Quan sát bảng dưới và cho biết:

KHÁM PHÁ

Câu hỏi.

1. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn

Hoạt động thực hành 1: 

Quan sát bảng dưới và cho biết:

Ngày nào có nhiều loại thức ăn khác nhau? Bữa ăn nào có đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng?

Thực đơn của ngày nào tốt cho sức khoẻ của trẻ em? Vì sao?

Bữa ăn Ngày thứ Tư Ngày thứ Năm Ngày thứ Sáu
Sáng Xôi đậu xanh, vừng Bánh mì + Trứng Xôi +thịt kho
Trưa

Cơm

Đậu phụ

Canh bí

Hồng xiêm

Cơm

Cá kho

Canh cải bó xôi

Dưa hấu

Bún thịt bò

Bánh ca-ra-men

Phụ Sữa chua

Sữa tươi

Bánh bí đỏ

Sữa chua

Bánh quy

Tối

Cơm

Đỗ luộc

Canh rau

Cơm

Tôm rang thịt

Đỗ quả xào

Canh rau

Cơm

Đậu phụ

Cá chiên

Canh thịt

Hoạt động thực hành 2: 

Hãy chia sẻ với bạn, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu:

Các bữa chỉ ăn thịt, cá mà không ăn rau xanh, quả chín.

Chỉ ăn canh trong bữa cơm mà trong ngày không uống nước.

Hoạt động thực hành 3:

Quan sát hình 1, 2 đọc thông tin và cho biết:

Thức ăn nào có nguồn gốc từ động vật, thức ăn nào có nguồn gốc từ thực vật?

Ăn những thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ thịt, cá,... có ích lợi gì?

Ăn thức ăn chứa chất đạm từ đậu, đỗ, lạc,... có ích lợi gì?

Câu hỏi vận dụng:

Câu hỏi 1: Vì sao chúng ta cần ăn phối hợp thức ăn chứa chất đạm có nguồn gốc từ thực vật và động vật?

Câu hỏi 2: Vì sao chúng ta cần ăn phối hợp thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc từ thực vật và động vật?

2. Ăn uống cân bằng, lành mạnh

Hoạt động thực hành 1: 

Quan sát các tầng của sơ đồ “Tháp dinh dưỡng” (Hình 3) và nhận xét:

Mỗi tầng tháp dinh dưỡng chứa thực phẩm nào?

Những thực phẩm đó thuộc nhóm chất dinh dưỡng nào?

Mức độ cần sử dụng của các loại thực phẩm trong mỗi tầng như thế nào?

Hoạt động thực hành 2: 

Dựa vào sơ đồ hình 3, hãy cho biết:

Bữa ăn nào trong hình 4 đã cân bằng, lành mạnh? Vì sao?

Cần thêm hoặc bớt thức ăn trong khay như thế nào để có bữa ăn cân bằng, lành mạnh?

Hoạt động thực hành 3: 

Thảo luận và chia sẻ với bạn.

Những thức ăn, đồ uống nào chứa nhiều đường cần ăn ít, chứa nhiều muối cần ăn hạn chế?

Những thức ăn nào không cần sử dụng thêm gia vị chấm khi ăn?

Thói quen ăn uống hằng ngày của em đã lành mạnh chưa? Vì sao? Em cần thay đổi gì để các bữa ăn lành mạnh?

Câu hỏi vận dụng:

Câu hỏi 1: Liệt kê các thức ăn, đồ uống em đã ăn hai ngày gần đây ở nhà, ở trường theo gợi ý sau:

Ngày Bữa sáng Bữa trưa Bữa phụ Bữa tối
Ngày thứ nhất

1 bánh mì

1 quả trứng rán

1 bát cơm

1 miếng thịt gà rán

1 bát canh rau

1 hộp sữa chua

1 bát cơm

2 miếng đậu phụ

4 miếng thịt lợn

1 nửa bát canh rau

? ? ? ? ?

Câu hỏi 2: Dựa vào sơ đồ “Tháp dinh dưỡng”, đối chiếu với các bữa ăn trong hai ngày ở trên và nhận xét: Các bữa ăn trong ngày đã cân bằng, lành mạnh chưa? Vì sao?

Câu hỏi 3: Em cần thay đổi điều gì về thói quen ăn uống để các bữa ăn cân bằng, lành mạnh có lợi cho sức khỏe?

Câu trả lời:

1. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn

Hoạt động thực hành 1: 

Ngày thứ Năm có nhiều loại thức ăn khác nhau. Bữa tối có đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng.

Thực đơn của ngày thứ Năm tốt cho sức khoẻ của trẻ em. Vì ngày thứ năm có đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh.

Hoạt động thực hành 2: 

Các bữa chỉ ăn thịt, cá mà không ăn rau xanh, quả chín: Cơ thể sẽ thiếu vi-ta-min, chất khoáng làm cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, tiêu hóa kém và thừa chất chất béo không tốt cho cơ thể.

Chỉ ăn canh trong bữa cơm mà trong ngày không uống nước: cơ thể không có đủ nước để duy trì các hoạt động của cơ thể.

Hoạt động thực hành 3: 

Thức ăn có nguồn gốc từ động vật: Thịt luộc, canh cá, thịt kho tàu, bơ tươi.

Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật: Đậu rán, lạc rang (đậu phộng rang), dầu đậu nành.

Ăn những thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ thịt, cá,... có ích lợi: có một số thành phần cần thiết cho cơ thể, đặc biệt chất béo từ vá chứa thành phần rất tốt cho tim mạch.

Ăn thức ăn chứa chất đạm từ đậu, đỗ, lạc,... có ích lợi: dễ hấp thụ, tốt cho tim mạch.

Câu hỏi vận dụng:

Câu 1.

Thức ăn chứa chất đạm có nguồn gốc động vật có một số thành phần cần  thiết cho sự phát triển cơ thể nhưng lại khó hấp thụ. Chất đạm có nguồn gốc thực vật cơ thể dễ hấp thụ nhưng thiếu một số thành phần cần thiết đối với sự phát triển cơ thể. Chính vì vậy cần ăn phối hợp thức ăn chứa chất đạm có nguồn gốc từ thực vật và động vật.

Câu 2.

Chất béo từ động vật chứa một số thành phần cần thiết cho cơ thể nhưng nếu ăn nhiều không tốt cho tim mạch. Chất béo từ thực vật dễ hấp thụ, tốt cho tim mạch nhưng lại thiếu một số thành phần cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Chính vì vậy cần ăn phối hợp thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc từ thực vật và động vật để cơ thể có đủ thành phần cần thiết lại tốt cho tim mạch.

2. Ăn uống cân bằng, lành mạnh

Hoạt động thực hành 1:

Thực phẩm Nhóm chất dinh dưỡng Mức độ sử dụng
Muối ăn Vi-ta-min và chất khoáng < 4 g
Đường, đồ ngọt Chất bột đường < 15 g
Dầu mỡ Chất béo < 15 g
Thịt, thủy sản, trứng, hạt giàu đạm  Chất đạm 150 đến 250 g
Sữa và sản phẩm từ sữa Chất đạm 400 đến 600 ml
Rau lá, rau củ quả Vi-ta-min và chất khoáng 150 đến 250 g
Trái cây, quả chín Vi-ta-min và chất khoáng 150 đến 250 g
Ngũ cốc, khoai củ và sản phẩm chế biến Chất bột đường 150 đến 250 g

Hoạt động thực hành 2: 

Bữa ăn a trong hình 4 đã cân bằng, lành mạnh. Vì bữa ăn có đẩy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng:

  • Cơm: chất đường bột.
  • Cá kho; Giò thịt lợn: chất đạm, chất béo.
  • Canh rau cải, bầu luộc: vi-ta-min và chất khoáng.

Cần thêm hoặc bớt thức ăn trong khay để có bữa ăn cân bằng, lành mạnh:

  • Bữa ăn b: Cần có thêm rau xanh để có đầy đủ vi-ta-min và chất khoáng, bớt thịt để không bị thừa đạm và chất béo.
  • Bữa ăn c: Cần có thêm rau xanh để có đầy đủ vi-ta-min và chất khoáng, bớt đồ chiên để không bị thừa chất béo.

Hoạt động thực hành 3:

Các loại thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh kẹo, sữa có đường, nước ngọt,... cần ăn ít, các thức ăn chứa nhiều muối như thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ ăn vặt,... chứa nhiều muối cần ăn hạn chế.

Thức ăn không cần sử dụng thêm gia vị chấm khi ăn: rau củ xào, thịt xào,...

HS tự nhận xét thói quen ăn uống của bản thân đã lành mạnh hay chưa và phải thay đổi nếu còn chưa lành mạnh.

Câu hỏi vận dụng

Câu 1.

Học sinh tự thực hiện theo mẫu và tham khảo bảng sau:

Ngày Bữa sáng Bữa trưa Bữa phụ Bữa tối
Ngày thứ nhất

1 bánh mì

1 quả trứng rán

1 bát cơm

1 miếng thịt gà rán

1 bát canh rau

1 hộp sữa chua

1 bát cơm

2 miếng đậu phụ

4 miếng thịt lợn

1 nửa bát canh rau

Ngày thứ hai

1 bánh mì

1 cái xúc xích rán

1 bát cơm

3 miếng đậu phụ

1 bát canh bí

1 quả hồng xiêm

1 hộp sữa chua

1 bát cơm

1 nửa bát đỗ luộc

1 bát canh rau

Ngày thứ nhất 1 hộp xôi đậu xanh

1 bát cơm

2 miếng cá kho

1 bát canh cải bó xôi

2 miếng dưa hấu

1 hộp sữa tươi

1 cái bánh bí đỏ

1 bát cơm

1 nửa bát tôm rang thịt

1 nửa bát đỗ quả xào

1 bát canh rau

Ngày thứ hai

1 hộp xôi

4 miếng thịt kho

1 bát bún thịt bò

1 bánh ca-ra-men

1 hộp sữa chua

2 cái bánh quy

1 bát cơm

3 miếng đậu phụ

3 miếng cá chiên

1 bát canh thịt

Ngày thứ nhất

1 bát mì

1 hộp sữa

1 bát cơm

2 quả trứng rán

1 bát khoai xào

1 bát canh rau

1 hộp sữa chua

1 bát cơm

2 con tôm chiên

1 bát canh thịt

1 bát rau xào

...

...

...

...

...

Câu 2.

Ngày thứ hai chưa lành mạnh vì chưa đủ chất dinh dưỡng ở bữa trưa.

Ngày Bữa sáng Bữa trưa Bữa phụ Bữa tối
Ngày thứ nhất 1 hộp xôi đậu xanh

1 bát cơm

2 miếng cá kho

1 bát canh cải bó xôi

2 miếng dưa hấu

1 hộp sữa tươi

1 cái bánh bí đỏ

1 bát cơm

1 nửa bát tôm rang thịt

1 nửa bát đỗ quả xào

1 bát canh rau

Ngày thứ hai

1 hộp xôi

4 miếng thịt kho

1 bát bún thịt bò

1 bánh ca-ra-men

1 hộp sữa chua

2 cái bánh quy

1 bát cơm

3 miếng đậu phụ

3 miếng cá chiên

1 bát canh thịt

Câu 3.

Em cần ăn ít đồ ngọt, ít chất đạm từ thịt để các bữa ăn cân bằng, lành mạnh có lợi cho sức khỏe.

Xem thêm các môn học

Giải khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE


Copyright @2024 - Designed by baivan.net