Câu 1. Chí Phèo chửi những ai? Tiếng chửi cho thấy điều gì ở Chí?
Hướng dẫn trả lời:
Chí chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những ai không cãi nhau với hắn. Chí là một tên suốt ngày say xỉn, hay chửi tục và bất mãn với mọi người và xã hội. Hắn ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ. Bị bỏ rơi phía sau.
Câu 2. Ngôn ngữ trong phần 1 là lời của ai?
Hướng dẫn trả lời:
Lời của người dẫn truyện hay ở đây là của chính tác giả Nam Cao.
Câu 3. Chú ý những chi tiết tả ngoại hình của Chí Phèo.
Hướng dẫn trả lời:
Trông đặc như thằng săng đá, đầu trọc, răng cạo trắng hớn, mặt thì đen, cong cớn, hai mắt gườm gườm trong gớm, mặc quần nái đen với cái áo tây vàng, ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy. Là một “con quỷ” của làng Vũ Đại.
Câu 4. Trong phần (2), Chí Phèo đã có những hành động như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
+ Hắn ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều, say khướt rồi xách một vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến để chửi.
+ Chí chửi bới, đập đầu rạch mặt ăn vạ, lăn lộn dưới đất.
+ Hắn rên rỉ, đòi liều phen sống chết, tính trả thủ bố con bá Kiến.
+ Chí mắc mưu, trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Câu 5. Những lời nói, cử chỉ của nhân vật bá Kiến góp phần thể hiện đặc điểm tính cách của nhân vật này như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Mưu mô “Nắm thằng có tóc chứ không nắm thằng trọc đầu”, đa đoan và lợi dụng sự lương thiện của người nông dân để chuộc lợi cho mình.
Bá Kiến là nhân vật có lòng dạ độc ác, điển hình cho tầng lớp địa chủ, cường hào ác bá ở nông thôn thời bấy giờ.
Câu 6. Chú ý những từ ngữ, chi tiết thể hiện tâm trạng và những thay đổi của Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở.
Hướng dẫn trả lời:
Tâm trạng của Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở: bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say dài, lòng mơ hồ buồn, hắn nghe thấy những âm thanh thường ngày, nao nao buồn, ao ước có một gia đình nho nhỏ.
Những thay đổi của Chí: nhận thức Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống hằng ngày, nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc. Lúc này, Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.
Câu 7. Chú ý những đoạn độc thoại nội tâm của Chí Phèo.
Hướng dẫn trả lời:
Những độc thoại nội tâm của Chí Phèo cho thấy Chí ngẫm ra bao điều về cuộc đời mình, hiện tại của Chí là con số không tròn trĩnh: không vợ, không con, không nhà, không cửa, tương lai chỉ có sự đơn độc. Hắn sợ cô đơn và sợ tuổi già.
Câu 8. Chú ý những từ ngữ và câu văn diễn tả tâm trạng của Chí Phèo.
Hướng dẫn trả lời:
- Hắn tự hỏi rồi tự trả lời, hắn nhớ đến “bà ba” rồi hắn thấy nhục, vì bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Ttình yêu thương của Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo.
Câu 9. Vì sao có sự thay đổi trong suy nghĩ và tâm trạng của Chí Phèo?
Hướng dẫn trả lời:
Hắn nhận được tình yêu thương và lần đầu cảm nhận được tình yêu do Thị trao cho hắn. Vậy nên Chí Phèo muốn Thị về ở với hắn, muốn được làm người lương thiện.
Câu 10. Bà cô thị Nở có thái độ như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Bà cô thị Nở coi lời nói của thị Nở như một trò đùa. Bà cảm thấy buồn cười, sau đó là hoảng hốt khi nhớ đến cháu mình bị dở hơi. Bà cũng cảm thấy tủi thân cho chính mình rồi quay sang tức giận với thị Nở.
Câu 11. Lưu ý thái độ và tâm trạng của thị Nở.
Hướng dẫn trả lời:
Lộn ruột, tức, giận dữ nổi lên đùng đùng, khi bị bà cô chửi và chạy đến nhà Chí để chửi lại hắn.
Câu 12. Hình dung dáng điệu, ngôn ngữ và hành động của Chí Phèo ở phần (5).
Hướng dẫn trả lời:
- Dáng điệu: xông xông đi, nằm bẹp xuống đất, trợn mắt, vênh mặt,..
- Ngôn ngữ: ngang tàng, bất chấp.
- Hành động của Chí Phèo ở phần (5): vừa đi vừa chửi, dọa giết “nó”, nhưng cuối cùng hắn lại đến nhà bá Kiến đòi lương thiện, giết bá Kiến rồi tự sát.
Câu 13. Dự đoán: Chí Phèo sẽ làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Liều mạng sống chết với Bá Kiến
Câu 14. Chú ý một số chi tiết đặc sắc trong phần kết thúc truyện.
Hướng dẫn trả lời:
Kết thúc truyện, Chí Phèo tự kết liễu mạng sống của chính mình, trong đầu Thị Nở hiện lên hình ảnh "cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua"
=> Mở đầu cũng như kết thúc của tác phẩm báo hiệu một lòng luẩn cuẩn không lối thoái của kiếp người. Và để lại một câu hỏi cho người đọc “Liệu sẽ còn bao nhiêu kiếp người “Chí Phèo” nữa được sinh ra? Và khi nào điều này mới kết thúc?”
Câu 1: Tóm tắt nội dung của từng phần đã được đánh số trong văn bản.
Hướng dẫn trả lời:
Phần | Nội dung |
Phần 1 | Chí Phèo vốn là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Khi lớn lên Chí Phèo đi ở hết nhà này nhà khác để nuôi thân. Đến năm Phèo 20 tuổi, hắn là canh điền cho nhà Bá Kiến, và tấm bi kịch cuộc đời hắn từ diễn ra từ đây. Vì bị Bá Kiến ghen ghét nên bị bắt đi tù oan. |
Phần 2 | Trờ về sau khi đi tù, hắn xuất hiện với bộ dạng khác hẳn ngày xưa. Lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Lí Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Sau đó Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho Bá Kiến. Trong tình trạng luôn say mèm, ai cho tiền sai gì hắn cũng làm, hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ |
Phần 3 | Chí Phèo gặp thị Nở, sau một đêm ăn nằm với nhau, được thị Nở chăm sóc khi Chí bị ốm. Hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị Nở. |
Phần 4. | Bà cô của thị Nở biết chuyện giữa thị và Chí đã ngăn cản không cho thị ở bên Chí. |
Phần 5. | Chí Phèo tuyệt vọng, lại uống và lại xách dao ra đi, vừa đi hắn vừa chửi rủa sự đời. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. |
Phần 6 | Sau cái chết của Chí Phèo và bá Kiến, dân làng đồn thổi nói xấu hai người. Thị Nở chứng kiến cảnh đó, nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch. |
Câu 2: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các nhân vật có ảnh hưởng đến số phận Chí Phèo.
Hướng dẫn trả lời:
(Sưu tầm)
Câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Vì sao khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát?
Hướng dẫn trả lời:
*Cuộc gặp gỡ với Thị Nở: sau đêm ăn nằm với nhau ở bụi cuối, Thị đã đánh thức cái lương thiện trong con người hắn, hắn khao khát lương thiện, khao khát được làm hòa với mọi người, khao khát được sống cùng thị Nở.
*Thị Nở từ chối hắn: Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hy vọng cho một tương lai “làm người” bỗng chốc hóa thành mây khói. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình – người vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm “người”. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình. Vì thế, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Chi tiết này được nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm niềm khao khát tình yêu thương, khát khao cuộc sống lương thiện và cũng nhấn mạnh bi kịch tinh thần không cách có thể cứu vãn.
*Đến gặp Bá Kiến: Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình, biến mình thành một con “quỷ” của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao ra đi, thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí lại điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến – người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. Khác với các lần trước, lần này, hắn đòi Bá Kiến trả cho hắn cái thứ quý giá mà hắn đã mất từ lâu – đó là làm người lương thiện. Hắn biết rằng chỉ còn một cách là giết Bá Kiến rồi tự sát. Sở dĩ, hắn hành động như vậy bởi vì hắn hiểu rõ được tấn bi kịch của đời mình, hắn bị đẩy vào bước đường cùng khi không thể trở lại thành người lương thiện.
Câu 4: Theo em, nỗi khốn khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo là gì? Vì sao? Qua nhân vật này, nhà văn thể hiện những tình cảm, tư tưởng nào?
Hướng dẫn trả lời:
- Nỗi khốn khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo là không có quyền được sống như một con người. Hắn vốn là người lương thiện nhưng bị số phận đưa đẩy trở thành người xấu, hắn bị mọi người khinh thường, bị coi như một con quỷ của làng Vũ Đại. Hạnh phúc và mái ấm gia đình đối với hắn thật xa vời.
- Nam Cao đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo, lòng yêu thương, niềm tin yêu của ông vào những con người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu của những con người khốn khổ, bí bách cùng quẫn không lối thoát bị xã hội ruồng bỏ để xã hội hiểu được hãy cho họ - những con người lầm đường lạc lối cơ hội trở về với cuộc sống lương thiện, cơ hội được hòa nhập cộng đồng.
Câu 5: Phân tích và làm sáng tỏ một số đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện: cách mở đầu truyện, không gian và thời gian, sử dụng chi tiết, ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi điểm nhìn,...
Hướng dẫn trả lời:
Cốt truyện được dẫn dắt bằng các nút thắt kịch tính để dẫn tới một kết thúc hợp lí mà về hình thức tưởng chừng đó là 1 kết thúc ngẫu nhiên. Nam Cao có nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. Đó là giọng điều trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại, giữa gián tiếp và lời nửa tiếp. Đọc cả câu chuyện chúng ta có có thể cảm nhận được Nam Cao đang ở trong câu truyện đó, là người quan sát cả làng Vũ Đại và rồi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối... Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở... Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
Câu 6: Theo em, truyện Chí Phèo có chủ đề phụ không? Nếu có, đó là chủ đề gì? Chủ đề phụ này có liên quan gì với chủ đề chính của tác phẩm?
Hướng dẫn trả lời:
- Chủ đề phụ của tác phẩm là: sức mạnh của tình yêu thương, Biết yêu thương và chia sẻ với những người không may lầm đường lạc lối, tạo cơ hội để họ hoàn thiện bản thân và phải biết vượt qua nghịch cảnh để sống đàng hoàng, tử tế.
=> Góp phần làm nổi bật nội dung tư tưởng của tác phẩm. Tô đậm hơn cho chủ đề và tư tưởng lớn của tác giả
Câu 7: Từ truyện Chí Phèo, có thể nhận thấy những giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh nào? Giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh ấy có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống ngày nay?
Hướng dẫn trả lời:
Hiện tượng xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.