Hướng dẫn giải nhanh Khoa học 4 KNTT bài 24: Chế độ ăn uống cân bằng

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn Khoa học 4 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 24: Chế độ ăn uống cân bằng. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

BÀI 24: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CÂN BẰNG

 

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Hãy kể tên những món ăn khác nhau em đã ăn trong ba ngày gần đây. Vì sao mỗi ngày chúng ta thường thay đổi những thức ăn khác nhau?

Trả lời:

Trong ba ngày gần đây, em đã ăn cá, thịt heo, thịt gà, rau cải, cơm, bún, bánh mì, cà chua,…

Theo em, mỗi ngày chúng ta thường thay đổi những thức ăn khác nhau bởi vì chúng ta cần cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể, điều này không thể chỉ có một thức ăn tạo nên. Đồng thời, việc thay đổi món ăn sẽ tạo cảm giác ngon miệng và giúp chúng ta dễ dàng tiếp thu hơn. Vì thế, mỗi ngày chúng ta thường thay đổi những thức ăn khác nhau là hoàn toàn cần thiết.

 

1. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn

Câu 1: Quan sát bảng dưới và cho biết:

- Ngày nào có nhiều loại thức ăn khác nhau? Bữa ăn nào có đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng?

- Thực đơn của ngày nào tốt cho sức khoẻ của trẻ em? Vì sao?

Bữa ăn

Ngày thứ Tư

Ngày thứ Năm

Ngày thứ Sáu

Sáng

Xôi đậu xanh, vừng

Bánh mì + Trứng

Xôi +thịt kho

Trưa

Cơm

Đậu phụ

Canh bí

Hồng xiêm

Cơm

Cá kho

Canh cải bó xôi

Dưa hấu

Bún thịt bò

Bánh ca-ra-men

Phụ

Sữa chua

Sữa tươi

Bánh bí đỏ

Sữa chua

Bánh quy

Tối

Cơm

Đỗ luộc

Canh rau

Cơm

Tôm rang thịt

Đỗ quả xào

Canh rau

Cơm

Đậu phụ

Cá chiên

Canh thịt

Trả lời:

- Nhìn vào bảng em nhận thấy, ngày thứ năm có nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong đó, bữa tối có đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng.

- Bởi vì ngày thứ năm có đầy đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng, điều này sẽ giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh và toàn diện, nên ngày thứ năm sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ em.

 

Câu 2: Hãy chia sẻ với bạn, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu:

- Các bữa chỉ ăn thịt, cá mà không ăn rau xanh, quả chín.

- Chỉ ăn canh trong bữa cơm mà trong ngày không uống nước.

Trả lời:

- Các bữa chỉ ăn thịt, cá mà không ăn rau xanh, quả chín: khả năng hấp thu chất đạm trong thịt cũng sẽ bị giảm sút, ngoài ra còn gây ra chứng táo bón cùng nhiều chứng bệnh nghiêm trọng khác; thiếu vitamin và chất khoáng dẫn đến cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, tiêu hóa kém và thừa chất béo không tốt cho cơ thể.

- Chỉ ăn canh trong bữa cơm mà trong ngày không uống nước: cơ thể không có đủ nước để duy trì các hoạt động của cơ thể; việc thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng khô da, khô mắt, đau đầu, mệt mỏi và đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.

 

Câu 3: Quan sát hình 1, 2 đọc thông tin và cho biết:

- Thức ăn nào có nguồn gốc từ động vật, thức ăn nào có nguồn gốc từ thực vật?

- Ăn những thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ thịt, cá,... có ích lợi gì?

- Ăn thức ăn chứa chất đạm từ đậu, đỗ, lạc,... có ích lợi gì?

Trả lời:

Sau khi quan sát hình 1, 2 em nhận thấy như sau: 

Thức ăn có nguồn gốc từ động vật

Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật

Thịt luộc, canh cá, thịt kho tàu, bơ tươi

Đậu rán, lạc rang, dầu đậu nành

 

- Ăn những thức ăn chứa chất đạm và chất béo từ thịt, cá, sữa, trứng… có nhiều lợi ích cho cơ thể. Chất đạm là một thành phần quan trọng trong cơ thể, giúp xây dựng và duy trì cơ bắp, tăng cường sức khỏe của da, tóc và móng, hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng cường miễn dịch Chất béo cũng cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, bảo vệ các cơ quan và giúp cơ thể hoạt động tốt.

- Ăn thức ăn chứa chất đạm từ đậu, đỗ, lạc… cũng có nhiều lợi ích cho cơ thể. Đậu, đỗ, lạc là những nguồn thực phẩm giàu chất đạm, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Chúng giúp cung cấp năng lượng, duy trì sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cholesterol và cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể

 

Câu 4: Vì sao chúng ta cần ăn phối hợp thức ăn chứa chất đạm có nguồn gốc từ thực vật và động vật?

Trả lời:

Chúng ta cần ăn phối hợp thức ăn chứa chất đạm có nguồn gốc từ thực vật và động vật bởi vì các loại thức ăn này cung cấp các lợi ích khác nhau cho cơ thể. Thức ăn chứa chất đạm có nguồn gốc từ động vật có một số thành phần cần thiết cho sự phát triển cơ thể nhưng lại khó hấp thụ trong khi chất đạm có nguồn gốc thực vật cơ thể dễ hấp thụ nhưng thiếu một số thành phần cần thiết đối với sự phát triển cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần kết hợp cả hai loại thức ăn với nhau.

 

Câu 5: Vì sao chúng ta cần ăn phối hợp thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc từ thực vật và động vật?

Trả lời:

Chúng ta cần ăn phối hợp thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc từ thực vật và động vật vì các loại thức ăn này cung cấp lợi ích khác nhau cho cơ thể, Chất béo từ động vật chứa một số thành phần cần thiết cho cơ thể nhưng nếu ăn nhiều không tốt cho tim mạch, trong khi đó chất béo từ thực vật dễ hấp thụ, tốt cho tim mạch nhưng lại thiếu một số thành phần cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Vì thế chúng ta cần kết hợp cả hai loại thức ăn để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể một cách tốt nhất.

 

2. Ăn uống cân bằng, lành mạnh

Câu 1: Quan sát các tầng của sơ đồ “Tháp dinh dưỡng” (Hình 3) và nhận xét:

- Mỗi tầng tháp dinh dưỡng chứa thực phẩm nào?

- Những thực phẩm đó thuộc nhóm chất dinh dưỡng nào?

- Mức độ cần sử dụng của các loại thực phẩm trong mỗi tầng như thế nào?

Trả lời:

Sau khi quan sát tháp dinh dưỡng, em nhận xét được theo bảng sau đây:

Thực phẩm

Tháp dinh dưỡng

Nhóm chất dinh dưỡng

Mức độ sử dụng

Muối ăn

Tầng 6

Vi-ta-min và chất khoáng

< 4 g

Đường, đồ ngọt

Tầng 5

Chất bột đường

< 15 g

Dầu mỡ

Tầng 4

Chất béo

< 15 g

Thịt, thủy sản, trứng, hạt giàu đạm 

Tầng 3

Chất đạm

150 đến 250 g

Sữa và sản phẩm từ sữa

Tầng 3

Chất đạm

400 đến 600 ml

Rau lá, rau củ quả

Tầng 2

Vi-ta-min và chất khoáng

150 đến 250 g

Trái cây, quả chín

Tầng 2

Vi-ta-min và chất khoáng

150 đến 250 g

Ngũ cốc, khoai củ và sản phẩm chế biến

Tầng 1

Chất bột đường

150 đến 250 g

 

Câu 2: Dựa vào sơ đồ hình 3, hãy cho biết:

- Bữa ăn nào trong hình 4 đã cân bằng, lành mạnh? Vì sao?

- Cần thêm hoặc bớt thức ăn trong khay như thế nào để có bữa ăn cân bằng, lành mạnh?

Trả lời:

Dựa vào hình 4, em nhận thấy như sau: 

Bữa ăn a trong hình 4 đã cân bằng, lành mạnh. Vì bữa ăn có đẩy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất đường bột có cơm; chất đạm, chất béo có cá kho và giò thịt lợn; vitamin và chất khoáng có canh rau cải, bầu luộc.

Theo em, chúng ta cần thêm hoặc bớt thức ăn trong khay để có bữa ăn cân bằng, lành mạnh như sau: 

  • Bữa ăn b: Thêm rau xanh để có đầy đủ vi-ta-min và chất khoáng, đồng thời bớt thịt để không bị thừa đạm và chất béo.

  • Bữa ăn c: Thêm rau xanh để có đầy đủ vi-ta-min và chất khoáng, đồng thời bớt đồ chiên để không bị thừa chất béo.

 

Câu 3: Thảo luận và chia sẻ với bạn.

- Những thức ăn, đồ uống nào chứa nhiều đường cần ăn ít, chứa nhiều muối cần ăn hạn chế?

- Những thức ăn nào không cần sử dụng thêm gia vị chấm khi ăn?

- Thói quen ăn uống hằng ngày của em đã lành mạnh chưa? Vì sao? Em cần thay đổi gì để các bữa ăn lành mạnh?

Trả lời:

- Bánh kẹo, sữa có đường, nước ngọt, súp chế biến sẵn, ... là những thức ăn, đồ uống cần ăn ít

 Thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ ăn vặt, phômai, ...là những thức ăn chứa nhiều muối cần ăn hạn chế.

- Rau củ xào, thịt xào, cá kho, thịt kho, … là những loại thức ăn không cần sử dụng thêm gia vị chấm khi ăn.

- Đối với em, thói quen ăn uống hàng ngày của em vẫn chưa thực sự lành mạnh, vì em còn ít ăn rau và thường xuyên ăn đồ chiên dầu. Để các bữa ăn lành mạnh, em cần ăn rau nhiều hơn và hạn chế ăn các đồ chiên dầu lại, đồng thời cũng cần uống đủ nước để bổ sung đủ chất khoáng cho cơ thể.

 

Câu 4: Liệt kê các thức ăn, đồ uống em đã ăn hai ngày gần đây ở nhà, ở trường theo gợi ý sau:

Ngày

Bữa sáng

Bữa trưa

Bữa phụ

Bữa tối

Ngày thứ nhất

1 bánh mì

1 quả trứng rán

1 bát cơm

1 miếng thịt gà rán

1 bát canh rau

1 hộp sữa chua

1 bát cơm

2 miếng đậu phụ

4 miếng thịt lợn

1 nửa bát canh rau

?

?

?

?

?

 

Trả lời:

Em có thể liệt kê theo bảng sau:

Ngày

Bữa sáng

Bữa trưa

Bữa phụ

Bữa tối

Ngày thứ nhất

1 bánh mì

1 cái xúc xích rán

1 bát cơm

3 miếng đậu phụ

1 bát canh bí

1 quả hồng xiêm

1 hộp sữa chua

1 bát cơm

1 nửa bát đỗ luộc

1 bát canh rau

Ngày thứ hai

1 bánh mì

1 quả trứng rán

1 bát cơm

1 miếng thịt gà rán

1 bát canh rau

1 hộp sữa chua

1 bát cơm

2 miếng đậu phụ

4 miếng thịt lợn

1 nửa bát canh rau

Ngày thứ nhất

1 hộp xôi

4 miếng thịt kho

1 bát bún thịt bò

1 bánh ca-ra-men

1 hộp sữa chua

2 cái bánh quy

1 bát cơm

3 miếng đậu phụ

3 miếng cá chiên

1 bát canh thịt

Ngày thứ hai

1 hộp xôi đậu xanh

1 bát cơm

2 miếng cá kho

1 bát canh cải bó xôi

2 miếng dưa hấu

1 hộp sữa tươi

1 cái bánh bí đỏ

1 bát cơm

1 nửa bát tôm rang thịt

1 nửa bát đỗ quả xào

1 bát canh rau

Ngày thứ nhất

1 bát mì

1 hộp sữa

1 bát cơm

2 quả trứng rán

1 bát khoai xào

1 bát canh rau

1 hộp sữa chua

1 bát cơm

2 con tôm chiên

1 bát canh thịt

1 bát rau xào

...

...

...

...

...

 

Câu 5: Dựa vào sơ đồ “Tháp dinh dưỡng”, đối chiếu với các bữa ăn trong hai ngày ở trên và nhận xét: Các bữa ăn trong ngày đã cân bằng, lành mạnh chưa? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, ngày thứ nhất chưa lành mạnh vì bữa trưa chưa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng khi thiếu rau, hoa quả.

Ngày

Bữa sáng

Bữa trưa

Bữa phụ

Bữa tối

Ngày thứ nhất

1 hộp xôi

4 miếng thịt kho

1 bát bún thịt bò

1 bánh ca-ra-men

1 hộp sữa chua

2 cái bánh quy

1 bát cơm

3 miếng đậu phụ

3 miếng cá chiên

1 bát canh thịt

Ngày thứ hai

1 hộp xôi đậu xanh

1 bát cơm

2 miếng cá kho

1 bát canh cải bó xôi

2 miếng dưa hấu

1 hộp sữa tươi

1 cái bánh bí đỏ

1 bát cơm

1 nửa bát tôm rang thịt

1 nửa bát đỗ quả xào

1 bát canh rau

 

 

Câu 6: Em cần thay đổi điều gì về thói quen ăn uống để các bữa ăn cân bằng, lành mạnh có lợi cho sức khỏe?

Trả lời:

Để có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, em cần thay đổi một số thói quen như sau: 

  • Ăn sáng đầy đủ

  • Uống đủ nước hàng ngày

  • Chọn những món ăn lành mạnh: hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn nhiều muối, nhiều đường, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp… Tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên, nướng xào

  • Bổ sung nhiều rau, củ, quả.

 

Câu 7: Nhận xét và đề xuất bữa ăn cân bằng, lành mạnh ở nhà và ở trường.

Trả lời:

Để bữa ăn trở nên cân bằng và lành mạnh ở trường và ở nhà, chúng ta cần: hạn chế ăn các đồ ăn nhanh; phối hợp nhiều loại thức ăn; ăn rau xanh, quả chín và uống đủ nước; sử dụng hợp lí thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật; sử dụng ít muối và đường…

 

Câu 8: Thực hiện ăn uống cân bằng.

Trả lời:

Dựa vào những kiến thức trong bài học, em sẽ thực hiện ăn uống một cách lành mạnh và cân bằng hơn.

 
Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải nhanh sách giáo khoa Khoa học 4 kết nối, giải siêu nhanh sách Khoa học 4 KNTT.

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com