

Vì họ muốn thử thách trí thông minh của Mạc Đĩnh Chi.

 

Vì họ muốn tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.

c)

 

Sứ bộ đã vượt qua mọi thử thách.

 

Vua nhà Nguyên tặng ông một bài thơ.

x

Vua nhà Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên".

Tiết 6 - bài 3: Đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:

a) Về hoàn cảnh khó khăn của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ.

b) Về đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi.

c) Về tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi.

Hướng dẫn:

a) Hoàn cảnh của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ thật cơ cực.

b) Không vì hoàn cảnh khó khăn ông Mạc Đĩnh Chi vẫn học hành rất chăm chỉ.

c) Ông Mạc Đĩnh Chi thật tài giỏi.

Đề bài: Chọn 1 trong 3 đề sau:

1. Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen.

2. Viết đoạn văn tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ vật khác (con heo đất, con gấu bông, cái diều,...) gắn bó với em.

3. Viết đoạn văn cho biết em yêu thích nhân vật nào trong một câu chuyện (bộ phim) em đã đọc, đã nghe (đã xem) và vì sao em yêu thích nhân vật đó.

Hướng dẫn:

Đề 1:

Hôm nay là ngày cuối tuần, em đã dành cả buổi sáng để sắp xếp và dọn dẹp lại căn phòng của mình. Đầu tiên, em gấp lại quần áo và để gọn gàng, ngăn nắp vào tủ. Chiếc giá sách được lau sạch sẽ, những cuốn sắp được để thẳng hàng và phân loại theo sách truyện, sách nâng cao và sách giáo khoa. Bàn học của em cũng được kê lại đẹp mắt, sắp xếp lại để cho em tiện học bài. Ngoài ra, em còn lấy thêm quần áo cũ và sách vở cũ để dành tặng quyên góp cho các bạn học sinh nghèo ở trường. Nhìn căn phòng sạch sẽ, bố mẹ đều khen em thật ngoan và trưởng thành. Đây cũng là công việc yêu thích của em sau một tuần học căng thẳng. Em sẽ cố gắng để thường xuyên giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.

Đề 2:

Nhân dịp sinh nhật lên 6, mẹ đã mua tặng em một chú gấu bông rất xinh. Chú gấu cao khoảng 80cm với bộ lông màu hồng nhạt, khi sờ vào cảm giác nó thật nhẹ như nhung. Trên cổ được đeo một chiếc nơ chú rể trông rất là ngộ nghĩnh. Cái đầu tròn và to với hai cái tai vểnh lên như đang muốn lắng nghe em nói chuyện cùng. Đôi mắt to như hai viên bi cùng với chiếc mũi nhỏ xinh xinh được làm bằng nhựa đen. Thân hình chú thì mũm mĩm nên em thường ôm chú đi ngủ. Nhờ có chú gấu này mà em có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ khi phải ngủ một mình. Chú gấu bông đã trở thành người bạn thân thiết với em.

Đề 3:

Từ bé, em thường được bà kể cho nghe những câu chuyện cổ tích. Và trong số những nhân vật mà bà em nhắc tới, em thích nhất là nhân vật Tấm trong câu chuyện Tấm Cám. Từ nhỏ, mẹ mất sớm, Tấm đã có một cuộc sống vô cùng vất vả. Rồi đến khi ở với dì ghẻ và Cám, Tấm còn phải làm hết tất cả mọi công việc. Nhưng Tấm vẫn luôn là một người con gái đẹp, tính cách dịu dàng và chăm chỉ. Cuối cùng, hạnh phúc đã đến với cô Tấm. Mặc dù phải trải qua rất nhiều khó khăn khi bị mẹ con Cám ngăn cản, Tấm cũng đã được gặp hoàng tử. Dù cho hai vợ chồng phải xa cách trong một thời gian dài nhưng tình yêu chân thành đã làm cho họ quay về và có cuộc sống thật bình yên. Hai mẹ con Cám vì sự ích kỉ của mình đã phải gặp cái kết không có hậu. Câu chuyện muốn nhắc chúng ta phải biết sống hiền lành và hướng tới cái thiện.

Tìm kiếm google: Giải VBT Tiếng Việt 3 Tập 1 Cánh diều; VBT Tiếng Việt 3 Tập 1 Cánh diều; Giải VBT Tiếng Việt 3 Tập 1 Cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì I

Xem thêm các môn học

Giải VBT tiếng Việt 3 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net