Soạn chi tiết Ngữ văn 12 KNTT bài 2 Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung)

Hướng dẫn giải chi tiết bài 2 Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung) bộ sách mới Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

I. TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Trong lịch sử và trong cuộc sống đời thường, có những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục, kính trọng. Hãy kể về một thất bại như thế và cho biết điều gì gây ấn tượng với bạn.

Bài làm chi tiết: 

Tôi muốn đề cập đến một thất bại mà được người đời nể phục, kính trọng là thất bại của Nelson Mandela trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh cho sự công bằng và đối xử bình đẳng.

Nelson Mandela đã bị bắt và bị kết án tù chung thân vào năm 1964 do hoạt động chống lại chính quyền phân biệt chủng tộc của chế độ apartheid. Thời gian ông dành trong tù giam kéo dài tới 27 năm, trong đó ông bị cách ly và chịu những điều kiện khắc nghiệt. Mặc dù ông bị hạn chế tự do vật chất, nhưng ông không bao giờ từ bỏ tình yêu thương và lòng nhân ái.

Điều gây ấn tượng mạnh với tôi là sau khi được thả tự do vào năm 1990, Mandela không trở thành một người tràn đầy oán hận và muốn trả thù. Thay vào đó, ông đã lựa chọn con đường hòa giải và xây dựng một xã hội đa văn hóa và công bằng cho tất cả mọi người ở Nam Phi.

Nelson Mandela đã chơi vai trò quan trọng trong quá trình chuyển giao hòa bình và đặt nền móng cho một chế độ dân chủ mới ở Nam Phi. Ông đã trở thành tổng thống đầu tiên của Nam Phi được bầu chọn dân chủ và đã lãnh đạo đất nước từ năm 1994 đến 1999. Ông đã thể hiện khả năng tha thứ và sự dung hòa, giúp Nam Phi tránh được một cuộc xung đột dài và khôi phục lòng tin và đoàn kết trong cả nước.

Thất bại ban đầu của Nelson Mandela trong việc đánh bại chế độ phân biệt chủng tộc có thể là một biểu hiện của thất bại tạm thời, nhưng sự kiên trì, lòng nhân ái và tầm nhìn của ông đã tạo ra một tác động vĩ đại và sâu sắc trong lịch sử. Thành tựu của ông không chỉ là niềm tự hào của người dân Nam Phi mà còn là một nguồn cảm hứng và mẫu gương cho thế giới.

II. ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi: Hình dung thời gian, không gian ở hai câu thơ đầu. 

Chú ý:

- Các hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình. 

- Biện pháp tu từ đối ở hai liên thơ giữa.

Bài làm chi tiết: 

Thời gian, không gian ở hai câu thơ đầu là :

- Thời gian: Mở đầu bài thơ, Đặng Dung phản ánh được tình hình thế sự của nước ta vào những năm 1407 – 1409 khi quân Minh kéo vào đóng chiếm Đại Việt. 

- Không gian: Rộng lớn mênh mang bao trùm cả xã hội lúc bấy giờ trong cơn biến loạn dữ dội, thế sự đảo điên trong sự bất lực. Thời thế loạn lạc với sự ngông cuồng cướp phá của giặc xâm lược. 

CÁC HÌNH ẢNH THỂ HIỆN HOÀN CẢNH, KHÁT VỌNG, TÂM TRẠNG CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH

+ "Thế sự du du": việc đời dằng dặc, rối bời => công cuộc chống quân Minh , giành lại non sông xã tắc – một công việc vô cùng lớn lao, khó khăn vì nước đã mất, quân thù đang mạnh, ta thì lực ít, quân mỏng.

+ "nại lão hà": già mất rồi => tựa như một lời than, một nỗi băn khăn kèm theo tiếng thở dài có phần lực bất tòng tâm. 

+ "Vô cùng thiên địa nhập hàm ca": tác giả giải tỏa nỗi buồn bằng ca hát và say sưa trong chén rượu tiếng đàn

=> Thông qua các hình ảnh có thể thấy việc đời còn rối bời, ờ mịt mà nhà thơ đã có tuổi cao. Từ đó, tạo nên một bi kịch: lực bất tòng tâm. Tình cảnh ấy khiến người anh hùng trở nên cô đơn, cô độc, mang theo giọng điệu buồn bã trước không gian bao la, hỗn loạn của thời thế. 

BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI Ở HAI LIÊN THƠ GIỮA

- Đối từ loại:

+ Danh từ: thời lai >< vận khứ

+ Danh từ: đồ điếu >< anh hùng

+ Cụm danh từ: thành công dị >< ẩm hận đa

+ Danh từ: hữu >< vô

+ Danh từ: thiên >< địa

- Đối thanh:

+ lai >< khứ (B – T)

+ điếu >< hùng (T – B)

+ công >< hận (T – B)

+ chủ >< bình (T – B)

+ hoài >< lộ (B – T)

+ địa >< thiên (T – B)

=> Nghệ thuật đối giúp lời thơ thể hiện rõ nét nỗi buồn tủi, đắng cay và uất hận. “Đã gặp thời thì anh hàng thịt, người câu cá cũng dễ làm nên công lớn. Chứ vận đã hết thì anh hùng cũng chỉ uống nhiều hận mà thôi”, một triết lí thật đau xót nhưng có lẽ nó vẫn đúng đến thời nay. Và ở đây, chính tác giả là người anh hùng lỡ vận ấy: Người anh hùng đã không may mắn gặp thời vận để có cơ hội mang sức mạnh, tài trí của mình ra cứu nước, giúp đời. Nay thời vận đã qua, tuổi già cũng vừa đến, cứu người anh hùng (tác giả) chỉ còn biết nuốt hận, bó tay trước thời cuộc mà thôi. Dù mang trong mình ý chí lớn nhưng đành bất lực tòng tâm.

=> Người ôm mộng lớn đã những muốn giúp chúa nâng trục trái đất, muốn rửa giáp binh nhưng không có lối để kéo tuột sóng ngân hà xuống. Hình ảnh thơ kì vĩ làm sao. Tác giả mong muốn được mang sức mình xoay chuyển thời thế, giúp chúa đánh giặc góp phần đem lại nền thái bình cho nhân dân, đất nước. Ước mong lập công ấy thật cao quý và nó cũng là mục đích của những nam nhi thời bấy giờ. Lập công chính là làm nên sự nghiệp lớn với đời, giúp ích cho đất nước. Có như vậy, người nam tử mới được lưu danh sử sách. Ước muốn lập nên sự nghiệp lớn, có được công danh là khao khát muôn đời của biết bao nam nhi. Biết bao lời thơ đã bày tỏ khát vọng đó.

III. SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của bài thơ.

Bài làm chi tiết: 

Thể thơ và nhân vật trữ tình của bài thơ :

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- Nhân vật trữ tình: Nhà thơ

Câu 2: Hình ảnh nào trong bốn câu thơ đầu đã gợi ra được hoàn cảnh – tình thế của nhân vật trữ tình? Hoàn cảnh – tình thế đó có đặc điểm gì?

Bài làm chi tiết: 

- Hình ảnh gợi ra được hoàn cảnh – tình thế của nhân vật trữ tình: "thế sự du du" – "nại lão hà"

- Hoàn cảnh – tình thế đó là: “Thế sự du du” phản ánh được cái dằng dặc, phức tạp của xã hội trong cơn biến loạn dữ dội. Thời thế đảo điên với sự ngông cuồng cướp phá của giặc đã khơi dậy sự bất bình sâu sắc, nhà thơ khát khao được nhập cuộc, góp phần công sức cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ non sông, đất nước nhưng đành bất lực trong tiếng thở dài vì tuổi đã già. 

Câu 3: Nhân vật trữ tình có những cảm xúc, suy nghĩ gì khi đối diện với hoàn cảnh – tình thế đó?

Bài làm chi tiết: 

- Câu thơ mang hình thức của câu hỏi đã thể hiện sự trăn trở, day dứt khôn nguôi của người anh hùng mang hoài bão lớn nhưng lỡ thời, lực bất tòng tâm.

Câu 4: Trong hai câu luận, tác giả đã sử dụng biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng. Hãy giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng (xoay trục đất, rửa binh khí, kéo sông Ngân…) và nêu cảm nhận về nỗi lòng của nhân vật trữ tình. 

Bài làm chi tiết: 

- Để nói lên chí khí, khát vọng của bản thân, Đặng Dung đã sử dụng hai hình ảnh kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ là “phù địa trục” và “vấn thiên hà”. Đó là khát vọng thành thực, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của người anh hùng Đặng Dung. Nhà thơ khát khao xoay chuyển trái đất, xoay vần thế sự, mong muốn được đóng góp sức lực,. tài năng cho sự nghiệp cứu nước của vua chúa.

Câu 5: Phân tích ý nghĩa của hình ảnh người tráng sĩ mài gươm trong hai câu kết.

Bài làm chi tiết: 

- Hình ảnh người anh hùng mài kiếm dưới ánh trăng mang đến bao xúc động, dù mái đầu đã bạc theo thời gian nhưng chí khí của người anh hùng Đặng Dung chưa lúc nào vơi bớt, lí tưởng cứu nước cứu đời vẫn mãi sục sôi. Ý chí nam nhi luôn được thôi thúc mãnh liệt. Hình ảnh “long tuyền” (gươm báu) ẩn dụ cho khát vọng giết giặc, trả mối thù cho đất nước, mang đến thái bình thịnh trị cho nhân dân đã làm nổi bật tấm lòng đẹp đẽ, cao cả của Đặng Dung. Đây cũng là hai câu thơ đẹp nhất, chói sáng hào khí đông a trong thơ văn Lý - Trần.

Câu 6: Nêu một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ.

Bài làm chi tiết: 

Biểu hiện phong cách cổ điển trong bài thơ :

- Chủ đề: anh hùng trong lịch sử 

- Đề tài: tâm sự người tráng sĩ trước vận nước.

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- ….

KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài.

Bài làm chi tiết: 

Bình luận về bài thơ Đặng Dung, nhà thơ Lý Tử Tấn đã từng nhận xét “Phi hào kiệt chi sĩ bất năng” (Không phải kẻ sĩ hào kiệt thì không làm nổi). Quả  thực vậy, bằng tấm lòng yêu nước cao đẹp cùng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của “kẻ làm trai”, Đặng Dung trong Cảm hoài đã thể hiện được khát khao cống hiến, cứu nước giúp đời, đồng thời thể hiện tâm trạng xót xa, đau khổ khi chưa kịp hoàn thành nghiệp lớn thì tuổi già đã đến. Mở đầu bài thơ, Đặng Dung đã phản ánh được tình hình thế sự của nước ta vào những năm 1407 – 1409 khi quân Minh kéo vào đóng chiếm Đại Việt. Bất bình trước sự cuồng loạn của giặc Minh, mong muốn được mang sức lực ra cứu nước, cứu đời nhưng bất lực vì tuổi đã già. Nhìn thế sự đảo điên trong sự bất lực, bi kịch của người anh hùng lỡ thời thể hiện rõ nét qua hai câu thơ đầu tiên của bài: “Thế sự du du nại lão hà, Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.” (Sự đời dằng dặc mà ta già rồi, biết làm sao đây Trời đất mênh mông thu vào trong cuộc rượu hát nghêu ngao) “Thế sự du du” phản ánh được cái dằng dặc, phức tạp của xã hội trong cơn biến loạn dữ dội. Thời thế đảo điên với sự ngông cuồng cướp phá của giặc đã khơi dậy sự bất bình sâu sắc, nhà thơ khát khao được nhập cuộc, góp phần công sức cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ non sông, đất nước nhưng đành bất lực trong tiếng thở dài vì tuổi đã già. Câu thơ mang hình thức của câu hỏi đã thể hiện sự trăn trở, day dứt khôn nguôi của người anh hùng lỡ thời có chí lớn nhưng lực bất tòng tâm. Đó chính là cái chí lớn của người anh hùng. 

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 kết nối bài 2 Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng,  soạn ngữ văn 12 kết nối tri thức tập 1, soạn bài 2 Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng ngữ văn 12 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 tập 1 KNTT mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com