Bài 1: Các acid như acetic acid trong giấm ăn...
Hướng dẫn trả lời:
a) Vị chua của các acid trên được gây ra bởi ion H+.
b) Nồng độ của ion H+ tăng lên.
c) Để xác định được nồng độ ion H+ trong dung dịch acid cần xác định được pH của chất.
pH = -lg[H+]
Bài 1: Giải thích vì sao nước nguyên chất có môi trường trung tính.
Hướng dẫn trả lời:
Nước điện li tạo ra đồng thời cả H+ và OH:
H2O ⇌ H+ + OH-
Tuy nhiên sự điện li này rất yếu. Ở 25 oC, nồng độ ion H+ và OH- trong nước là vô cùng nhỏ: [H+] = [OH-] = 10-7 M.
Bài 2: Giải thích vì sao khi thêm HCI vào nước nguyên chất...
Hướng dẫn trả lời:
Vì
Nước điện li tạo ra đồng thời cả H+ và OH-:
H2O ⇌ H+ + OH-
Ở 250C, nồng độ ion H+ và OH- trong nước là vô cùng nhỏ:
[H+] = [OH-] = 10-7 M.
Khi thêm HCl vào nước nguyên chất thì có thêm một lượng H+ từacid (HCl → H+ + Cl-) nên trong dung dịch có [H+] > [OH-], do đó [H+] > 10-7.
Bài 3: Sử dụng máy tính cầm tay để tính...
Hướng dẫn trả lời:
a) Áp dụng công thức pH = -log[H+] ta có pH của các dung dịch được thể hiện trong bảng sau:
Nồng độ (M) | 0,01 | 0,5 | 1 |
pH | 2 | 0,3 | 0 |
b) Áp dụng công thức [H+] = 10-pH ta có nồng độ H+ của các dung dịch được thể hiện trong bảng sau:
pH | 2 | 7,4 | 14 |
Nồng độ (M) | 0,01 | 3,98.10-8 | 10-14 |
Bài 4: Giải thích vì sao việc thiếu acid trong...
Hướng dẫn trả lời:
Acid trong dạ dày là môi trường để các enzyme tiêu hóa hoạt động hiệu quả, acid có nhiệm vụ sát khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn trong thức ăn và nếu thiếu acid trong dạ dày là các vi khuẩn sẽ không được tiêu diệt.
Bài 5: Vì sao có thể dùng thuốc muối NaHCO3 khi điều trị bệnh thừa acid trong dạ dày?
Hướng dẫn trả lời:
Khi nồng độ acid trong dạ dày tăng cao con người sẽ bị đau dạ dày. Thuốc muối chứa NaHCO3 sẽ phản ứng với HCl giúp làm giảm nồng độ HCl trong dạ dày, làm giảm cơn đau dạ dày.
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O.
Bài 6: Đất nhiễm phèn có pH trong khoảng...
Hướng dẫn trả lời:
Đất nhiễm phèn có pH trong khoảng 4,5 - 5,0 < 7 => Môi trường acid.
CaO trong nước tạo môi trường kiềm (Ca(OH)2) có tác dụng trung hòa acid trong đất.
Bài 7: Em hãy tìm hiểu giá trị và ý nghĩa của chỉ số pH ở một số bộ phận trong cơ thể con người.
Hướng dẫn trả lời:
- Chỉ số pH trong cơ thể có liên quan đến tình trạng sức khoẻ. Nếu chỉ số pH tăng hoặc giảm đột ngột, không nằm trong giới hạn cho phép thì có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh lí, cần phải đi khám bệnh để tìm hiểu nguyên nhân.
Ví dụ: Chỉ số pH trong nước tiểu thường trong khoảng 4,8 – 7,0.
+ Nếu pH nước tiểu cao trên 8,0, bệnh nhân có thể đang mắc một số bệnh như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
+ Nếu pH nước tiểu thấp dưới 5,0, nước tiểu có tính acid cao hơn bình thường, bệnh nhân có thể đang mắc bệnh tiểu đường, tiêu chảy, mất nước, …
Bài 1: Để trung hoà 10 mL dung dịch HCl nồng độ x M cần 50 mL dung dịch NaOH 0,5 M. Xác định giá trị của x.
Hướng dẫn trả lời:
- $n_{HCl}=\frac{10.x}{1000}$ (mol);
$n_{NaOH}=\frac{50.0,5}{1000}=0,025$ (mol);
Phương trình hoá học:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Theo phương trình hoá học ta có:
nHCl = nNaOH ⇒ $\frac{10.x}{1000}$ ⇒ x = 2,5.
Bài 2: Chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl với chỉ thị phenolphtalein
Hướng dẫn trả lời:
- Ta kết thúc chuẩn độ ngay khi dung dịch trong bình tam giác chuyển từ không màu sang hồng (bền trong ít nhất 20 giây) do đã đạt tới điểm tương đương.
Bài 3: Giải thích vì sao trong thí nghiệm chuẩn độ dung dịch...
Hướng dẫn trả lời:
Vì lúc này HCl vừa được NaOH trung hòa hết, phần nhỏ NaOH khi được thêm tiếp sẽ làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
Bài 4: Giả sử khi kết thúc chuẩn độ, thể tích dung dịch NaOH (tính trung bình sau 3 lần chuẩn độ) đã sử dụng ở burette là 10,27 mL. Tính nồng độ của dung dịch NaOH.
Hướng dẫn trả lời:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Ta có: VHCI. CHCI = VNaOH. CNaOH
CNaOH = $\frac{V_{HCI}.C_{HCI}}{V_{NaOH}}=\frac{10.0,1}{10,27}= 0,097$ M.
Bài 5: Nước ép bắp cải tím có màu sắc phụ thuộc vào pH. Em hãy thiết lập bảng màu của nước ép bắp cải tím theo pH bằng cách sử dụng giấy chỉ thị phi và acid, base thích hợp.
Hướng dẫn trả lời:
pH | 2 | 4 | 6 |
| 8 | 10 | 12 |
Màu | Đỏ | Đỏ tía | Tím |
| Xanh dương | Xanh dương - lục | Hơi lục - vàng |
Bài 1: Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl...
Hướng dẫn trả lời:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Ta có: VHCl. CHCl = VNaOH. CNaOH
$C_{HCl}=\frac{V_{NaOH}.C_{NaOH}}{V_{HCl}}=\frac{20.0,1}{10}=0,2M$
Bài 2: Sưu tầm thông tin về ý nghĩa thực tiễn của pH trong đời sống và trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Hướng dẫn trả lời:
- Chỉ số pH trong cơ thể có liên quan đến tình trạng sức khoẻ. Nếu chỉ số pH tăng hoặc giảm đột ngột, không nằm trong giới hạn cho phép thì có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh lí..
- Một số động vật sống dưới nước cần có pH thích hợp, đảm bảo hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản…
- Một số loại thực vật chỉ phát triển tốt trong đất có giá trị pH thích hợp, phù hợp với loại cây đang trồng để đem lại hiệu quả kinh tế cao…
- Trong đời sống hàng ngày, các sản phẩm như dầu gội, xà phòng, kem dưỡng da…cũng đều cần có giá trị pH trong một khoảng nhất định để an toàn với người sử dụng.
Bài 3: Trong môi trường acid, diệp lục có màu vàng đến đỏ còn trong môi trường kiềm, diệp lục có màu xanh...
Hướng dẫn trả lời:
Trong môi trường acid, diệp lục có màu vàng đến đỏ; còn trong môi trường kiềm, diệp lục có màu xanh.
a) Khi vắt chanh đã tạo môi trường acid cho nước luộc rau muống do đó màu xanh của nước luộc rau muống bị nhạt đi.
b) Trong nước, muối NaHCO3 bị thuỷ phân tạo môi trường base (kiềm):
NaHCO3 → Na++ HCO3-
HCO3- + H2O ⇌ H2CO3 + OH –
Do đó, cho thêm một chút thuốc muối (NaHCO3) sẽ làm cho lá dong gói bánh có màu xanh đẹp hơn.
Bài 4: Bình thường, chỉ số pH của nước tiểu ở người dao động trong khoảng 4,5 – 8,0...
Hướng dẫn trả lời:
- Ta sử dụng giấy chỉ thị pH.
- Cách làm đơn giản để có thể tiên lượng bệnh sỏi thận:
+ Sử dụng giấy chỉ thị pH nhúng vào nước tiểu (ngay sau khi đi vệ sinh) sau đó tra với thang pH của giấy chỉ thị từ đó xác định được pH gần đúng của nước tiểu.
+ Nếu thấy pH dưới 4,5 thì có nghĩa là bị dư acid, còn cao hơn 8,0 là bị dư kiềm.