Tác giả bàn về cách thưởng thức cốm:
- Mua cốm đòi hỏi bàn tay “nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve”, “phải kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng và sự nhẫn nại của thần Lúa” chứ không nên “thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy”.
- Phong thái khi ăn: “ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”. Có như vậy mới cảm hết được hương thơm vị ngọt, sự tươi mát của lúa non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Hương vị của cốm còn có “mùi thơm ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một,..”.
=> Người thưởng thức cốm sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, tươi sáng hơn nếu mua cốm một cách có văn hoá. Phong cách ăn cốm, thưởng thức cốm cũng là một nét đẹp của người Hà Thành. Sự cầu kì trong cách diễn đạt và biểu cảm của Thạch Lam đã tô đậm chất thơ và nâng việc thụ cảm cốm lên tầm văn hoá, nghệ thuật, nhân văn.