Hướng dẫn soạn chi tiết ngữ văn 11 Cánh diều bài 7: 7 Ai đã đặt tên cho dòng sông

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 11 bộ sách cánh diều bài 7: 7 Ai đã đặt tên cho dòng sông. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phần 1 miêu tả sông Hương ở đâu?

Hướng dẫn trả lời:

Miêu tả sông Hương ở thượng nguồn. 

Câu 2: Nhà văn đã hình dung về sông Hương như thế nào trước khi nó chảy qua thành phố Huế?

Hướng dẫn trả lời:

Nhà văn đã hình dung về sông Hương uốn lượn như một tấm lụa mềm mại, như một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.

Câu 3: Đặc điểm của sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế là gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Đặc điểm khi chảy trong lòng thành phố: ...chuyển dòng một cách liên tục, uốn mình theo những đường cong thật mềm. Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày hoặc trên sân khấu nhà hát...

=> Sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng. 

Câu 4: Nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi kinh thành Huế là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi kinh thành Huế, sông Hương đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

Câu 5: Sông Hương hiện lên như thế nào quan các thời kì lịch sử?

Hướng dẫn trả lời:

Sông Hương là chứng nhân lịch sử, gắn bó với mọi biến cố của Huế.

Câu 6: Ở đoạn cuối này, sông Hương đã được nhìn nhận từ khía cạnh nào?

Hướng dẫn trả lời:

Ở đoạn cuối này, sông Hương được nhìn nhận từ khía cạnh thơ ca. 

=> Thể hiện sông Hương là cái nôi của âm nhạc Huế. 

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Câu 1: Nhận xét về nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Hướng dẫn trả lời:

Nhan đề là một câu hỏi, đây là một nét độc đáo rất riêng của nhà văn, nhằm hướng người đọc biết về nội dung tác phẩm đó là “đi tìm nguồn cội của dòng sông Hương”, qua đó nhấn mạnh vẻ đẹp huyền thoại của dòng sông Hương, thể hiện lòng yêu quê hương của tác giả.

Câu 2: Hãy chỉ ra đặc điềm và vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong văn bản trên theo bảng sau:

Hãy chỉ ra đặc điềm và vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong văn bản trên theo bảng sau:

Hướng dẫn trả lời:

Góc nhìn

Đặc điểm

Vẻ đẹp

Địa lí

Sông Hương ở thượng nguồn

rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. 

Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sông mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cùng có lúc dịu dàng, say đắm.

Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế

Sông Hương vẫn còn dư vang của Trường Sơn với sắc nước xanh thẳm, mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi.

Sông Hương mang nhiều vẻ đẹp phong phú như thơ mộng, trữ tình, 

Sông Hương giữa lòng thành phố Huế

chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uón mình theo những đường cong thật mềm

vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng, vui tươi.

Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế

đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

Vẫn mang trong mình vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng.

Lịch sử

 

Là chứng nhân lịch sử, gắn bó với mọi biến cố của Huế

Thơ ca

 

sông Hương là cái nôi của âm nhạc cổ điển Huế

Câu 3: Qua việc khắc hoạ hình tượng sông Hương, nhà văn thể hiện tình cảm, thái độ gì đối với quê hương, xứ sở?

Hướng dẫn trả lời:

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu mến của tác giả cho dòng sông Hương cùng thiên nhiên và con người nơi đây.

+ Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nàng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh tràm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. 

+ Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.

Câu 4: Hãy chỉ ra và làm sáng tỏ đặc điểm tùy bút thể hiện qua văn bản này (cái “tôi” độc đáo, sự kết hợp tự sự và trữ tình, ngôn ngữ giàu chất thơ).

Hướng dẫn trả lời:

- Tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong việc khắc hoạ hình tượng sông Hương và thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” được thể hiện rõ nét qua đoạn văn tiêu biểu trong văn bản miêu tả lại vẻ đẹp của con sông Hương từ khi ở Thượng Nguồn đến khi chảy qua Huế:

  • Miêu tả sông Hương ở nhiều phương diện cho thấy sự quan sát tinh tế và tình yêu của tác giả với nơi đây.

  • Chất trữ tình được vận dụng rõ nét bởi sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

Câu 5: Qua văn bản, người viết gửi đến bạn đọc thông điệp gì? Hãy nêu lên giá trị văn hoá mà em hiểu được từ văn bản.

Hướng dẫn trả lời:

Tác giả đã tô đậm cho con sông Hương ấy nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống, tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt, tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.

Câu 6: Văn bản đem lại cho em suy nghĩ gì trong việc nhìn nhận vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên quê hương mình? Hãy viết về một cảnh đẹp của quê hương em bằng một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng).

Hướng dẫn trả lời:

Quê hương em là một thành phố nhỏ nhưng với rất nhiều cảnh đẹp. Cứ mỗi dịp lễ là nơi đây lại rộn ràng tấp nập bởi du khách bốn phương đến ghé thăm. Nơi tạo nên sức hút ấy chính là bãi biển mang tên bãi biển Đồ Sơn. Nơi đây là một vùng biển rộng và thoáng đãng. Biển Đồ Sơn có bãi cát vàng mịn trải rộng, có dòng nước biển xanh trong vắt, mát lạnh, có những hàng cây xanh mướt mắt chạy dọc theo bờ cát. Du khách đến với bãi tắm là để chiêm ngưỡng bãi đá thú vị ở nơi đây. Dọc theo bãi cát vàng đến xuống dưới nước biển, là rất nhiều những tảng đá, mỏm đá với hình thù khác nhau nằm rải rác. Những tảng đá ấy tạo nên một thạch trận kì quái cho mọi người leo trèo, chụp ảnh. Chính chúng đã tạo nên sức hút kì thú cho vùng biển này. Vì thế mà em dành tình cảm to lớn cho vẻ đẹp của nơi này rất nhiều.

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 11 bài 7, soạn ngữ văn 11 sách cánh diều bài 7, Giải văn 11 bài 7

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 5. TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net