Câu 1: Thống kê các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 11, tập hai theo thể loại và kiểu văn bản.
Hướng dẫn trả lời:
Tên văn bản | Thể loại | Kiểu văn bản |
Trái tim Đan - kô | Truyện ngắn | Tự sự |
Một người Hà Nội | ||
Tầng hai | ||
Đây mùa thu tới | Thơ | Biểu cảm |
Sông Đáy | ||
Đây thôn Vĩ Dạ | ||
Tình ca ban mai | ||
Thương nhớ mùa xuân | Tùy bút, tản văn | Tự sự |
Vào chùa gặp lại | ||
Ai đã đặt tên cho dòng sông | ||
Vĩnh biệt cửu trùng đài | Kịch | Tự sự |
Thề nguyền và vĩnh biệt | ||
Tôi muốn là tôi toàn vẹn | ||
Tôi có một giấc mơ | Văn bản nghị luận | Nghị luận |
Một thời đại trong thi ca | ||
Lại đọc chữ người tử tù của Nguyễn Tuân |
Câu 2: Nêu một số nội dung chính (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, tư tưởng) của các truyện ngắn hiện đại ở Bài 5 trong sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích ý nghĩa và tính thời sự của nội dung đặt ra trong các truyện ngắn được học ở bài này.
Hướng dẫn trả lời:
- Nội dung chính của truyện ngắn hiện đại:
+ Chủ đề: Vai trò của con người trong mối quan hệ đoàn thể và sự phát triển của đất nước.
+ Đề tài: Con người trong công cuộc xây dựng đất nước.
+ Ý nghĩa: Đưa ra bài học, tinh thần trách nhiệm của con người với cuộc sống.
+ Tư tưởng: Tư tưởng về tuổi trẻ, dũng cảm và trách nhiệm.
- Ý nghĩa và tính thời sự:
+ Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn đưa ra cho con người bài học về trách nhiệm của mỗi cá nhân với mối quan hệ tập thể.
Câu 3: Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ có yếu tố tượng trưng trong Bài 6, sách Ngữ văn 11, tập hai.
Hướng dẫn trả lời:
Đặc điểm tiêu biểu:
Chứa những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa
Các hình ảnh có tính biểu tượng gắn với phong cách và cái nhìn nghệ thuật của từng nhà thơ, thường được xây dựng thông qua cách sử dụng nhạc điệu, những kết hợp từ bất thường, các phép so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ý nghĩa của yếu tố tượng trưng trong thơ thường mơ hồ, không xác định nhưng lại ẩn chứa những liên tưởng thú vị.
Câu 4: Nêu các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu của Bài 7 trong sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn, hoặc sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí ở bài học này.
Hướng dẫn trả lời:
- Nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu:
Thương nhớ mùa xuân: là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đắm say trước mùa xuân Hà Nội. Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả
Vào chùa gặp lại: Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc.
Ai đã đặt tên cho dòng sông: Văn bản đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước đồng thời là tình yêu quê hương, yêu cảnh đẹp say đắm.
- Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình:
Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tình
Nhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.
Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.
Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình.