Nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á. Nhận xét về giá trị trường tồn của thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ — trung đại.

Câu 1 (2,0 điểm)

Nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á. Nhận xét về giá trị trường tồn của thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ — trung đại.

Câu 2 (2,0 điểm)

Nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang — Âu Lạc. Hãy lấy ví dụ về một thành tựu của văn minh Văn Lang — Âu Lạc và cho biết ý nghĩa và giá trị của thành tựu đó.

Câu trả lời:

Câu 1 (2,0 điểm) Nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á. Nhận xét về giá trị trường tồn của thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ — trung đại.

Nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á. Nhận xét vẻ giá trị trường tồn của thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ — trung đại.

* Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á:

- Tín ngưỡng, tôn giáo: Đông Nam Á đã tồn tại các hình thức tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng. bao gồm ba nhóm chính: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phổn thực và tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất. Các tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Hin-đu giáo, Hỏi giáo, Công giáo lần lượt được du nhập vào Đông Nam Á và có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của cư dân.

- Chữ viết và văn học: cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết riêng để ghi ngôn ngữ bản địa của mình như: chữ Chăm cổ, Khơ-+ne cỏ, Mã Lai cổ, Miền cổ, chữ Nôm của người Việt,... tạo dựng một nên văn học viết đa dạng với nhiều tác phẩm xuất sắc còn được lưu giữ đến ngày nay, như Truyện Kiểu (Việt Nam), Riêm Kê (Cam-pu-chia), Ea-ma-kiên (Thái Lan)....

- Kiến trúc và điêu khắc: tạo dựng hàng loạt công trình kiến trúc (đền, chùa, tháp) mang phong cách Phật giáo và Hin-đu giáo ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ. Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đạt đến đỉnh cao rực rỡ với nhiều công trình đặc sắc, tiêubiểu là: quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), Ăng-co Vát và Ăng-co Thom (Cam-pu-chia), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng (Mi-an-ma), khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam)...

* Nhận xét về giá trị trường tổn của thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ — trung đại: Nhiều thành tựu của văn minh Đông Nam Á còn tôn tại và phát huy giá trị đến ngày nay.

- Những thành tựu như: chữ viết; các quân thẻ kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), Ăng-co Vát và Ăng-co Thom (Cam-pu-chia), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng (Mi-an-ma), khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam)... chính là minh chứng cho sức sống trường tôn với thời gian của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ — trung đại cho đến ngày nay.

Câu 2 (2,0 điểm) Nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang — Âu Lạc. Hãy lấy ví dụ về một thành tựu của văn minh Văn Lang — Âu Lạc và cho biết ý nghĩa và giá trị của thành tựu đó.

* Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang — Âu Lạc:

- Sự ra đời của nhà nước: Nhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay khoảng 2 700 năm và tổn tại đến năm 208 TCN, đứng đầu là vua, giúp việc cho Hùng Vương là Lạc hàu, Lạc tướng, ...

- Hoạt động kinh tế: nông nghiệp trồng lúa nước là nghề chính, đã khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa nước bằng nhiều hình thức canh tác phù hợp. Cư dân Văn Lang — Âu Lạc đã có bước tiến lớn về công cụ và kĩ thuật canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề chăn nuôi, đánh cá và làm thủ công cũng phát triển.

- Đời sống vật chất: bữa ăn hằng ngày của người Việt cổ là cơm, rau, cá,...

- Về trang phục: Thường ngày, phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khó, ở trần, đi chân đất, tóc để xoã ngang vai hoặc để dài búi tó. Họ thích sử dụng đồ trang sức được làm từ sừng, ngà động vật, đá, kim loại (sắt, đồng),... Cư dân chủ yếu cư trú trong các nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá (cả miền núi và đồng bằng).

- Đời sống tinh thần: Tín ngưỡng: Cư dân Văn Lang — Âu Lạc có tục thờ cúng tỏ tiên và những

người có công với cộng đồng, thờ các vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phổn

thực. Cư dân Văn Lang — Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẳm mĩ khá cao....

* Thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

Trống đồng Đông Sơn là một loại trống đồng tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (thế kỷ 7 TCN - thế kỷ 6 CN) của người Việt cổ. Những chiếc trống này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật đời sống sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt NamViện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công sưu tập lớn nhất thế giới. Ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt Trời vì người dân Văn Lang quan niệm về một vị thần có liên quan đến Mặt Trời.

- Công cụ của trống đồng:

+ Trong lễ mai táng các quan lang Mường và các ngày hội hè của người Mường tỉnh Hòa Bình.

+ Trong cuộc tế "thần sấm" của người Lê ở đảo Hải NamTrung Quốc.

+ Theo bài dân ca H'MôngTrung Quốc "Hồng thủy hoành lưu" thì trống đồng đã cứu sống tổ tiên người H'Mông trong thời kỳ có nạn lụt lớn.

+ Trống được diễn tấu với dàn nhạc trong vương triều phong kiến thời nhà Hậu Lê, được ghi ở trong sách "Cương mục".

+ Trống đồng đã được sử dụng trong quân đội thời nhà Trần theo một bài thơ của Trần Phu, sứ thần nhà Nguyên tại nước Đại Việt thuở ấy.

+ Trống biến thành vật chôn theo người chết như ở khu mộ táng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

+ Trống dùng để báo hiệu ra trận.

Nhìn chung chức năng chủ yếu của trống đồng vẫn là chức năng của một nhạc khí. Đánh vào vành 1-3 được nốt Si giáng; ở vành 4-5 được nốt Mi và Fa; ở vành 7 cũng được nốt Si giáng. Từ vành 9 trở ra lại trở lại nốt Mi (theo kết quả ghi âm của Cao Xuân Hạo)

Trống Đồng còn tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh ngày xưa. Các vị vua thưởng cho các tù trưởng người dân tộc những chiếc trống đồng. Điều đó thể hiện uy quyền của nhà nước đối với các vùng tự trị, tự do tương đối. Theo Hậu Hán thư , Mã Viện, tướng nhà Hán đã dập tắt cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng vào khoảng năm 40-43, đã thu và nấu chảy trống đồng của các thủ lĩnh địa phương. Điều đó cũng cho thấy ý nghĩa chính trị của trống đồng Đông Sơn những ngày này.

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com