Hướng dẫn soạn chi tiết ngữ văn 11 Cánh diều bài 8: Tôi muốn là tôi toàn vẹn

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 11 bộ sách cánh diều bài 8: Tôi muốn là tôi toàn vẹn. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Vì sao càng về cuối, lời thoại của Trương Ba càng ngắn lại?

Hướng dẫn trả lời:

Càng về cuối, lời thoại của Trương Ba càng ngắn lại vì ông cảm thấy bất lực, tuyệt vọng, tự nhận thấy những gì xác Hàng Thịt đang nói rất hợp lý, không thể chối cãi.

Câu 2: Lập luận này của Đế Thích có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Hướng dẫn trả lời:

Lập luận này của Đế Thích đối lập làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa quan niệm sống của ông và Hồn Trương Ba. Đế thích quan niệm sống chỉ là sống, nhưng Hồn Trương Ba lại quan niệm nên sống là chính mình, làm tôi chọn vẹn, được hòa hợp cả về thể xác, lẫn tinh thần. Qua đó, tác giả Lưu Quang Vũ nhấn mạnh không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, được hoà hợp xác và hồn, trong và ngoài, nội dung và hình thức trong một thể thống nhất toàn vẹn chứ không phải là cuộc sống chắp vá, bất nhất: “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

Câu 3: Suy nghĩa của em về cách hành xử của các nhân vật trên Thiên Đình?

Hướng dẫn trả lời:

Những tiên nhân trên thiên đình đầy rẫy những tội lỗi không khác gì phàm nhân hạ giới. Hành động của họ đáng lên án.

Câu 4: Em có bất ngờ trước quyết định này của Trương Ba không?

Hướng dẫn trả lời:

Em không bất ngờ trước quyết định của Trương Ba vì sau khi nhập vào Xác Hàng Thịt, Hồn Trương Ba đã hiểu được dù nhập vào ai đi nữa thì sẽ không thể đồng nhất được, chỉ có Xác Trương Ba mới có thể hợp với Hồn Trương Ba.

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Câu 1: Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt cho thấy xung đột nào trong Hồn Trương Ba? Em có nhận xét gì về sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt? Ý nghĩa của sự thay đổi này là gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo: "tôi đã chán cái chỗ ở không phải của tôi… ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát".

- Không chỉ linh hồn mới có tiếng nói và sức mạnh, thể xác cũng có sức mạnh bản năng ghê gớm của nó: bất chấp thái độ phủ nhận yếu ớt của Trương Ba, xác hàng thịt đưa ra nhiều minh chứng cho thấy hồn Trương Ba cũng tha hóa theo nhu cầu của hắn.

- Sự thật là nhiều người chỉ vun vén cho phần hồn mà bỏ bê, coi thường phần xác.

- Cuộc đấu tranh giữa cái thanh cao và cái tầm thường.

=> Qua đây có thể thấy sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt từ hùng hồn, kiên quyết đã trở nên yếu ớt hơn sau khi nghe phần xác đưa ra minh chứng.

Câu 2: Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch.

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ 1: Đoạn chỉ dẫn "Tới đây, bắt đầu lớp kịch.... chỉ còn là thân xác" miều tả một cách rõ nét, khung cảnh diễn ra việc thay đổi thân xác cho Trương Ba. Diễn viên, người đọc dễ theo dõi và hình dung được các hoạt động xảy ra.

Ví dụ 2: Câu chỉ dẫn "như tuyệt vọng" trước lời thoại "Trời!" của Hồn Trương Ba đã thuật lại rõ nét tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh câu chuyện.

Câu 3: Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu nào? Sự khác biệt này có vai trò gì trong việc xây dựng xung đột kịch?

Hướng dẫn trả lời:

* Sự khác nhau của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống:

- Đế Thích: sống là được tồn tại, “tôi muốn được là tôi toàn vẹn” và có thể sống với “bất cứ giá nào”.

- Trương Ba: sự sống phải có ý nghĩa, có niềm vui và phải sống đúng là mình. Sống không là mình toàn vẹn "còn khổ hơn là cái chết".

- Trương Ba đã trách Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” rất đúng đắn vì sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống là chính mình một cách toàn vẹn. Việc Trương Ba sống dựa vào xác hàng thịt đã khiến hồn ông trở thành nô lệ cho thân xác và không được sống thật với con người mình.

* Ý nghĩa của màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích:

- Sự sống đáng quý nhưng không thể sống bằng bất cứ giá nào.

- Sự sống chỉ có ý nghĩa và con người chỉ thấy thanh thản khi sống là chính mình, hài hòa giữa bên ngoài và bên trong.

- Mọi sự chắp vá, gượng ép chỉ khiến Trương Ba trở thành nhân vật quái gở mang tên “hồn Trương Ba da hàng thịt”, đem lại đau khổ cho chính bản thân và người xung quanh mình.

Câu 4: Điều gì đã khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình? Theo em, cái chết này cho thấy đặc điểm nào của nhân vật trong thể loại bi kịch?

Hướng dẫn trả lời:

- Điều khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình là ông vô cùng đau đớn khi phải sống cuộc sống không phải của mình. Tính cách Trương Ba dần thay đổi bạo lực; ham vật chất; có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ người hàng thịt. Trương Ba cảm thấy đau khổ hơn khi ông tự ý thức được sự thay đổi của bản thân và tự cảm thấy xấu hổ. 

- Bi kịch của Trương Ba còn là bi kịch của con người bị tha hóa tính cách, không được sống là mình, phải sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo.

Câu 5: Trong truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào anh hàng thịt để sống lại. Vợ anh hàng thịt kiện lên quan, quan xử cho vợ Trương Ba thắng kiện vì người mới sống dậy rất giỏi đánh cờ, không biết mổ lợn. Theo em, vì sao Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình?

Hướng dẫn trả lời:

Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình vì ông muốn thông qua cái kết của mình tiếp tục khái quát triết lí nhân sinh. Ông muốn truyền tải sống chết là quy luật tự nhiên tuy nhiên chết không phải là hết. Bằng cái chết của mình, dường như Trương Ba đã gìn giữ được những kỉ niệm tốt lành, đã giữ cho các thế hệ sau niềm tin vào con người, cuộc sống. 

Câu 6: Em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh nào trong đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn? Triết lí ấy còn có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay?

Hướng dẫn trả lời:

Qua đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình muốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, bảo vệ nhân phẩm của mình để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 11 bài 8, soạn ngữ văn 11 sách cánh diều bài 8, Giải văn 11 bài 8

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 5. TRUYỆN NGẮN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com